Đánh giá chung về đội ngũ và phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (Trang 62 - 67)

trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

2.5.1. Những kết quả đạt được

- ĐNGV phần lớn trẻ nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, gắn bó với nghề, có ý thức tự học vươn lên, vượt khó nhạy bén với cái mới, đoàn kết chia sẻ với đông nghiệp.

- Chất lượng đội ngũ từng bước được cải thiện, công tác sắp xếp bố trí đội ngũ được quan tâm, những giáo viên có năng lực quản lý đều được đề bạt và cơ cấu vào vị trí lãnh đạo, quản lý nhà trường. Những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt được phân công dạy các lớp chất lượng cao, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, Ôn thi vào trung học phổ thông, làm công tác chủ nhiệm. Đây cũng là biện pháp kích thích sự sáng tạo của mỗi giáo viên và rèn luyện họ trong nhiều tình huống khác nhau để họ bộc lộ những năng lực tiềm ẩn của bản thân, giúp họ vươn lên hoàn thiện mình.

- Công tác tuyển dụng giáo viên của nhà trường mặc dù được tự chủ hoàn toàn nhưng cũng đã đóng vai trò nhất định trong việc bổ nhiệm vào ngạch viên chức tại địa phương giáo viên được bố trí sau khi hết thời gian thử việc phải có nhận xét của nhà trường về phẩm chất đạo đức chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng được yêu

56

cầu công tác và đề nghị UBND huyện phòng giáo dục và đào tạo quyết định bổ nhiệm ngạch chính thức.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng được các nhà trường chú trọng, các chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung được đảm bảo tạo động lực cho giáo viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao yêu nghề mến trẻ.

- Việc xây dựng môi trường sư phạm thân thiện và môi trường pháp lí được chú trọng, ĐNGV có điều kiện để phát triển trí tuệ, tài năng và sức sáng tạo một cách công bằng đảm bảo thấu tình đạt lí, tạo được sự đoàn kết và đồng thuận cao trong hội đồng sư phạm nhà trường.

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

- Chất lượng và hiệu quả giáo dục của Đắk Glong còn thấp so với mặt bằng chung; tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp; tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao, công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu, còn hạn chế về năng lực quản lý, điều hành. Chất lượng giáo dục nhìn chung chưa đồng đều và bền vững đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.

- Cơ cấu ĐNGV còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, số lượng trên chuẩn còn rất thấp, sự mất cân đối về tỉ lệ giữa các bộ môn, giáo viên còn thiếu so với qui định, đội giáo viên hầu hết là trẻ, ít giáo viên nòng cốt. Chất lượng ĐNGV còn nhiều hạn chế, một số giáo viên đào tạo tại chức năng lực chuyên môn còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy vẫn phải bố trí lên lớp, chưa có cách giải quyết. ĐNGV chưa cố gắng cao trong việc tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực để theo kịp sự phát triển của xã hội hiện nay.

- Việc phân công, sử dụng giáo viên của lãnh đạo nhà trường còn mang tính chủ quan, mệnh lệnh, đôi lúc áp đặt hoặc còn mang nặng cảm tính của lãnh đạo nhà trường, chưa thực sự đảm bảo tính dân chủ, đôi khi còn không căn cứ vào năng lực chuyên môn và hiệu quả công tác. Điều này làm cho một bộ phận giáo viên bị động trong việc lên kế hoạch giữa công việc nhà trường và công việc cá nhân, làm cho

57

giáo viên tâm trạng gò ép khi nhận nhiệm vụ, ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả công việc của ĐNGV.

- Nhu cầu được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ của ĐNGV và khả năng đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng chưa cao nên hạn chế việc nâng cao chất lượng đội ngũ.

- Việc đánh giá, xếp loại đội ngũ còn nhiều bất cập, việc nghiên cứu đánh giá về tình hình đội ngũ để xây dựng chiến lược phát triển hoặc để có những quyết sách chưa được quan tâm đúng mức.Chế độ tiền lương được cải thiện đáng kể, song sự biến động về thị trường, giá cả theo chiều hướng ngày càng tăng làm cho đời sống của giáo viên ngày càng gặp nhiều khó khăn, thu nhập chưa đảm bảo cho giáo viên ổn định đời sống, để họ toàn tâm toàn ý với nghề. Việc khai thác năng lực tiềm tàng của đội ngũ giáo viên còn hạn chế do việc sắp xếp, bố trí đội ngũ, chế độ đãi ngộ nhiều khi chưa hợp lí.

- Công tác xây dựng môi trường sư phạm và môi trường pháp lí cho đội ngũ giáo viên phát triển chưa được tốt; việc bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại, nhiều khi còn mang tính hình thức, nể nang chưa phản ánh đúng thực chất năng lực và sự cống hiến của giáo viên.

* Nguyên nhân

- Ngành GD&ĐT huyện Đắk Glong trong đó có giáo dục THCS luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện; sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể trong huyện, sự cộng tác của đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành giáo dục. Đội ngũ CBQL giáo dục nhiệt tình, có năng lực. ĐNGV ham học hỏi đạt tới trình độ chuẩn và trên chuẩn. Được sự quan tâm của toàn xã hội, nhân dân huyện Đắk Glong.

- Khó khăn trong phát triển giáo dục THCS huyện Đắk Glong có nguyên nhân chính đó là đời sống vật chất của nhân dân trong huyện còn chưa cao, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, việc đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương cho ngành giáo dục rất hạn hẹp. ĐNGV không đồng bộ về cơ cấu bộ môn, một bộ phận

58

tiếp cận với công nghệ thông tin còn chậm, đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế. Một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em.

- Còn có một số giáo viên năng lực chuyên môn yếu, chưa có ý thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao còn hạn chế, luôn trông chờ ỷ lại vào tập thể, họ coi vào được biên chế là được “bảo hiểm trọn đời”. Một số giáo viên có năng lực chuyên môn nhưng nhiều khi chưa nhiệt tình và sang tạo trong công việc, không có chí tiến thủ và không muốn đóng góp, sống an phận thủ thường hay sống theo hướng “Mũ ni che tai”

Với những thuận lợi và khó khăn, cùng nguyên nhân nói trên đặt ra cho các trường THCS huyện Đắk Glong nhiều thách thức nhưng cũng không ít cơ hội. Để phát triển ĐNGV được tốt cần có những giải pháp phù hợp để phát huy những ưu điểm và khắc phục một cách hiệu quả những hạn chế yếu kém nói trên.

Tiểu kết chương 2

Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được đẩy mạnh, việc đặt ra những yêu cầu mới về vai trò của ĐNGV ngày càng trở lên cấp thiết, đặc biệt khi Việt Nam đang thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành năm 2018. Qua nghiên cứu lý luận và thự hiện khảo sát thực tiễn về công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắc Nông chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau: (1) Đội ngũ giáo viên THCS hiện có của huyện cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của ngành và từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương; (2) Qua đánh giá và phân tích thực trạng đội ngũ GV THCS theo từng đơn vị trường học có thể nhận thấy bên cạnh những ưu điểm nổi bật như đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, trình độ được đào tạo của đội ngũ cơ bản đã đạt chuẩn,...thì vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập về cơ cấu, độ tuổi, và năng lực chuyên môn của đội ngũ vẫn cần được quan tâm, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục; (3) Về mặt cơ chế chính sách cho việc phát triển đội ngũ GV THCS hiện vẫn còn một số vướng mắc, chưa thực sự phân cấp quản lý đến các cơ sở giáo dục; (4) Công tác tuyển chọn

59

phân công, sử dụng chế độ bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ Giáo viên, Công tác kiểm tra đánh giá thi đua khen thưởng mặc dù đã được tổ chức, thực hiện thường xuyên nhưng ở một số công đoạn còn chưa thật hợp lý, cần điều chỉnh lại để có thể đạt hiệu quả cao hơn; (5) Công tác phát triển đội ngũ ở tầm chiến lược còn cưa thực sự được các nhà trường trú trọng; (6) Việc xây dựng môi trường làm việc nói chung, văn hóa nhà trường nói riêng trong các cơ sở giáo dục tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa thực sự tạo ra được động lực cho sự phát triển nguồn nhân lực giáo dục của đại phương.

60

Chương 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG BỐI CẢNH

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)