Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (Trang 45 - 48)

Glong, tỉnh Đắk Nông

2.3.1. Thực trạng số lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở của huyện Đắk Glong

- Thực trạng số lượng trường, lớp, học sinh năm học 2021- 2022

Qua bảng tổng hợp số lượng trường, lớp học sinh bậc trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong năm học 2021 - 2022 (Phụ lục 3) cho thấy mạng lưới các đơn vị trường THCS được phấn bố rộng khắp tại các đơn vị hành chính cấp xã, ít nhất mỗi đơn vị hành chính cấp xã có 01 trường THCS (03 xã có 02 trường THCS). Tuy nhiên do địa hình đồi núi chia cắt, mật độ sinh sống của người dân tại các xã không đồng đều dẫn đến học sinh tại các đơn vị trường học trên địa bàn huyện có sự chênh lệch rõ rệt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác bố trí GV, CBQL [58] [59].

- Số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo môn học của huyện Đắk Glong trong năm học 2021 - 2022, cụ thể:

Theo Phụ lục 4 thực trạng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở của huyện Đắk Glong về mặt số lượng và cơ cấu theo bộ môn cho thấy số lượng giáo viên phân bổ chưa đồng đều giữa các đơn vị trường học. Tình trạng thiếu giáo viên, thừa/thiếu giáo viên cục bộ vẫn diễn ra tại các đơn vị trường học, nguyên nhân chính là số lượng học sinh giữa các đơn vị có sự chênh lệch rất lớn. Đối với các đơn vị ít học sinh thì công tác bố trí đủ giáo viên bộ môn để giảng dạy là không thể vì

39

vượt quá định mức quy định, mặt khác một số giáo viên thực hiện công tác giảng dạy chưa đảm bảo số giờ dạy theo quy định.

- Trình độ đào tạo chuyên môn của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của huyện Đắk Glong, cụ thể:

Bảng 2.2. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

TT Đơn vị Tổng số Trình độ đào tạo Tiến Thạc Đại học Cao đẳng Ghi chú TỔNG SỐ 210 0 1 152 57 1 THCS Nguyễn Du 34 0 1 26 7

2 THCS Phan Chu Trinh 15 0 0 10 5

3 THCS Chu Văn An 20 0 0 16 4

4 THCS Hoàng Văn Thụ 46 0 0 27 19

5 THCS Quảng Hòa 21 0 0 19 2

6 PTDTBT THCS Đăk R'măng 17 0 0 10 7

7 Trường THCS Đăk Nang 24 0 0 21 3

8 Trường TH&THCS Đắk Plao 14 0 0 10 4

9 Trường TH&THCS Trần Quốc Toản 10 0 0 8 2

10 Trường TH &THCS Võ Thị Sáu 9 0 0 5 4

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong, 2021)

Trình độ đào tạo chuyên môn của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của huyện Đắk Glong qua bảng thống kê cho thấy trình độ đào tạo chuyên môn của giáo viên cơ bản đáp ứng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, 57 giáo viên trình độ chuyên môn cao đẳng đang theo học các lớp đại học.

- Thâm niên công tác và độ tuổi của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở của huyện Đắk Glong, cụ thể:

Thâm niên công tác và độ tuổi của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong trong độ tuổi trẻ, chủ yếu dưới 45 tuổi, điều này là điểm

40

mạnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông mới (Phụ lục 5)

- Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong, cụ thể:

Bảng 2.3. Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên

TT Đơn vị Tổng số giáo viên Nữ

Giáo viên theo kết quả đánh giá viên chức

Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành nhưng hạn chế năng lực Không hoàn thành nhiệm vụ Sl TL Sl TL Sl TL Sl TL TỔNG SỐ 210 142 69 33% 137 65% 3 1% 1 0,48% 1 PTDTBT THCS Đăk R'măng 17 12 9 53% 8 47% 0 0% 0 0,00% 2 THCS Chu Văn An 20 16 8 40% 12 60% 0 0% 0 0,00% 3 THCS Hoàng Văn Thụ 46 27 12 26% 34 74% 0 0% 0 0,00% 4 THCS Nguyễn Du 34 28 12 35% 20 59% 2 6% 0 0,00% 5 THCS Phan Chu Trinh 15 9 3 20% 12 80% 0 0% 0 0,00% 6 THCS Quảng Hòa 21 11 5 24% 16 76% 0 0% 0 0,00% 7 TH&THCS Trần Quốc Toản 10 10 7 70% 3 30% 0 0% 0 0,00% 8 TH&THCS Võ Thị Sáu 9 4 1 11% 8 89% 0 0% 0 0,00% 9 THCS Đăk Nang 24 15 9 38% 14 58% 1 4% 0 0,00% 10 TH&THCS Đắk Plao 14 10 3 21% 10 71% 0 0% 1 7,14%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong, 2021)

Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắk Glong trong bảng cho thấy đa số giáo viên đạt mức hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định. Đây là điểm mạnh của giáo viên trong quá trình công tác cũng như phấn đấu đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề ghiệp đáp ứng chương trình phổ thông mới.

41

2.3.2. Thực trạng giáo viên các nhà trường đối chiếu với các quy định về nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước

Quy định về số lượng giáo viên tại các đơn vị trường học tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Căn cứ vào Phụ lục 6,7 và Công văn số 39/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 08/01/2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc tính toán nhu cầu đào tạo giáo viên từ năm 2018-2023 theo chương trình giáo dục phổ thông mới [58] [59].

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đắc Glong vấn đề thiếu giáo viên vẫn còn diễn ra, mặc dù vấn đề này đã được đề cập nhiều năm nay. Bước vào năm học 2021 - 2022, trước thực trạng thiếu giáo viên, nhiều trường trên địa bàn huyện Đắk Glong đã phân công dạy kê, dạy gác để vừa đảm bảo qui định, vừa đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Riêng đối với các khối lớp áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới được ưu tiên mọi mặt, tạo thuận lợi tối đa hoàn thành mục tiêu chương trình.Trong 5 năm học gần đây, bậc TH&THCS bố trí giáo viên dạy kê, dạy gác để đảm bảo chương trình, đặc biệt là các môn Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân...Thiếu giáo viên buộc ngành giáo dục xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục trực thuộc.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)