Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (Trang 67)

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đưa ra có tính hệ thống, nó được xác định trên một trục chung là phát triển nguồn nhân lực của cấp THCS. Các vấn đề tất yếu có liên quan như sử dụng nguồn nhân lực (tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đánh giá, đãi ngộ, kế hoạch hóa sức lao động...) và môi trường nguồn nhân lực (tạo môi trường văn hóa, môi trường sẵn sàng làm việc, mở rộng quy mô công việc, phát triển tổ chức, ...) đều được đề cập.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đề xuất trên cơ sở được xem xét, kế thừa những kết quả đã đạt được trong thực tiễn công tác phát triển đội ngũ GV của nhà trường; một số biện pháp có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lại trong một khung lý luận chung của đề tài về những ý tưởng sáng tạo đã được nhiều địa phương áp dụng. Nguyên tắc này còn thể hiện ở sự kế thừa các kết quả của nghiên cứu đã có, đặc biệt là khoa học phát triển nguồn nhân lực nói chung.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Một biện pháp khi đưa ra đều phải cân nhắc đến tính vừa sức với các cân đối vật chất hiện có; và biện pháp nào đưa đến kết quả cao nhất với đơn vị chi tiêu tài chính nhỏ nhất, sẽ được lựa chọn. Các yếu tố xã hội, môi trường, cơ chế hoạt động của nhà nước đang chi phối... cũng được tính đến, tránh những tổn thất không đáng có xảy ra.

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh đổi mới giáo dục huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh đổi mới giáo dục

3.2.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo các nhà trường xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Có quy hoạch tổng thể về đội ngũ giáo viên của trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với quy mô học sinh, quy mô trường lớp và yêu cầu về phát

61

triển giáo dục trung học. Có cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu chuyên môn, tiếp nhận giáo viên biệt phái, tăng cường từ các trường khác trong huyện.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đạt chuẩn giáo viên trung học cơ sở theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Thông tư 22/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 16/9/2015 quy định về mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hệ công lập.

Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên nhà trường dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thực trạng tình hình phát triển giáo dục THCS tại địa phương, tình hình đội ngũ giáo viên, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn... từ đó đề ra các kế hoạch đồng bộ điều chỉnh đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục bền vững.

Hiệu trưởng lập kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường, quy hoạch giáo viên theo từng năm kế hoạch trong thời gian 5 năm, định hướng 10 năm. Xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu loại hình; xây dựng quy hoạch bộ máy tổ chức, lãnh đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận đội ngũ giáo viên cốt cán, lãnh đạo các đoàn thể; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, trình độ, năng lực.

Đưa ra các kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý đội ngũ giáo viên THCS như UBND huyện và Phòng GD&ĐT huyện. Kiểm tra, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng và hoàn thiện về quy hoạch để phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng.

3.2.1.3. Cách thức tổ chức thực hiện:

Dựa vào kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2025 và định hướng 2030 của UBND huyện Đắk Glong và phòng Giáo dục Đào Tạo huyện Đắk Glong. Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên của các trường THCS huyện Đắk Glong về số lượng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất năng lực và kế hoạch phát triển

62

giáo dục của nhà trường. Dự kiến các nguồn lực thực hiện kế hoạch (nhân lực, vật lực, tài lực) Hiệu trưởng thành lập tổ xây dựng kế hoạch do hiệu trưởng phụ trách, tham mưu với UBND xã, phòng nội vụ huyện, UBND huyện tuân thủ sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và Đào tạo để xây dựng các kế hoạch trung hạn và dài hạn cho phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu đội ngũ giáo viên của nhà trường, đồng thời cần rà soát đội ngũ, cử đi đào tạo đạt chuẩn và nâng tỷ lệ trên chuẩn đảm bảo phù hợp, cân đối giữa các bộ môn. Xây dựng kế hoạch gồm 2 giai đoạn: Xây dựng kế hoạch sơ bộ và kế hoạch chính thức. Kế hoạch sơ bộ có thể xây dựng từ kế hoạch các bộ phận, các tổ chuyên môn. Kế hoạch sơ bộ sau khi được xây dựng xong đưa ra tập thể bàn bạc, góp ý kiến, tổ kế hoạch chỉnh sửa bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch, hiệu trưởng trình cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Ban giám hiệu các nhà trường mà trước hết là hiệu trưởng phải dự báo sát được tình hình gia tăng dân số tự nhiên và cơ học, dự báo được sự phát triển về quy mô học sinh, nhóm lớp, giáo viên cần có của trường mình. Cần nắm rõ các văn bản của Đảng, Nhà nước qui định về việc tuyển chọn giáo viên. Phải có sự thống nhất cao trong ban giám hiệu các nhà trường để lập kế hoạch đề nghị các cấp lãnh đạo về việc tuyên dụng giáo viên cho nhà trường. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giưa phòng GD - ĐT và phong Nội vụ huyên. Trong các bản báo cáo, kế hoạch đề xuất chỉ tiêu giáo viên: hiệu trưởng phải có tiêu chí rõ ràng, cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và với tình hình thực tế của ngành về công tác tuyển dụng; Hiệu trưởng nhà trường phải có dự báo tương đối chính xác số lượng học sinh với số lượng giáo viên cảu năm học tiếp theo.

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới xây dựng quy trình tuyển dụng giáo viên trung học cơ sở

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm tuyển chọn giáo viên để đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo định mức, đảm bảo hợp lý về cơ cấu các bộ môn và từng bước nâng cao vững chắc chất

63

lượng đội ngũ. Khắc phục tình trạng thiếu hụt giáo viên dạy những môn đặc thù của huyện Đắk Glong còn thiếu do chuyển công tác, nghỉ hưu.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Việc tuyển dụng giáo viên cần thực hiện đồng bộ hoá từ khâu xác định chỉ tiêu, bộ môn tuyển dụng, đối tượng tuyển dụng, hình thức tuyển dụng trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng hằng năm. Kết hợp tốt các hình thức tuyển dụng vừa xét tuyển kết hợp với thi tuyển nhằm đảm bảo tuyển dụng được những giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ bổ sung vào ĐNGV. Hình thức xét tuyển để áp dụng tuyển thẳng những giáo sinh tốt nghiệp loại giỏi trở lên và giáo sinh có trình độ thạc sĩ chuyên môn cần tuyển dụng ở những trường đào tạo có uy tín đươc ̣ Bô ̣GD&ĐT công nhâṇ. Hình thức thi tuyển dành cho đối tượng đảm bảo trình độ chuẩn theo quy định trở lên, kết hợp thi viết và thi vấn đáp. Ngoài nội dung thi kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, cần có thêm thi trình độ ngoại ngữ, tin học (trong đó kiến thức chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ sư phạm nhân hệ số 2; thi nghiệp vụ sư phạm với hình thức dạy thực hành trên lớp). Việc tổ chức các kỳ xét tuyển, thi tuyển giáo viên cần đảm bảo tính khách quan, tính khoa học. Hội đồng xét tuyển, thi tuyển phải được lựa chọn là những người thật sự công tâm, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cao. Các tiêu chí để xét tuyển, trúng tuyển cần được công khai rộng rãi.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Phòng GD&ĐT cần phối hợp chặt chẽ với Phòng Nội vụ, giúp UBND huyện thực hiện tốt việc vận dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho những CBQL, giáo viên sức khoẻ yếu, trình độ chuyên môn còn bất cập, sắp đến tuổi nghỉ hưu động viên về nghỉ hưu trước tuổi có như vậy mới có thể tuyển dụng được giáo viên phù hợp với yêu cầu tuyển dụng hiện nay. Việc bổ nhiệm CBQL các nhà trường cũng cần được cải tiến, áp dụng thí điểm hình thức thi tuyển để tiến tới xây dựng quy trình bổ nhiệm thật phù hợp với tình hình địa phương. Việc phân công ĐNGV đảm bảo hợp lý, đồng bộ về cơ cấu các bộ môn giữa các trường và trong toàn huyện.

84

38. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

39. Phan Văn Kha (2007), Quản lý nhà nước về giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

40. Phan Văn Kha - Nguyễn Lộc (2012), Khoa hoc GDVN từ đổi mới đến nay,

Nxb ĐHQG.

41. Phan Văn Kha (2014), Đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam - một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb ĐHQG.

42. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XXI: Chiến lược phát triển, Nxb GD.

43. Đặng Bá Lãm, (2005), QLNN về giáo dục - Lí luận và thực tiễn, Nxb CTQG. 44. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Người giáo viên thế kỷ XXI: Sáng tạo - hiệu quả,

Tạp chí dạy và học ngày nay (7), Hà Nội.

45. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

46. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, NXB chính trị quốc gia – 2002

47. Lê Đức Ngọc (2005), Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Dự án Đào tạo giáo viên THCS), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

48. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987). Giáo dục học tập 1. NXB giáo dục Hà Nội.

49. OECD (2002), Báo cáo đánh giá năng lực của đội ngũ giáo viên, Hà Nội. 50. Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc Cầu (2006), “Một số tiếp cận trong nghiên cứu

và phát triển đội ngũ GV”, Tạp chí Khoa học (8), tr. 35-38. 51. Quốc hội (2010), Luật Viên chức năm 2010, Hà Nội. 52. Quốc hội (2019), Luật Giáo dục năm 2019, Hà Nội. 53. Quốc hội (2019), Bộ Luật lao động năm 2019, Hà Nội.

85

57. UBND tỉnh Đắk Nông (2019), Kế hoạch số 255/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, Đắk Nông.

58. UBND huyện Đắc Glong (2021), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Đắk Nông.

59. UBND huyện Đắc Glong (2021), Báo cáo tình hình giáo dục huyện giai đoạn 2016 - 2020, Đắk Nông.

60. UBND huyện Đắc Glong (2021), Báo cáo tình hình giáo viên đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới, Đắk Nông.

61. Nguyễn Như Ý (2010), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb ĐHQG Tp HCM.

62. UNESCO (2016), Báo cáo chỉ số giáo dục của các nước Chấu Á - Thái Bình Dương, Nxb Trẻ, Hà Nội.

Tài liệu dịch, tài liệu tiếng Anh

63. Prof. Bernd Meier (2007), Management and leadership education.

64. Blackwell R, Blackmore p (2003), Towards Strategic Staff Development In Higher Education, McGraw-Hill Education (UK).

65. Michael Fullan, Andy Hargreaves (1992), Teacher development and educational change, Routledge. (Phát triển giáo viên và thay đổi giáo dục). 66. Mishra & Koehler (2006), Technological pedagogical content knowledge: A

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

(Dành cho cán bộ các phòng, ban trực thuộc UBND và CBQLGD các trường)

Nhằm góp phần phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện, Đắk Glong, tỉnh Đăk Nông đáp ứng yêu cầu phát triển giáo của địa phương và triển khai thực hiện CTGDPT 2018, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến chia sẻ của các đồng chí về một số vấn đề có liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực giáo dục ở cấp độ cơ quan quản lý cấp huyện với các nội dung dưới đây

Xin thầy/cô hãy đánh dấu (x) vào những ô phù hợp nhất với ý kiến của mình hoặc ghi tóm tắt ý kiến của riêng mình vào những chỗ (…)

Câu 1: Thầy/cô vui lòng cho biết sự quan tâm của mình về mức độ cần thiết của công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện, Đắk Glong, tỉnh Đăk Nông theo các nội dung sau:

TT Nội dung và tiêu chí xin ý kiến đánh giá Tốt Khá T. Bình Yếu

I. Thực hiện khảo sát các yếu tố có liên quan mật thiết đến phát triển đội ngũ GV THCS

1

Thực hiện khảo sát, thống kê số lượng học sinh cuối cấp tiểu học làm cơ sở cho việc dự báo số lượng GV cần thiết cho các nhà trường

2

Thường xuyên thực hiện thống kê, tính toán tỷ lệ giáo viên THCS đến tuổi nghỉ hưu, chuyển việc, bỏ việc… khỏi các trường THCS thuộc quyền quản lý của phòng GD

3

Thường xuyên thực hiện chỉ đạo các trường THCS trực thuộc xây dựng báo cáo công tác nhân sự của nhà trường về các mặt như số lượng, cơ cấu GV giữa các bộ môn

4

Thường xuyên thực hiện chỉ đạo các trường THCS trực thuộc xây dựng báo cáo công tác nhân sự của nhà trường về các mặt như chất lượng đội ngũ GV trên các mặt: trình độ được đào tao, năng lực của đội ngũ

5

Thường xuyên thực hiện chỉ đạo các trường THCS trực thuộc khảo sát và báo cáo về các mong muốn của đội ngũ GV, CBQL và nhân viên về đối với việc thực hiện đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng

TT Nội dung và tiêu chí xin ý kiến đánh giá Tốt Khá T. Bình Yếu

dạy, giáo dục, quản lý… đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục

6

Tham mưa cho các cơ quan QL xây dựng các chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực giáo viên chất lượng cao vào làm việc tại các trường

II. Công tác tuyển dụng giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu phát triển GD địa phương

1 Xác định nhu cầu tuyển dụng giáo viên cho

các trường THCS trong địa bàn quản lý

2

Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS của huyện dựa trên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giáo dục của Tỉnh Đắc Nông

3

Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS của huyện dựa trên khảo sát thực trạng cụ thể của các nhà trường THCS trực thuộc

4

Kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các cơ quan hữu quan liên quan thực hiện thồng báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại trụ sở của đơn vị

5

Xây dựng và phát hành mẫu hồ sơ dự tuyển theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền

6

Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển dụng theo đúng các quy định hiện hành của cơ quan quản lý nhà nước

7 Sàng lọc hồ sơ và thông báo KH tuyển dụng

đến các đối tượng đáp ứng đủ các yêu cầu 8

Tổ chức thi tuyển ( xét tuyển) theo đúng các quy định chung của cơ quan quản lý nhà nước và quy định cụ thể của chính quyền địa phương

9 Kết hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện

sàng lọc xác định người trúng tuyển 10

Thực hiện công bố công khai kết quả tuyển dụng với các hình thức và địa điểm theo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)