Trên những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài xây dựng và tổ chức nghiên cứu một số biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong TCDG theo quan điểm, mục tiêu giáo dục, kết quả mong đợi và nội dung của chương trình GDMN ban hành năm 2016 và bộ chuẩn giáo dục trẻ 5 tuổi. Đó là:
* Các quan điểm giáo giáo dục: HĐ và sự tích cực của trẻ em; Cá nhân hóa; giáo dục phát triển KNHT cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG.
Chương trình GDMN năm 2016 (Bộ GD&ĐT) đã đưa ra nội dung giáo dục KN, quan hệ xã hội như sau:“...Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình; mối quan hệ
giữa hành vi của trẻ và cảm xúc với người khác; lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, hành vi, lịch sự; tôn trọng, hợp tác, chấp nhận; quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn; nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng”- “sai”, “tốt”- “xấu".
* Các quan điểm giáo dục: HĐ và sự tích cực của trẻ em; Cá nhân hóa; giáo dục phát triển KNHT cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG.
* Với “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi”: Các chuẩn và chỉ số nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội.
3.1.1.1.Quan điểm tiếp cận tích hợp trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non
Xu hướng tiếp cận tích hợp trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non là yêu cầu cấp thiết của nước ta hiện nay. Trẻ em được phát triển thông qua các trò chơi, mà trò chơi nào cũng liên quan đến lĩnh vực kiến thức, KN. Vì vậy, chúng ta cần cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cho trẻ một cách tổng thể.
Theo quan điểm này, nội dung giáo dục tác động tổng thể đến sự phát triển của trẻ. Các mặt nhận thức, tình cảm xã hội, văn hóa thể lực... được đan quyện một cách gắn bó chặt chẽ trong một tổng thể thống nhất. Chương trình giáo dục quan tâm đến việc hoặc lồng ghép những mặt đa dạng của những kinh nghiệm, hiểu biết hơn là chú ý đến kiến thức, KN riêng lẻ.
HĐ vui chơi, đặc biệt là TCDG là HĐ chủ đạo của trẻ mầm non và được lồng ghép theo hướng tích cực phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý và khả năng phát triển của trẻ. Trong quá trình chơi trẻ tiếp thu kinh nghiệm xã hội ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đó là những kinh nghiệm mang tính tích hợp, cần thiết cho cuộc sống của trẻ.
3.1.1.2. Quan điểm tiếp cận hoạt động.
Các nhà tâm lý Xô Viết đã khẳng định “Nhân cách chỉ được hình thành trong HĐ và được thực hiện trong hành động” điều đó có nghĩa là trẻ phải tự HĐ để hình thành nhân cách cho chính mình.
Đổi mới nội dung chăm sóc – giáo dục cho trẻ mẫu giáo phải đảm bảo trẻ thực sự được HĐ. Những HĐ được tổ chức cho trẻ là các HĐ vui chơi, khám phá, tìm tòi, là các HĐ mà trẻ yêu thích như tham gia TCDG.
Các HĐ tổ chức cho trẻ phải đảm bảo tạo được sự phát triển tối đa cho trẻ, muôn vậy phải xem xét trẻ như một nhân cách trọn vẹn, có đặc điểm chung của độ tuổi, nhưng có nét riêng biệt tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh môi trường sống. Các HĐ tổ chức cho trẻ cũng phải đảm bảo các tác động hợp lý phải phù hợp với từng cá nhân đến vùng phát triển gần nhất của trẻ.
Vì vậy muốn hình thành và rèn KNHT cho trẻ thông qua TCDG, các nhàgiáo dục cần tổ chức các HĐ tích cực trong các môi quan hệ, các tình huống trò chơi theo các chuẩn mực hành vi, KN trong quá trình giao tiếp, tham gia các HĐ.
3.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Việc hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua TCDG cần phải chú ý đến đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ vì nó ảnh hưởng đến khả năng nhận thức động tác vận động, luật chơi, ... Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến khả năng tham gia trò chơi của trẻ để có thể tìm trò chơi phù hợp dành cho trẻ. Khi đó, TCDG sẽ được diễn ra một cách xuôn sẻ, và KNHT của trẻ cũng được hình thành dễ dàng hơn.
Việc đề xuất các biện pháp phát triển KNHT cho trẻ 5 -6 tuổi trong TCDG phải đảm bảo vai trò không thể thiếu của GV vì GV là người chủ đạo, hướng dẫn, tổ chức và tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực của chúng trong các HĐ trong trường mầm non. Đồng thời cũng cần coi trọng tính độc lập HĐ của trẻ vì trẻ chính là chủ thể tích cực trong HĐ của chính mình. Khi tổ chức các TCDG, GV cần phải dung hòa vai trò của mình và trẻ, không được lấn át vai trò chủ thể của trẻ.
Khi đề xuất biện pháp cần xác định rõ mục đích của việc tổ chức TCDG, đồ dùng đồ chơi cần thiết cho mỗi TCDG, môi trường và thời gian chơi, cách thức chơi, cách thức tổ chức TCDG cho trẻ như thế nào đế tạo điều kiện tốt nhất cho việc hình thành KNHT cho trẻ.
Các biện pháp phải đáp ứng được nhu cầu và hứng thú chơi của trẻ. Trước khi chơi, GV phải sử dụng các thủ thuật để tạo hứng thú chơi cho trẻ như tạo môi trường chơi với các đồ dùng đồ chơi hấp dẫn, tạo ra các tình huống có vấn đề thu hút trẻ chú ý vào HĐ. Để duy trì dược hứng thú đó cần có sự hỗ trợ của các dạng nghệ thuật cùng, với sự thay đổi vai chơi, trò chơi và các tình huống có vấn đề giúp trẻ có cơ hội tham gia chơi nhiều hơn.
Biện pháp tổ chức TCDG nhằm hình thành KNHT cho trẻ 5 - 6 tuổi cần phải phù hợp với thực tế hiện nay của địa phương, có như vậy các biện pháp đề
xuất mới không xa rời thực tế mà trái lại sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tóm lại, việc xây dựng các biện pháp tổ chức TCDG nhằm hình thánh KNHT cho trẻ 5 -6 tuổi cần phải hướng tới việc tạo mọi điều kiện cho trẻ được tham gia vào TCDG một cách tích cực, chủ động, giúp trẻ phát huy vai trò của chủ thể của mình trong TCDG. Bên cạnh đó phải tạo điều kiện nhận thức được vai trò tầm quan trọng của KNHT khi tham gia trò chơi nói chung và TCDG nói riêng, có như vậy kết quả việc giúp trẻ phát triển KNHT mới đạt được như mong muốn.
3.2.1. Sử dụng các biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian.
Khi tổ chức TCDG, đã tiến hành phối hợp một cách linh hoạt các biện pháp đề xuất trong nghiên cứu này nhằm giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG
Bảng 3.1. Tiêu chí khi chọn TCDG cho trẻ 5-6 tuổi
Tiêu chí Nội dung
1. Giá trị giáo dục của trò chơi
Các trò chơi cần giúp trẻ phát triển các mặt như thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kỹ năng xã hội, thẩm mỹ 2. Phù hợp với đặc
điểm của trẻ 5-6 tuổi
- về vận động:
* Thường đòi hỏi sự phối hợp đa dạng các hành động chơi hay sự phối hợp giữa các thành viên khi thực hiện nhiệm vụ chơi.
* Mức độ hình thành của các tố chất và kỹ thuật vận động như bền bỉ, khéo léo, nhanh nhẹn ...
- về nhận thức:
* Thường yêu cầu ở trẻ tính chủ định của các HĐ tâm lý (tri giác có chủ định, chú ý có chủ định, trí nhớ có chủ định ...); biết tư duy ( biết phán đoán, tính toán ...), sự
nhanh trí, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ chơi.
* Và một số phẩm chất quan trọng cần cho trò chơi chung như biết chia sẻ động viên lẫn nhau, nỗ lực cố gắng vì thành tích chung của đội ...
3. Có yếu tố vui nhộn, ngộ nghĩnh kích thích trẻ tham gia chơi
- Yếu tố ngộ nghĩnh gây cười.
- Yếu tố giả bộ, đậm chất tưởng tượng. - Yếu tố thi đua, thưởng phạt thú vị.
- Yếu tố thúc dục khích lệ như các câu hát đồng dao vui nhộn, phụ hoạ trong trò chơi.
- Cơ hội nỗ lực HĐ về trí tuệ hay thể chất. 4. Có thể cải biên trò chơi nhằm duy trì hứng thú và nâng cao tính tích cực của trẻ đến với trò chơi - Có thể điều chỉnh hành động chơi - Có thể bổ sung quy tắc chơi
- Có thể thay đổi một vài chi tiết tổ chức trò chơi.
Cải biên trò chơi nhưng không làm mất đi giá trị giáo dục cơ bản của trò chơi.
Theo bảng 3.1 Ta từ đó lựa chọn các TCDG để phù hợp phát triển KNHT cho trẻ 5-6 tuổi. Để đủa ra được các tiêu chí lựa các trò chơi phù họp xin ý kiến của GVMN và BGH để lưa chọn tiếu chí sát nhất với thực trạng trẻ tại trường.
3.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng họp tác cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi dân gian.
Dựa vào kết quả nghiên cứu chương 1 chương 2, đề tài đề xuất thực nghiệm một số biện pháp giáo dục KNHT cho trẻ 5-6 tuổi trong TCDG sau đây:
3.3.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường chơi hấp dẫn, kích thích trẻ tích cực tham gia chơi trò chơi dân gian nhằm phát triển kĩ năng hợp tác. gia chơi trò chơi dân gian nhằm phát triển kĩ năng hợp tác.
- GVMN hướng dẫn, gợi ý cho trẻ tự tổ chức các TCDG cùng nhau mà trẻ đã quen thuộc.
- Trẻ tự tổ chức các TCDG cùng các bạn thành nhóm, tổ... nhằm củng cố, ôn luyện các KNHT trong TCDG.
Ý nghĩa:
- Ở trẻ chỉ phát triển khi chúng được HĐ tích cực trong các mối quan hệ xã hội mà đầu tiên là HĐ cùng với nhóm bạn bè. Từ đó trẻ sẽ được phát triển các KN ở trẻ một cách tốt nhất.
- Muốn trẻ được phát triển tốt nhất như vậy thì việc chuẩn bị một môi trường tốt, có sự thú hút, kích thích trẻ là điều cần được thực hiện. Khi trẻ tham gia các HĐ cùng bạn bè nhằm kích thích bản năng ở trẻ được tốt hơn.
- Với các TCDG rất đa dạng và phong phú và dễ dàng để trẻ tiếp cận với các trò chơi này. Thường để tham gia chơi được cần nhiều trẻ khả năng giao tiếp; đàm phán; giúp đỡ; suy luận;..., từ đó trẻ sẽ phát triển KNHT tốt nhất. Là một trong số các KN vô cùng quan trọng đối với trẻ 5 - 6 tuổi.
Cách tiến hành:
- GV chuẩn bị môi trường vật chất: bày các dụng cụ, đồ chơi TCDG chung cho cả nhóm chơi như: dây, mũ đội đầu, nệm, cờ, mo cau, ngựa tre, sỏi...
- Chọn các vật liệu, đồ dùng, đồ chơi gần gũi với trẻ trong TCDG.
- Khuyến khích trẻ chơi cùng nhau (từ 2 người trở lên ); tự nghĩ ra việc dùng đồ chơi thay thế. Ví dụ: lấy đệm làm thuyền, lấy que tre và lấy đôi vớ làm con ngựa, chơi trò “Phi ngựa”, hay “ đua ngựa”...
- Sắp xếp các đồ dùng đồ chơi tại góc TCDG theo hướng mở, để cho trẻ tự do lấy, cất khi tổ chức TCDG cùng bạn.
- Xây dựng mội trường vật chất (dụng cụ, đồ chơi) trong TCDG gần gũi trẻ. - Dụng cụ, đồ chơi phong phú Cô giáo cần thường xuyên bổ sung đồ chơi mới để thu hút hứng thú của trẻ
- Sắp xếp dụng cụ, đồ chơi luôn có sự thay đổi, thêm vào cái mới kích thích trẻ tìm đến với TCDG.
- GV cần gợi ý, hướng dẫn trẻ bằng các câu hỏi, tạo tình huống, hay yêu cầu trẻ tự rủ các bạn chơi cùng nhau.
- Giúp trẻ biết tổ chức các TCDG chơi đơn lẻ thành chơi theo nhóm, tổ,...
3.3.2. Biện pháp 2: Biện pháp dùng lời trong tổ chức hướng dẫn trò chơi dân gian. gian.
Mục đích
- GVMN trao đổi ý tưởng tình cảm, xác lập các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm chơi. Trẻ giao tiếp, chia sẻ và đi đến hiểu biết lẫn nhau.
- GV thường xuyên trao đổi, trò chuyện với trẻ thông qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi để nắm bắt được nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ.
- Trong các HĐ hàng ngày của trẻ, cô giáo cho trẻ cơ hội để trẻ tự khẳng định mình, được trao đổi, bàn bạc với nhau. Điều đó sẽ giúp trẻ thể hiện tâm sự, nguyện vọng, suy nghĩ của mình với người khác với cô giáo và các bạn. Và cũng từ đó dần dần xuất hiện nhu cầu được hòa nhập, được giao tiếp với mọi người. Khi trẻ đã có nhu cầu thì đó sẽ được thể hiện bằng những hành động cụ thể.
- GV nắm được khả năng, nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của trẻ để lựa chọn nội dung và xác định nhiệm vụ HĐ phù hợp.
Cách tiến hành:
- Nêu các yêu cầu cho trẻ khi hợp tác trong nhóm bạn
- Gợi ý cho trẻ những việc thỏa thuận, phân nhiệm vụ chơi trong nhóm. - GV cùng tham gia chơi với trẻ trong TCDG
- Thay đổi nhóm thường xuyên bạn chơi với nhau. - Khuyến khích nhóm có cả bạn trai và bạn gái.
- Yêu cầu trẻ tự chọn các bạn trẻ thích vào cùng nhóm
Yêu cầu:
- Lời nói và cử chỉ , điệu bộ của GV phải chuẩn mực, trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với trẻ.
- Hướng dẫn cách thảo luận, trò chuyên, trao đổi, lắng nghe lẫn nhau khi chơi TCDG.
- Tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện khả năng giao tiếp trong TCDG.
3.3.3. Biện pháp 3: Biện pháp hướng dẫn trẻ giải quyết mâu thuẫn, xung đột.
Mục đích
- GV quan sát, kiểm soát trẻ khi chơi, phát hiện kịp thời các mâu thuẫn xung đột.
- Giúp trẻ giải quyết các mâu thuẫn, xung đột theo hướng tích cực.
Cách tiến hành:
- Tạo tình huống xảy ra mâu thuẫn. - Quan sát, bao quát trẻ chơi.
- Hướng dẫn, gợi ý trẻ cách giải quyết mâu thuẫn, xung đột đó: thỏa thuận, sử dụng trò chơi khác để giải quyết (“oản tù tì”, “trắng ra đen ở”...)
+ Ví dụ: Khi trẻ tham gia trò chơi “Mèo đuổi chuột” cô giáo có thể để trẻ tự chọn vai chơi, khi cả hai trẻ đều thích làm Mèo tranh giành nhau đóng vai nhân vật Mèo. Cô giáo có thể hướng dẫn cho hai trẻ chơi trò chơi “oản tù tí” để lựa chọn vai để tránh không xẩy xa xung đột hay mâu thuẫn ở trẻ, vui vẻ thỏa mái tham gia chơi. Sau đó có thể cho trẻ được đổi lại vai chơi và tiếp tục tham gia chơi trò chơi; Trẻ tham gia một số trò chơi như “ Ếch dưới ao”, “ Chim bay cò bay”; “Cáo và thỏ”... là những trò chơi vận động trẻ sẽ rất dễ xẩy ra va chạm nhẹ giữa trẻ với trẻ mâu thuân với bạn. GV có thể nói chuyện giải thích với trẻ hướng tới trẻ chơi nhẹ nhàng hơn với bạn, hay có thể cho trẻ ôm nhau để giải hòa, hay cho trẻ đổi vai chơi, cho trẻ có thể tự nêu ra cách giải quyết với bạn,...
Yêu cầu
Để làm tốt việc theo dõi, kịp thời giải quyết những xung đột, GV cần:
- Quan sát, theo dõi kĩ quá trình chơi của trẻ, can thiệp đúng lúc để hướng dẫn, gợi ý cách giải quyết mâu thuẫn xảy ra.
- Luôn tạo ra không khí hòa thuận, đề cao tinh thần hợp tác trong nhóm chơi, khéo léo xử lý những xung đột một cách công bằng, phù hợp với đặc điểm tâm lí trẻ.
- Tạo ra mâu thuẫn bằng tình huống một cách tự nhiên bằng cách: tạo nhóm trẻ có số lượng không bằng nhau một cách ngẫu nhiên, khuyên khích trẻ nhút nhát làm thủ lĩnh..
3.3.4. Biện pháp 4: Biện pháp tạo môi trường chơi an toàn, nề nếp, thân thiện