Phối hợp giữa các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi thông qua chủ đề gia đình (Trang 66)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3. Phối hợp giữa các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-

VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH

Các biện pháp trên cần được thực hiện kết hợp với nhau, và cần có sự quan tâm của cả giáo viên và các cán bộ quản lý để tạo sự đồng bộ, thống nhất về nội dung cũng như phương pháp thực hiện, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa trường, các đơn vị để tạo sự đồng bộ giữa trường với nhau trong hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.

2.4. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN KHI THỰC HIỆN KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH

2.4.1. Về giáo viên

Đây là lực lượng chủ đạo trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình. Bản thân giáo viên phải có năng lực sư phạm tốt, có lòng yêu nghề, yêu trẻ, nắm vững được nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, chủ đề giáo dục mầm non, nắm vững được tâm lý trẻ và tình hình môi trường hiện nay.

2.4.2. Về gia đình

Gia đình là tổ chức cơ sở đầu tiên đối với đời sống mỗi cá nhân, là tế bào hợp thành đời sống xã hội. Giáo dục gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Ngoài ra, gia đình còn tạo không khí vui vẻ cho trẻ bằng sự quan tâm của cha mẹ tới con cái, cùng trẻ tham gia các hoạt động nhặt rác, tưới cây, nhắc nhở trẻ không được vứt rác bừa bãi ra sân, ao hồ,… Và luôn giáo dục trẻ biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước,… là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

2.4.3. Về môi trường giáo dục

Sử dụng địa điểm đảm bảo an toàn: Sân chơi rộng có bóng mát, phòng học rộng thoáng mát, đồ dùng, dụng cụ, thiết bị đồ chơi đầy đủ, đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn… Trường có vườn rau, vườn cây cho trẻ có không gian trải nghiệm. Điều kiện cơ sở vật chất là điều kiện tác động trực tiếp đến việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình. Giáo viên và trẻ cũng cần được trang bị quần áo, giầy dép, đầy đủ, sạch sẽ, phù hợp với từng mùa để tiện lợi hơn tùy vào các hoạt động.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng công tác thực hiện các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình, đề tài đã đề xuất 5 biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non nhằm giúp hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non được tốt hơn.

Thông qua kết quả khảo sát đã khẳng định được tầm quan trọng sự cần thiết và khả thi của của các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình.

Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình phải liên kết với nhau. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh. Biện pháp trước là tiền đề cho biện pháp sau và thúc đẩy nhau cùng nâng cao hiệu quả giáo dục trong trường mầm non.

Tuy nhiên để các biện pháp có đạt được hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng trường: Tránh áp đặt một cách máy móc dập khuôn.

Hơn nữa các biện pháp phải thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ. Kết quả khảo sát lấy ý kiến chuyên gia cho thấy 5 biện pháp thực hiện các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non có tính cần thiết và khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tế của trường.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

- Xem xét tính khả thi của một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình đã được đề xuất nhằm chứng minh cho giả thuyết khoa học đã được đề ra.

- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình ở trường mầm non.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm với việc áp dụng 5 biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình đã được trình bày ở chương 2. Sở dĩ chúng tôi chọn các biện pháp trên là vì:

- Chủ đề gia đình là chủ đề rất gần gũi, thiết thực cho việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình, các hoạt động trong chủ đề gia đình chứa đựng hầu hết nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, vì vậy rất phù hợp với nhận thức và hứng thú của trẻ.

Các bài học đưa vào thực nghiệm:

- Hoạt động học 1: Cách xưng hô trong gia đình và họ hàng - Hoạt động học 2: Bé tìm hiểu về 4 nhóm thực phẩm - Hoạt động học 3: Trò chuyện về gia đình bé

- Hoạt động học 4: Bé làm đầu bếp

- Hoạt động học 5: Hát vận động: Cả nhà thương nhau Nghe hát: Ba ngọn nến lung linh TCAN: Nhảy theo điệu nhạc

- Hoạt động học 6: Làm đất và chăm sóc rau trong gia đình

3.3. Đối tượng, phạm vi thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 60 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở lớp mẫu giáo 5A1 và 5A2 trường Mầm non Sao Mai. Trong đó:

- Nhóm thực nghiệm gồm 30 trẻ thuộc một lớp mẫu giáo 5-6 tuổi lớp mẫu giáo 5A1.

- Nhóm đối chứng gồm 30 trẻ thuộc một lớp mẫu giáo 5-6 tuổi lớp mẫu giáo 5A2.

Tất cả các trẻ đều có sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ, đều được chăm sóc - giáo dục theo chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của ngành học mầm non.

3.4. Điều kiện tiến hành thực nghiệm

- Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có số trẻ tương đương nhau (30 trẻ). Các trẻ này đều có sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.

- Tất cả trẻ đều được chăm sóc - giáo dục theo chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của ngành học mầm non.

- Giáo viên phụ trách các lớp thực nghiệm và đối chứng đều có trình độ đạt chuẩn và có thâm niên công tác từ 5 - 10 năm.

- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là tương đương nhau.

- Ở nhóm thực nghiệm, giáo viên tiến hành tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình theo các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất ở chương 2. Lớp đối chứng, giáo viên tiến hành tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ theo các biện pháp thông thường.

3.5. Thời gian thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành trong 5 tuần, từ ngày 04/05/2020 đến 05/06/2020.

3.6. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm

- Chúng tôi sử dụng các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá như đã nêu ở chương 2, phần tìm hiểu thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình.

- Kết quả thực nghiệm được phân tích và tổng hợp theo các tiêu chí đánh giá, phân tích định lượng, định tính và đánh giá xếp loại dựa vào thang đánh giá.

+ Về mặt định lượng: sử dụng một số công thức toán thống kê nhằm phân tích số liệu, đánh giá hiệu quả của các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình, bao gồm các công thức sau: Công thức tính phần trăm (%); Tính trung bình cộng (X ); Tính độ lệch chuẩn (S); Phép thử T - student (T) để kiểm nghiệm hiệu quả thực nghiệm .

+ Về mặt định tính: Phân tích và đánh giá kết quả các tư liệu thu thập được từ các phiếu đánh giá và các biên bản quan sát biểu hiện bên ngoài của trẻ trong các hoạt động của chủ đề gia đình.

3.7. Tiến hành thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành theo ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Đo đầu vào trước thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành đo đầu vào trước thực nghiệm về hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình bằng cách sử dụng hệ thống bài tập đánh giá sự hiểu biết và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của trẻ (phụ lục 2), kết hợp với dự giờ và quan sát biểu hiện của trẻ khi thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình.

Giai đoạn 2: Tổ chức triển khai thực nghiệm

Đối với nhóm đối chứng: Tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình với những nội dung và các biện pháp thông thường trong điều kiện bình thường.

Đối với nhóm thực nghiệm: Tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình với các biện pháp đã đề xuất ở chương 2. Chúng tôi cùng với các giáo viên phụ trách 2 lớp thực nghiệm đã xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho

trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình với các biện pháp đã đề. Kế hoạch được xây dựng theo các bước như sau:

* Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình

- Xác định mục tiêu giáo dục:

+ Những kiến thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần cung cấp cho trẻ thông qua chủ đề gia đình.

+ Những kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường cần hình thành cho trẻ thông qua chủ đề gia đình.

+ Những tình cảm, thái độ đối với việc bảo vệ môi trường cần hình thành cho trẻ thông qua chủ đề gia đình.

- Lựa chọn chủ đề chơi, nội dung hoạt động phù hợp với nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình. Việc lựa nội dung, các hoạt động cần hướng tới mục tiêu giáo dục.

- Chuẩn bị môi trường hoạt động: Xác định thời gian, địa điểm, tổ chức không gian tiến hành các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi và các trang thiết bị cần thiết phù hợp với hoạt động bảo vệ môi trường.

- Phương pháp tiến hành: Xác định cụ thể những hoạt động của giáo viên và trẻ trong nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.

* Bước 2: Tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua chủ đề gia đình

Đây là bước quan trọng có vai trò quyết định hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Vì vậy, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn trẻ trong quá trình hoạt động, giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức về bảo vệ môi trường và tự mình thực hiện, trải nghiệm những kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong chủ đề gia đình.

* Bước 3: Đánh giá hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua chủ đề gia đình

Trên cơ sở phân tích quá trình hoạt động và kết quả hoạt động của trẻ, giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình trên trẻ dựa vào mức độ nhận thức, kỹ năng và thái độ của trẻ đối với việc bảo vệ môi trường, thông qua đó có những điều chỉnh về nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho phù hợp hơn với nhận thức và hứng thú trẻ nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn.

Giai đoạn 3: Đo đầu ra sau thực nghiệm

Đo đầu ra sau thực nghiệm bằng hệ thống bài tập đánh giá sự hiểu biết và thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường của trẻ (phụ lục 2) đồng thời kết hợp với kết quả quan sát các biểu hiện của trẻ khi thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình đã được tiến hành trong suốt thời gian thực nghiệm. Tiến hành đo đầu ra hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình trên hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, thu thập, xử lý kết quả thu được bằng các công thức toán thống kê và rút ra kết luận.

3.8. Kết quả thực nghiệm

3.8.1. Kết quả trước thực nghiệm

Mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non hiện hành.

Chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non hiện hành ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng qua hai giờ học. Kết quả điều tra được chúng tôi tổng kết ở bảng 3.1.

Giờ học Nhóm Số lượng trẻ Mức độ X S Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 ST % ST % ST % 1 Thực nghiệm 30 5 16.7 14 46.7 11 36.6 1.80 0.63 Đối chứng 30 4 13.3 17 56.7 9 30.0 1.83 0.64 2 Thực nghiệm 30 6 20.0 17 56.7 7 23.3 1.97 0.72 Đối chứng 30 5 16.7 18 60.0 7 23.3 1.93 0.70

Bảng 3.1. Mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

tại các trường mầm non hiện hành

Từ bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 chúng tôi thấy mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non hiện hành hiện hành qua hai giờ học ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng chưa cao và không có sự khác biệt lớn giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Sự phát triển hiểu

biết, kỹ năng và thái độ bảo vệ môi trường giữa các trẻ chưa đồng đều, còn có sự khác nhau giữa các trẻ. Cụ thể như sau:

- Tỉ lệ phần trăm giữa các mức độ 1, 2 và 3 trong cả hai giờ học 1 và 2 của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự khác biệt nhưng chênh lệch nhau không nhiều, tập trung chủ yếu ở mức độ 2 (từ 46.7 - 60.0 %), mức độ 1 chiếm tỉ lệ chưa cao (từ 13.3 - 16.7 %), mức độ 3 còn tương đối lớn (từ 23.3 - 36.6 %).

- Điểm trung bình trong cả hai giờ học 1 và 2 của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cũng có sự khác biệt nhưng chênh lệch nhau không lớn, vẫn ở mức độ trung bình (giờ học 1: XTN=1.80, X ĐC = 1.83; giờ học 2: XTN

= 1.97, X ĐC = 1.93).

- Độ lệch chuẩn trong cả hai giờ học 1 và 2 của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cũng có sự khác nhau nhưng chênh lệch nhau không lớn và vẫn còn khá cao (giờ học 1: STN = 0.63, SĐC = 0.64; giờ học 2: STN = 0.72, SĐC = 0.70). Nhìn chung, sự phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ bảo vệ môi trường giữa các trẻ trước thực nghiệm có sự khác nhau không lớn.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi thông qua chủ đề gia đình (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)