Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi thông qua chủ đề gia đình (Trang 71 - 124)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.7. Tiến hành thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành theo ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Đo đầu vào trước thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành đo đầu vào trước thực nghiệm về hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình bằng cách sử dụng hệ thống bài tập đánh giá sự hiểu biết và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của trẻ (phụ lục 2), kết hợp với dự giờ và quan sát biểu hiện của trẻ khi thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình.

Giai đoạn 2: Tổ chức triển khai thực nghiệm

Đối với nhóm đối chứng: Tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình với những nội dung và các biện pháp thông thường trong điều kiện bình thường.

Đối với nhóm thực nghiệm: Tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình với các biện pháp đã đề xuất ở chương 2. Chúng tôi cùng với các giáo viên phụ trách 2 lớp thực nghiệm đã xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho

trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình với các biện pháp đã đề. Kế hoạch được xây dựng theo các bước như sau:

* Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình

- Xác định mục tiêu giáo dục:

+ Những kiến thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần cung cấp cho trẻ thông qua chủ đề gia đình.

+ Những kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường cần hình thành cho trẻ thông qua chủ đề gia đình.

+ Những tình cảm, thái độ đối với việc bảo vệ môi trường cần hình thành cho trẻ thông qua chủ đề gia đình.

- Lựa chọn chủ đề chơi, nội dung hoạt động phù hợp với nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình. Việc lựa nội dung, các hoạt động cần hướng tới mục tiêu giáo dục.

- Chuẩn bị môi trường hoạt động: Xác định thời gian, địa điểm, tổ chức không gian tiến hành các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi và các trang thiết bị cần thiết phù hợp với hoạt động bảo vệ môi trường.

- Phương pháp tiến hành: Xác định cụ thể những hoạt động của giáo viên và trẻ trong nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.

* Bước 2: Tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua chủ đề gia đình

Đây là bước quan trọng có vai trò quyết định hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Vì vậy, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn trẻ trong quá trình hoạt động, giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức về bảo vệ môi trường và tự mình thực hiện, trải nghiệm những kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong chủ đề gia đình.

* Bước 3: Đánh giá hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua chủ đề gia đình

Trên cơ sở phân tích quá trình hoạt động và kết quả hoạt động của trẻ, giáo viên nắm được hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình trên trẻ dựa vào mức độ nhận thức, kỹ năng và thái độ của trẻ đối với việc bảo vệ môi trường, thông qua đó có những điều chỉnh về nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho phù hợp hơn với nhận thức và hứng thú trẻ nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn.

Giai đoạn 3: Đo đầu ra sau thực nghiệm

Đo đầu ra sau thực nghiệm bằng hệ thống bài tập đánh giá sự hiểu biết và thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường của trẻ (phụ lục 2) đồng thời kết hợp với kết quả quan sát các biểu hiện của trẻ khi thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình đã được tiến hành trong suốt thời gian thực nghiệm. Tiến hành đo đầu ra hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình trên hai nhóm đối chứng và thực nghiệm, thu thập, xử lý kết quả thu được bằng các công thức toán thống kê và rút ra kết luận.

3.8. Kết quả thực nghiệm

3.8.1. Kết quả trước thực nghiệm

Mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non hiện hành.

Chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non hiện hành ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng qua hai giờ học. Kết quả điều tra được chúng tôi tổng kết ở bảng 3.1.

Giờ học Nhóm Số lượng trẻ Mức độ X S Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 ST % ST % ST % 1 Thực nghiệm 30 5 16.7 14 46.7 11 36.6 1.80 0.63 Đối chứng 30 4 13.3 17 56.7 9 30.0 1.83 0.64 2 Thực nghiệm 30 6 20.0 17 56.7 7 23.3 1.97 0.72 Đối chứng 30 5 16.7 18 60.0 7 23.3 1.93 0.70

Bảng 3.1. Mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

tại các trường mầm non hiện hành

Từ bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 chúng tôi thấy mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non hiện hành hiện hành qua hai giờ học ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng chưa cao và không có sự khác biệt lớn giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Sự phát triển hiểu

biết, kỹ năng và thái độ bảo vệ môi trường giữa các trẻ chưa đồng đều, còn có sự khác nhau giữa các trẻ. Cụ thể như sau:

- Tỉ lệ phần trăm giữa các mức độ 1, 2 và 3 trong cả hai giờ học 1 và 2 của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự khác biệt nhưng chênh lệch nhau không nhiều, tập trung chủ yếu ở mức độ 2 (từ 46.7 - 60.0 %), mức độ 1 chiếm tỉ lệ chưa cao (từ 13.3 - 16.7 %), mức độ 3 còn tương đối lớn (từ 23.3 - 36.6 %).

- Điểm trung bình trong cả hai giờ học 1 và 2 của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cũng có sự khác biệt nhưng chênh lệch nhau không lớn, vẫn ở mức độ trung bình (giờ học 1: XTN=1.80, X ĐC = 1.83; giờ học 2: XTN

= 1.97, X ĐC = 1.93).

- Độ lệch chuẩn trong cả hai giờ học 1 và 2 của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cũng có sự khác nhau nhưng chênh lệch nhau không lớn và vẫn còn khá cao (giờ học 1: STN = 0.63, SĐC = 0.64; giờ học 2: STN = 0.72, SĐC = 0.70). Nhìn chung, sự phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ bảo vệ môi trường giữa các trẻ trước thực nghiệm có sự khác nhau không lớn.

Qua quan sát chúng tôi nhận thấy, việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như hiện hành chưa thật sự giúp trẻ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ bảo vệ môi trường của trẻ. Các hoạt động còn rời rạc, đồ dùng, cơ sở vật chất còn thiếu; Trẻ còn ít được trải nghiệm các hoạt động bảo vệ môi trường,…Từ đó trẻ thực hiện nhiều các hoạt động còn chưa đúng, chưa biết cách bảo vệ môi trường, còn vứt rác bừa bãi, học theo các thói quen xấu của bạn bè, người lớn.

Kết quả khảo sát sự phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm cho phép rút ra một số kết luận sau:

- Sự phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi ở mức độ 2 (trung bình) là chủ yếu, mức độ 1 (cao) chưa nhiều, còn một tỉ lệ khá cao ở mức độ 3 (thấp).

- Mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi không đồng đều giữa các trẻ. Chúng tôi hỏi ngẫu nhiên 5 cháu hiểu biết về cách xưng hô trong gia đình và họ hàng, chỉ có cháu Nguyễn Trọng Hiếu (nhóm đối chứng) và cháu Đào Linh Nhật (nhóm thực nghiệm) trả lời được rõ ràng theo yêu cầu. Cháu Nguyễn Bá Hoàng (nhóm thực nghiệm) không trả lời được cô, chú ruột là con của ông bà nội; Dì, cậu ruột là con của ông bà ngoại. Cháu Hoàng Trí Tuệ (nhóm đối chứng) có những cử chỉ, lời nói còn chưa lễ phép, chưa biết tự giác chào bố mẹ khi bố mẹ đưa đến lớp. Khi tìm hiểu về 4 nhóm thực phẩm, chỉ có 2 cháu Nguyễn Linh Chi (nhóm thực nghiệm) và Nguyễn Thu Thảo (nhóm đối chứng) kể tên và phân biệt được 4 nhóm thực phẩm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và muối khoáng. Cháu Nguyễn Quốc Phong (nhóm đối chứng) và nêu được cách chăm sóc, bảo vệ các loại rau củ, giữ gìn môi trường, phân biệt đúng các hành vi bảo vệ môi trường như nhổ cỏ, tưới cây, bắt sâu và không chặt phá cây bừa bãi. Số trẻ thích và hứng thú với các hoạt động bảo vệ môi trường chưa nhiều, nhiều cháu còn nghịch ngợm, phá phách,… như cháu Nguyễn Ngọc Ánh, Đào Trọng Nguyên (nhóm đối chứng). - Kết quả khảo sát ban đầu giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng không có sự chênh lệch đáng kể, qua đó có thể thấy sự hiểu biết, kỹ năng và thái độ bảo vệ môi trường của trẻ ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đồng.

3.8.2. Kết quả sau thực nghiệm

Mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình.

Các hiểu biết, kỹ năng và thái độ của trẻ đang được hình thành và phát triển mạnh mẽ, thể hiện rõ nhất trong hoạt động nhận thức của trẻ khi tham

gia các hoạt động. Các hiểu biết, kỹ năng và thái độ bảo vệ môi trường của trẻ trong khi tham gia vào giờ học, các trò chơi ngày được nâng cao hơn trẻ được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình..Trẻ có hứng thú với các hoạt động bảo vệ môi trường do cô hướng dẫn.

Để đánh giá mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình, khi dự giờ của giáo viên ở cả nhóm thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi quan sát và ghi chép các thao tác, hành động của trẻ trong mỗi giờ học, trong mỗi hoạt động bảo vệ môi trường thông qua chủ đề gia đình theo định hướng phát triển tiêu chí đã đề ra. Kết quả được chúng tôi tổng kết ở bảng 3.2 và 3.3 Vòng Giờ học Nhóm Số lượng trẻ Mức độ X S Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 ST % ST % ST % 1 3 TN 30 16 53.3 12 40.0 2 6.67 2.47 0.60 ĐC 30 8 26.7 15 50.0 7 23.3 2.03 0.62 4 TN 30 15 50.0 13 43.3 2 6.67 2.43 0.50 ĐC 30 10 33.3 12 40.0 8 26.7 2.07 0.60 2 5 TN 30 15 50.0 14 46.7 1 3.30 2.47 0.45 ĐC 30 11 36.7 16 53.3 3 10.0 2.27 0.58 6 TN 30 16 53.3 11 36.7 3 10.0 2.43 0.37 ĐC 30 11 36.7 14 46.7 5 16.6 2.20 0.59

Bảng 3.2. Mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

2.47 2.43 2.47 2.43 2.03 2.07 2.27 2.2 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Giờ học 1 Giờ học 2 Giờ học 3 Giờ học 4

Đ

iể

m

T

B

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

thông qua chủ đề gia đình

Nhóm TN Nhóm ĐC

Kết quả mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình trước và sau thực nghiệm:

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Vòng 1 Vòng 2 Chung Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng 1.89 1.88 2.45 2.05 2.45 2.24 2.45 2.14

Bảng 3.3. Mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi

Từ bảng 3.2; bảng 3.3 và biểu đồ 3.2; biểu đồ 3.3, chúng tôi thấy mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình sau thực nghiệm đều cao hơn so với trước thực nghiệm ở cả hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Tuy nhiên, ở nhóm thực nghiệm mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình sau thực nghiệm cao hơn đáng kể so với trước thực nghiệm, năng lực vận động, các thao tác, kỹ năng vận động và thái độ của trẻ ở nhóm thực nghiệm luôn cao hơn so với nhóm đối chứng, giữa các trẻ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ ngày càng đồng đều hơn. Trong khi đó, ở nhóm đối chứng mức độ phát triển hiểu biết, kỹ năng và thái độ khi tham gia các hoạt động nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi thông qua chủ đề gia đình sau thực nghiệm cao hơn không đáng kể so với trước thực nghiệm, năng lực vận động, các hiểu biết, kỹ năng và thái độ của trẻ còn chưa chính xác. Cụ thể như sau:

* Ở nhóm thực nghiệm

- Tỉ lệ phần trăm giữa các mức độ 1, 2 và 3 trong 4 giờ học có sự thay đổi tương đối lớn theo chiều hướng tăng dần mức độ 1, giảm dần mức độ 2 và 3. (Giờ học thứ 3, 4, 5 và 6 có tỉ lệ phần trăm tương ứng với: mức độ 1 là: 53.3 %; 50.0 %; 50.0 %; 53.3 %; mức độ 2 là: 40.0 %; 43.3%; 46.7%; 36,7 %; mức độ 3: 6.67 %; 6.67 %; 3.30 %; 10.0 %). Nếu như ở trước thực nghiệm tỉ lệ trẻ ở mức độ 2 cao nhất thì sau thực nghiệm ở hai giờ học 5 và 6 tỉ lệ trẻ ở mức độ 1 lại cao nhất. Đây là một sự thay đổi theo chiều hướng hướng tích cực.

- Điểm trung bình trong 4 giờ học cũng có sự thay đổi tương đối lớn so với trước thực nghiệm (giờ học 3: XTN = 2.47; giờ học 4: XTN = 2.43; giờ học 5: XTN = 2.47; giờ học 6: XTN = 2.43). Do vậy, điểm trung bình sau mỗi vòng cũng có sự thay đổi khá lớn so với trước thực nghiệm (XTTN = 2.08; XSTN

vòng 1 = 2.45; XSTN vòng 2 = 2.45; XSTN chung = 2.45)

- Độ lệch chuẩn trong 4 giờ học cũng có sự thay đổi tương đối lớn theo

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi thông qua chủ đề gia đình (Trang 71 - 124)