TÌNH HUỐNG: 1 Tình huống

Một phần của tài liệu CÂU HỎITHẢO LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH (Trang 74 - 77)

1. Tình huống 1

CTCP BM được thành lập năm 2016, đặt trụ sở chính tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Cơng ty có 2 chi nhánh tại Tp. Đà Đẵng và Tp. Hà Nội.

Sau 03 năm hoạt động, CTCP BM phát sinh khoản nợ 08 tỷ đồng, trong đó: khoản nợ có bảo đảm là 02 tỷ đồng, bao gồm các chủ nợ là A, B và C; khoản nợ khơng có bảo đảm là 06 tỷ đồng, phần nợ của mỗi chủ nợ là 02 tỷ đồng bao gồm các chủ nợ là D, E và F.

CTCP BM đã khơng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn khoản nợ khơng có bảo đảm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Hỏi:

- Ơng N là cổ đơng của Cơng ty (sở hữu 35% tổng số CPPT), dự định sẽ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP BM. Ơng N có quyền này khơng?

- Giả sử CTCP BM mất khả năng thanh tốn thì Tịa án nào có thẩm quyền giải quyết phá sản?

- Nếu Hội nghị chủ nợ (HNCN) lần thứ nhất của CTCP BM được triệu tập. Tham gia HNCN có: ơng X là Tổng giám đốc của Công ty, ông N và các chủ nợ là D, E. Quản tài viên, được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng tham gia HNCN. HNCN trong trường hợp này có hợp lệ khơng? Vì sao?

- Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Phá sản 2014 thì cổ đơng sở hữu từ 20% cổ phần phổ thơng trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Như vậy, nếu ông N là cổ đông công ty đang sở hữu 35% tổng số CPPT liên tục trong vịng 06 tháng thì ơng N sẽ được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

- Theo điểm b Khoản 1 Điều 8 Luật Phá sản 2014 có quy định Tịa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn có chi nhánh, văn phịng ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau. Do CTCP BM có 2 chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng và Tp. Hà Nội nên trong trường hợp CTCP BM mất khả năng thanh tốn thì Tịa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với CTCP BM

- - Theo Điều 79 Luật Phá sản 2014 quy định về điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ như sau: có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ khơng có bảo đảm; trường hợp chủ nợ khơng tham gia hội nghị nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 83 thì được coi như chủ nợ có tham gia Hội nghị; Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ. Trong tình huống trên, Hội nghị có sự tham gia của 2 chủ nợ là D và E (trên 51% tổng số nợ không bảo đảm), Quản tài viên, được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng tham gia HNCN. Xét theo Điều kiện tại Điều 79 thì HNCN trong trường hợp trên là hợp lệ.

2. Tình huống 2

CTCP HH có tổng số nợ là 13 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ có bảo đảm là 03 tỷ đồng, bao gồm các chủ nợ là A, B và C; khoản nợ khơng có bảo đảm là 10 tỷ đồng, bao gồm các chủ nợ là D, E và F với số nợ lần lượt là 2 tỷ, 3 tỷ và 5 tỷ. CTCP HH đã không thực hiện nghĩa vụ thanh tốn khoản nợ khơng có bảo đảm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày đến hạn thanh tốn.

Trong q trình giải quyết vụ việc, Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản CTCP HH theo đúng trình tự do Luật Phá sản quy định. Sau khi thanh tốn chi phí phá sản, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động, giá trị tài sản của cơng ty cịn lại là 01 tỷ đồng.

Hỏi: Các chủ nợ khơng có bảo đảm sẽ được thanh toán như thế nào? Biết rằng CTCP HH khơng có các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và khơng có các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản.

Các chủ nợ khơng có đảm bảo sẽ được thanh tốn như sau:

CTCP HH đã không thực hiện nghĩa vụ thanh tốn khoản nợ khơng có bảo đảm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh tốn, do đó chủ nợ có quyền gửi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để yêu cầu Tòa án giải quyết theo khoản 1 Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định: “Chủ nợ khơng có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh tốn.”. Ngồi ra, các chủ nợ khơng có tài sản bảo đảm phải đủ điều kiện theo Điều 66, 67 luật này thì mới được chấp nhận thanh tốn các khoản nợ.

Như tình huống đã nêu trên, tài sản cịn lại của cơng ty là 1 tỷ đồng khơng đủ để thanh tốn hết khoản nợ, mà thứ tự thanh tốn cho chủ nợ có bảo đảm sẽ là trừ vào tài sản bảo đảm, nếu tài sản bảo đảm khơng đủ thì sẽ tiếp tục trả sau khi đã trả cho chủ nợ khơng có tài sản bảo đảm. Do đó, các chủ nợ chỉ được nhận lại khoản nợ theo tỷ lệ % tương ứng với số nợ.Vậy các chủ nợ khơng có bảo đảm sẽ được thanh tốn như sau:

+D nợ 2 tỷ, tương ứng 20% so với số nợ →D được thanh toán 200 triệu +E nợ 3 tỷ, tương ứng 30% so với số nợ →E được thanh toán 300 triệu +F nợ 5 tỷ, tương ứng 50% so với số nợ →F được thanh toán 500 triệu

Một phần của tài liệu CÂU HỎITHẢO LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w