rất nhiều khó khăn như số trẻ quá đông, đồ dùng, đồ chơi còn nhiều thiếu thốn, không gian chơi quá chật hẹp, trẻ còn hay ỷ lại vào cô… Cụ thể, qua bảng trên tôi thấy có 94,4% giáo viên thường gặp trở ngại khi sĩ số trẻ trong lớp quá đông, 83,3% giáo viên cho rằng đồ dùng, đồ chơi còn nhiều thiếu thốn.
* Nhận xét chung kết quả điều tra bằng phiếu Anket:
- Các giáo viên mầm non đã nhận thấy tầm quan trọng nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn và thường xuyên sử dụng trò chơi lắp ghép, xây dựng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.
- Tuy nhiên, giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ, các biện pháp nhằm kích thích tính tích cực và nâng cao hiệu quả chơi cho trẻ chưa được sử dụng thường xuyên và đồng bộ.
1.2.4.3. Thực trạng và hiệu quả chơi của trẻ mẫu giáo trong trò chơi lắp ghép, xây dựng xây dựng
- Qua quá trình quan sát, đàm thoại và dự giờ tôi nhận thấy kỹ năng chơi của trẻ còn yếu, các nhóm chơi chưa liên kết với nhau, trẻ chưa có điều kiện tập dượt các hành vi đạo đức của mình trong các hoàn cảnh, các tình huống.
- Hiệu quả chơi còn được thể hiện mỗi khi đến lớp hay về nhà trẻ nhiều khi còn chưa biết cách chào hỏi người lớn: bố mẹ, ông bà, anh chị, các cô hiệu trưởng, hiệu phó…; khi đến lớp trẻ nhiều lúc còn chưa biết cất đồ dùng đúng nơi quy định; đôi khi trẻ còn chưa biết giúp đỡ cô giáo trong giờ học, giờ ăn, kê bàn, cất bàn…; trẻ còn ít chăm sóc, bảo vệ cây cối, con vật, còn vứt rác bừa bãi; trẻ còn hay nghỉ học.
- Trong khi chơi nhiều lúc trẻ còn chưa biết tự giao tiếp với nhau, việc sử dụng những hành vi đạo đức đúng chuẩn mực và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp lành mạnh còn chưa được thành thạo.
- Trẻ đôi lúc còn chưa biết cách nhập vai, đưa các mối quan từ cuộc sống đời thường vào trong trò chơi.
- Biên cạnh đó trẻ cũng còn lười nhác, ỷ lại vào bạn và cô giáo, trẻ vẫn tranh giành đồ chơi, vai chơi của bạn.