- Muốn hình thành và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi lắp ghép, xây dựng thì giáo viên cần phải sưu tầm
2.3.4. Biện pháp 4: Chuẩn bị đồ dùng hấp dẫn; hướng mục đích lắp ghép, xây dựng của trẻ đến việc giáo dục đạo đức
xây dựng của trẻ đến việc giáo dục đạo đức
2.3.4.1. Mục tiêu – ý nghĩa
Khi tổ chức cho trẻ tham gia lắp ghép, xây dựng cô cần chuẩn bị các đồ dùng đẹp mắt, phù hợp nhằm gây sự thích thú, trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Định hướng mục đích khi trẻ lắp ghép xây dựng đến việc giáo dục đức. Tức là việc lắp ghép, xây dựng của trẻ có mục đích nhất định, mà mục đích ấy nhằm hình thành, rèn luyện, phát triển, giáo dục đạo đức cho trẻ.
2.3.4.2. Nội dung
Chuẩn bị đồ dùng hấp dẫn, đa dạng về hình khối, màu sắc, kích thước cho trẻ khi tham gia chơi. Đa phần các trẻ khi nhìn thấy nhiều đồ dùng đẹp, hấp dẫn sẽ bị cuốn hút và kích thích trí tưởng, sáng tạo. Hướng việc lắp ghép, xây dựng của trẻ không chỉ đơn thuần là chơi nữa, mà là một việc làm có mục đích, có ý nghĩa nhất định. Giúp trẻ không chỉ biết đến những việc làm mang tính nhân văn cao mà cụ thể hoá bằng hành động.
2.3.4.3. Cách tiến hành
Cô lựa chọn những đồ dùng phù hợp với lứa tuổi, thu hút được trẻ. Đồ dùng đảm bảo về số lượng, chất lượng, cô giúp trẻ phối màu sao cho đẹp mắt. Một số đồ dùng như: gạch, xe chuyên chở vật liệu, chai, lọ, vỏ lon, các hình học khối, hình phẳng…
Ví dụ: Chủ đề “gia đình” trẻ xâu vòng tặng mẹ để thể hiện tình yêu đối với mẹ, mẹ là người rất vất vả hàng ngày chăm lo cho trẻ… Xây bệnh viện để bệnh nhân có nơi điều trị, dưỡng bệnh…
Cô trò chuyện gây hứng thú với trẻ giúp trẻ biết xây dựng công trình đó để làm gì? Xây, lắp ghép như thế nào?
2.3.4.4. Điều kiện vận dụng
- Giáo viên phải có khả năng quan sát, nhìn nhận, tham khảo, mở rộng vốn hiểu biết để chọn đồ dùng, vật liệu.
- Đồ dùng đủ số lượng, an toàn với trẻ.