Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 34 - 39)

+ Giáo viên chưa thực sự coi trò chơi lắp ghép, xây dựng là phương tiện hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.

+ Giáo viên chưa trao đổi với phụ huynh trẻ về vấn đề đạo đức của trẻ. + Trong giờ chơi, giáo viên đôi khi còn tranh thủ làm những việc khác, chưa chú ý sát sao đến quá trình chơi của trẻ. Do vậy, nhiều lúc cô chưa quan sát được những tình huống trẻ thực hiện hành vi đạo đức của mình.

+ Do bị thả nổi, trẻ không tự tạo được những hoàn cảnh chơi để làm phong phú nội dung chơi.

+ Do trẻ được quá nuông chiều từ mọi người trong gia đình. + Đội ngũ giáo viên ở trình độ Cao đẳng và Đại học còn ít.

+ Giáo viên chưa nắm chắc về lý luận tổ chức và hướng dẫn trò chơi lắp ghép, xây dựng cho trẻ, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tổ chức, do vậy không gây hướng thú cho trẻ, dẫn đến kết quả chơi của trẻ chưa cao.

+ Trẻ còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, hay bắt chước nhau.

Thực trạng của trường mầm non cho thấy: giáo viên chưa có các biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng một cách khoa học, hợp lý, chưa phát huy được vai trò chủ đạo của trò chơi lắp ghép, xây dựng nên hiệu quả giáo dục đạo đức của trẻ chưa cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Đạo đức là mặt cốt lõi của nhân cách và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người. Bác Hồ đã khẳng định “Có tài mà không co đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Con người có ích cho xã hội phải có hai mặt cả đức và tài, xong cái đức phải đặt lên trước cái tài. Do vậy, phẩm chất đạo đức là cái gốc của mỗi con người.

Trò chơi lắp ghép, xây dựng là một trong những con đường thuận lợi để giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn. Biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng có mối quan hệ mật thiết với việc giáo dục đạo đức cho trẻ, nó là phương tiện để đạt được mục đích giáo dục đặt ra trong trò chơi lắp ghép, xây dựng.

Thực trạng biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng cho thấy một số giáo viên chưa khai thác hết vai trò, ý nghĩa của trò chơi lắp ghép, xây dựng đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn. Trong quá trình lựa chọn và sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng, việc quan tâm giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn một cách đầy đủ đôi khi còn hạn chế. Khi tổ chức trò chơi, giáo viên vẫn là trung tâm của quá trình chơi, trẻ có ít cơ hội được trải nghiệm và bộc lộ hành vi đạo đức của mình trong quá trình chơi.

Từ thực trạng tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng cho trẻ mẫu giáo lớn đó đã dẫn đến mức độ biểu hiện các mặt đạo đức của trẻ mẫu giáo lớn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Vì vậy, nếu có các biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng cho trẻ một cách khoa học, hợp lý thì việc giáo dục đạo đức cho trẻ qua trò chơi lắp ghép, xây dựng sẽ đạt hiệu quả cao.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI LẮP GHÉP, XÂY DỰNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC XÂY DỰNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC

ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5-6 TUỔI)

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI LẮP GHÉP, XÂY DỰNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU CHỨC TRÒ CHƠI LẮP GHÉP, XÂY DỰNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5-6 TUỔI)

Tôi đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi đón kịch nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn dựa trên một số cơ sở khoa học sau:

2.1.1. Dựa vào chiến lược phát triển con người Việt Nam thế kỷ XXI

Xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI cần phải có những con người phát triển toàn diện, không chỉ về thể lực, trí lực, khả năng lao động mà cần có đạo đức, văn hoá của xã hội mới. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói một cách ngắn gọn đó là những con người “vừa có đức vừa có tài”, “vừa hồng vừa chuyên”. Cái “đức”, cái “hồng” ở đây chính là phẩm chất, nhân cách, hệ giá trị của con người Việt Nam hiện đại, đó là sự chọn lọc, kết tinh các giá trị tinh thần truyền thống và tinh hoa nhân loại trước những yêu cầu của đất nước, thời đại đặt ra. Đây chính là định hướng xã hội quan trọng khi xác định cách thức, con đường giáo dục trẻ trở thành con người mới tích cực, năng động sáng tạo, linh hoạt, dễ hòa nhập, dễ cảm thông và chia sẻ… trong mọi hoàn cảnh khác nhau.

2.1.2. Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay

Trong giai đoạn công nghiệp hiện nay, giáo dục mầm non giữ vai trò đặc biệt quan trọng với mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ là: phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa như: giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gẫn gũi, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào cuộc sống, chuẩn bị học tập ở bậc tiểu học

và các bậc học sau này có hiệu quả. Mục tiêu giáo dục mầm non đã được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục.

Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tháng tuổi (Điều 21 - Luật Giáo dục, 2005).

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 20 - Luật giáo dục, 2005).

2.1.3. Dựa vào quan điểm hoạt động

Các nhà tâm lý học Xô Viết đã khẳng định rằng: “nhân cách chỉ được hình thành trong hoạt động và được thể hiện trong hoạt động”. Vì vậy, muốn hình thành và phát triển đạo đức cho trẻ thông qua trò chơi lắp ghép, xây dựng, chúng ta cần tổ chức cho trẻ hoạt động tích cực trong các mối quan hệ của trò chơi. Nhà giáo dục phải biết cách tổ chức, điều khiển, điều chỉnh các mối quan hệ của trẻ trong trò chơi theo những yêu cầu chuẩn mực hành vi đạo đức.

2.1.4. Dựa vào quan điểm tích hợp trong giáo dục trẻ

Giáo dục trẻ mầm non theo hướng tích hợp là yêu cầu cấp thiết của nước ta hiện nay, và cũng là xu thế chung của giáo dục mầm non của các nước trong khu vực và thế giới. Do vậy, trẻ em ở lứa tuổi này chưa thể lĩnh hội tri thức khoa học theo các môn học riêng biệt mà chỉ có thể tiếp nhận nền văn hóa theo các hình thức mang tính tích hợp, trong đó các lĩnh vực văn hóa được lồng ghép đan cài, hòa quện vào nhau. Hoạt động vui chơi của trẻ em được coi là hoạt động chủ đạo và được tổ chức lồng ghép theo hướng tích cực phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng phát triển của trẻ.

2.1.5. Dựa vào quan điểm Mac-xit về bản chất xã hội của trò chơi

Các nhà tâm lý học và giáo dục học Mac-xit cho rằng: Trò chơi xuất hiện do mâu thuẫn giữa nhu cầu, nguyện vọng muốn trở thành người lớn, tham gia vào cuộc sống của người lớn với khả năng cũng hạn chế của trẻ về thể lực, trí tuệ, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để có thể tham gia vào quá trình lao động sản xuất của xã hội loài người.

cho trẻ, đòi hỏi nhà giáo dục phải biết lựa chọn, phối hợp nhiều biện pháp khác nhau trong quá trình tổ trước cho trẻ chơi.

2.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI LẮP GHÉP, XÂY DỰNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRÒ CHƠI LẮP GHÉP, XÂY DỰNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5-6 TUỔI)

Khi xây dựng các biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn cần tuân theo các nguyên tắc sau:

- Biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng cần phải dược xây dựng trên cơ sở đặc trưng của trò chơi lắp ghép, xây dựng, dựa trên khái niện, nội dung giáo dục đạo đức và đặc điểm nhận thức, tình cảm của trẻ mẫu giáo lớn.

- Biện pháp tổ trức trò chơi lắp ghép, xây dựng phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, đó là phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mẫu giáo lớn để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông.

- Biện pháp tổ trức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn phải đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho trẻ được tích cực trải nghiệm những tình cảm, nhận thức của mình trong các mối quan hệ diễn ra trong trò chơi.

- Biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn cần đảm bảo tính giáo dục, tính phát triển, tính hệ thống và đồng bộ, tính cụ thể, tính dẻo dai và linh hoạt, tính tập thể và tính cách biệt hóa.

- Biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng phải dựa trên cơ sở thực tiễn, kế thừa và phát huy những mặt mạnh trong việc tổ chức trò chơi hiện nay ở trường mầm non.

2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI LẮP GHÉP, XÂY DỰNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO DỰNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5-6 TUỔI)

Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn, những quan điểm mang tính định hướng và những nguyên tắc xây dựng trò chơi, tôi xin đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) như sau:

2.3.1. Biện pháp 1: Sử dụng “vật liệu” lắp ghép, xây dựng phong phú, đa dạng, phù hợp hướng tới việc giáo dục đạo đức dạng, phù hợp hướng tới việc giáo dục đạo đức

2.3.1.1. Mục tiêu – ý nghĩa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)