Biện pháp 6: Động viên, khuyến khích trẻ trong khi chơi và xử lý kịp thời những xung đột xảy ra trong khi chơ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 45 - 46)

- Muốn hình thành và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi lắp ghép, xây dựng thì giáo viên cần phải sưu tầm

2.3.6. Biện pháp 6: Động viên, khuyến khích trẻ trong khi chơi và xử lý kịp thời những xung đột xảy ra trong khi chơ

kịp thời những xung đột xảy ra trong khi chơi

2.3.6.1. Mục tiêu – ý nghĩa

- Khi trẻ tham gia vào trò chơi lắp ghép, xây dựng, nếu được cô giáo động viên, khen ngợi kịp thời sẽ tạo được cho trẻ sự tự tin vào bản thân, từ đó trẻ sẽ thêm hào hứng, mạnh dạn tham giao vào trò chơi, tích cực bộc lộ những hiểu biết của mình trong các tình huống của trò chơi và ngày càng mong muốn được thể hiện hành vi đạo đức của mình trong các vai chơi khác nhau.

- Việc giáo viên xử lý kịp thời xung đột xảy ra trong quá trình quá trình chơi sẽ giúp trẻ có sự định hướng, điều chỉnh hành vi khi tham gia chơi. Trong quá trình điều chỉnh xung đột của trẻ, giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ, bởi giáo viên là người giúp trẻ giải quyết các xung đột nhưng cũng có thể gây ra những xung đột nếu như cô giáo đối xử không công bằng. Vì vậy, giáo viên phải giải quyết những xung đột nảy sinh trong trò chơi một cách công bằng, khéo léo.

2.3.6.2. Nội dung

Trong quá trình chơi, cô giáo có thể dùng các hình thức thi đua, khen ngợi…để động viên, khuyến khích trẻ, tạo hứng thú cho trẻ trong trò chơi. Đồng thời kịp thời xử lý những xung đột nảy sinh trong quá trình chơi nhằm giúp trẻ biết điều chỉnh những hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội.

2.3.6.3. Cách tiến hành

- Trong quá trình trẻ tham gia vào trò chơi lắp ghép, xây dựng, giáo viên cần quan sát, theo dõi những biểu hiện hành vi của trẻ để đưa ra những hình thức động viên, khích lệ, đánh giá…kịp thời. Tạo cơ hội cho trẻ tích cực thể hiện những hành vi đạo đức của mình trong các mối quan hệ của trò chơi.

+ Hình thức khen ngợi có tác dụng củng cố những nhận thức, củng cố niềm tin và động viên những trẻ khác noi theo.

+ Trong quá trình tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn, giáo viên cần tổ chức các hình thức thi đua để động viên trẻ tích cực thể hiện hành vi đạo đức trong các tình huống khác nhau của trò chơi.

- Khi trẻ chơi, giáo viên không được áp đặt trẻ mà kịp thời động viên khuyến khích trẻ, đồng thời khéo léo giải quyết các xung đột xảy ra trong trò chơi nhằm giúp trẻ nhận ra được những hành vi đúng và chưa đúng của mình, từ đó trẻ biết hướng hành vi của mình theo đúng chuẩn mực đạo đức.

+ Cô động viên, khen ngợi kịp thời những: “sản phẩm” xây dựng đẹp, hợp lí; hướng dẫn trẻ “sửa sang” lại công trình sao cho đẹp hơn, hợp lí hơn. Đồng thời cô cần hướng dẫn trẻ nhận xét, đánh giá “công trình” của bản thân, của bạn và của cả nhóm.

+ Khích lệ trẻ sử dụng công trình vừa xây dựng vào trò chơi đóng vai có chủ đề.

- Kết thúc chơi, cô nhận xét công trình của trẻ, động viên khen ngợi trẻ và khích lệ trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp vào nơi qui định để chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Ví dụ:

- Anh Duy à! Khi Bác thợ cả thấy Bác thợ xây mệt thì phải làm gì? - Tuấn! Con làm vòng để tặng ai?

2.3.6.4. Điều kiện vận dụng

- Việc đánh giá, nhắc nhở trẻ phải xác đáng và luôn mang tính chất động viên, khuyến khích, tránh nặng lời và xúc phạm trẻ. Giáo viên phải công bằng và khéo léo khi đánh giá hành vi của trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức trò chơi lắp ghép, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)