Phương pháp phân tổlà phương pháp phân chia các chỉ tiêu kinh tế thành từng nhóm, tổ
khác nhau theo một tiêu thức nhất định nào đó để dễ dàng nghiên cứu. Ví dụ có thể phân tổ theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu, phân tổ theo thời gian phát sinh, phân tổ theo phạm vi kinh doanh… Trong đó, phương pháp phân tổ theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu: các chỉ tiêu kinh tếthường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết này giúp ta có thểđánh giá được chính xác sự biến động bên trong của các chỉ tiêu phân tích.
2. Phương pháp thu thập số liệu.
Số liệu và tài liệu được sử dụng thực hiện đề tài này được thu thập từ các nguồn như tài
liệu và số liệu trực tiếp tại công ty như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
và được chọn lọc để phù hợp cho nghiên cứu. Ngoài ra thu thập thêm một số thông tin từ sách và một số nguồn thông tin từinternet để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt
động kinh doanh, xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu
cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được xem là đơn giản và sử dụng nhiều nhất trong việc phân tích các hoạt động kinh doanh của công ty.
Phạm Như Phượng Trang 34
3.1. Nguyên tắc so sánh
- Lựa chọn so sánh:
Tiêu chuẩn lựa chon so sánh là chỉtiêu được lựa chọn đểlàm căn cứso sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh thích hợp. Các gốc so sánh có thể là:
• Tài liệu của năm trước (kỳtrước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế.
• Các tài liệu dự kiến như kế hoạch, định mức dùng làm cơ sởđểđánh giá tình hình thực hiện so với mục tiêu đề ra.
3.2.Điều kiện so sánh:
Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về các yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vịđo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh.
+ Về mặt thời gian: các chỉtiêu được tính trong cùng một thời gian hạch toán, thống nhất trên cả 3 mặt:
- Cùng phản ánh nội dung kinh tế. - Cùng một phương pháp tính toán.
- Cùng một đơn vịđo lường.
- Cùng một khoản thời gian hạch toán.
+ Về mặt không gian: yêu cầu các chit tiêu đưa ra phân tích cần quy đổi về cùng quy mô
và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
3.3. Kỹ thuật so sánh.
Sử dụng phương pháp số tuyệt đối và sốtương đối để đánh giá tốc độ phát triển của kỳ
Phạm Như Phượng Trang 35 Sử dụng các tỉ sốtài chính để minh họa cho việc phân tích các nhân tốảnh hưởng đến kết quảkinh doanh như: doanh thu, chi phí và các nhân tố khác trong công ty. Thông qua các chỉ số
tài chính công ty cúng ta có thể so sánh với các công ty cùng ngành và đưa ra các kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với xu thể hội nhập hiện nay.
Phương pháp so sánh tuyệt đối: phản ánh quy mô của chi tiêu nghiên cứu, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế, nó là cơ sở tính toán các loại số khác. So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau nhằm đánh giá
sự biến động về qui mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tếđó.
Mức chênh lệch giữa năm sau và năm trước = Sốnăm sau – Sốnăm trước
Phương pháp so sánh tương đối: Có nhiều loại sốtương đối khác nhau, ví dụnhư sốtương đối động thái, sốtương đối nhiệm vụ kế hoạch, sốtương đối hoàn thành kế hoạch v.v… tuỳ theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù hợp.
So sánh sốtương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
𝑆ố 𝑡ươ𝑛𝑔 đố𝑖 =𝑀ứ𝑐 độ 𝑐ầ𝑛 đạ𝑡 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑘ế ℎ𝑜ạ𝑐ℎ đề 𝑟𝑎 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ × 100%𝑀ứ𝑐 độ 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế đạ𝑡 đượ𝑐 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
4. Phương pháp chênh lệch
Đây là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh
doanh. Phương pháp chênh lệch sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng yếu tố đểxác định ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Phạm Như Phượng Trang 36