- Mặt hàng trong nước có khảnăng sản xuất, chế biến được.
- Mặt hàng được chế biến sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước.
- Mặt hàng đã được xuất khẩu ra nước ngoài (thông tin từ các Cảng hay Hải quan) và được Nhà
Nước cho phép xuất khẩu
- Mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ trên thịtrường các nước trên Thế giới. Nói cách khác, mặt hàng này có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm mua và “nhập khẩu” thường xuyên, lâu dài.
- Mặt hàng được ưu đãi về thuế: Hiệp thương mại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. - Nhóm/ ngành hàng xuất khẩu liên quan tới: nông sản
- Nông sản chủ yếu là các mặt hàng có khảnăng xuất khẩu cao như: tinh bột sắn, cơm dừa, tinh dầu dừa… hay một số mặt hàng đặc biệt như: hải sâm, rong biển...
- Ngoài ra các ngành hàng xuất khẩu của công ty có thểđược mở rộng như: thủ công mỹ nghệ
may mặc….
Điển hình một số mặt hàng chủ yếu của công ty:
**Mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu:
Sản phẩm mây tre lá
Sản phẩm lụa: tranh thuê, túi xách
Sản phẩm gỗ: máy bay gỗ, nội thất gỗ, thuyền gỗ, guốc, tranh ghép nổi
Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 46 **Mặt hàng nông sản xuất khẩu: Bưởi; Chôm chôm bóc vỏ tách hạt đông lạnh, Cơm dừa, Dầu vỏ điều, Dứa…
4.1.5. Đối tƣợng mua hàng chủ yếu của công ty:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu, đối tượng kinh doanh là một trong những yếu tố
quyết định khảnăng giao dịch với khách hàng thành công:
Các khách hàng thuộc dạng: nhà máy, doanh nghiệp phân phối (siêu thị) có nhu cầu về các ngành hàng nông sản
Các đối tượng kinh doanh khác như: xí nghiệp dược phẩm, xí nghiệp chế biến, các đối
tượng này có nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng đặt trưng như: hải sâm, rong biển.
Tất cả các công ty, xí nghiệp, nhà máy, doanh nghiệp ởnước ngoài có khả năng tiêu thụ
mạnh các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam và có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm ngành hàng nông sản
Chủ yếu ở các công ty, nhà máy, xí nghiệp…ở cấp độ phân phối số một, tức là những công ty nhập khẩu hàng hóa để tiêu thụ “trực tiếp” hay chế biến, sản xuất, đối tượng này
thường có nguồn tài chính mạnh, khảnăng nhập khẩu thường xuyên, không đòi hỏi “chiết khấu” hay “down” giá và có khảnăng nhập khẩu hàng hóa thường xuyên hơn.
Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 47
4.1.6. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-
2016:
Hoạt động xuất khẩu:
Mảng xuất khẩu của công ty bao gồm ba nhóm chính: đồ thủ công mỹ nghệ (tranh, dép gỗ, hộp quà, khung tranh, sản phẩm từ tre, sản phẩm từ dừa và một số tặng phẩm khác, thủy hải sản
(cá basa, cá đóng hộp, phi lê, cá cơm, khô mực đông lạnh, cá tra, tôm sú), nông sản (tinh bột khoai mì, tinh bột biến tính, sắn lát khô). Theo đó, nông sản được coi là sản phẩm chính của công
ty trong giai đoạn hiện tại.
Thịtrường xuất khẩu chính là Mỹ, Nhật Bản, Ireland, một sốnước Châu Âu, Trung Quốc và Phillipin.
Hoạt động nhập khẩu:
Hoạt động nhập khẩu chủ yếu là đinh tán, vòi nước chữa cháy, đèn báo cháy, bình cứu hỏa, lưới được sử dụng trong công nghiệp dân dụng, lưỡi cưa, dụng cụ đo lường, dụng cụ thể thao, đồchơi, và một số dụng cụkhác….
Hoạt động bán lẻ:
Một số mặt hàng như bộ phận rời, thép không rỉ, nguyên vật liệu, máy móc và thiết bị
phục vụ cho công nghiệp và sinh hoạt. Cung cấp cho một số công ty xuất khẩu khác, đại lý nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp như sau: Dừa và trái cây tươi,… Công ty đã cung cấp một số sản phẩm cho các công ty du lịch, công tác giải trí và một số công ty
Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 48
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt
Delta giai đoạn 2014 – 2016:
Bảng 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt
Delta:
(Đơn vị tiền tệ: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015 và 2014 So sánh 2016 và 2015 Giá trị chênh lệch Phần trăm Giá trị chênh lệch Phần trăm Tổng doanh thu 48.351 49.926 62.819 1.575 3,26 12.893 25,82 Tổng chi phí 47.104 48.514 59.812 1.410 2,99 11.298 23,29 Lợi nhuận trước thuế 1.247 1.412 3.007 1.065 13,23 1.595 12,96
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta)
Từ bảng số liệu 4.3 cho thấy khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước thuếđều tăng đều qua các
năm 2014 – 2016, cụ thể là : doanh thu tăng từ 48.351.000.000 VNĐ vào năm 2014 lên đến
62.819.000.000 VNĐ vào năm 2016, mức tăng là 14.468.000.000 VNĐ và tốc độ tăng trưởng khoảng 13,98%.
Vì Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta kinh doanh trên nhiều mảng nên để phân
Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 49
Bảng 4.4: Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất công nghiệp
Việt Delta giai đoạn 2014 – 2016:
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)
Xuất khẩu 37.554 77,65 39.916 79,95 51.009 81,20 Nhập khẩu 8.007 16,56 8.168 16,36 10.145 16,15 Kinh doanh nội địa 2.800 5,79 1.842 3,69 1.6645 2,65 Tổng 48.351 100 49.926 100 62.819 100
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta)
Từ bảng 4.4 cho thấy hoạt động xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 81, 20% vào năm
2016. Doanh thu từ xuất khẩu tăng mạnh qua các năm từ77,65% năm 2014 lên đến 81,20% năm
2016. Hiện nay, xuất khẩu được xem là hoạt động chủ lực của công ty với sựđa dạng về các mặt
hàng như: dừa, nông sản, trái cây, thủ công mĩ nghệ….Đây được xem là những mặt hàng tìm
năng và phát triển mạnh. Bên cạnh đó, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nội địa giảm từ
5,79% xuống còn 2,65% năm 2016, tỷ trọng nhập khẩu thay đổi không quá lớn, trong khoảng 16% - 17%.
Nhìn chung, Công ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta đã và đang mở rộng cũng như phát triển với tình hình kinh doanh khả quan, đặc biệt là đối với lĩnh vực xuất khẩu –
hoạt động chính của công ty. Hoạt động xuất khẩu tuy đang trong tình trạng phát triển
nhưng vẫn cần phải được quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa, vì đây vừa là thế mạnh, vừa là nguồn thu chính yếu. Bên cạnh đó, công ty nên có những chính sách cụ thể để giảm bớt
Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 50 những khoản chi phí không cần thiết, đề ra những giải pháp thiết thực hơn cho việc duy trì, phát triển trong tương lai.
Tình hình nhập khẩu và kinh doanh nội địa có giảm qua các năm, nhưng đây không phải là
điều đáng lo lắng đối với công ty. Vì chính sách của công ty đang chuyển sang lĩnh vực xuất khẩu, nhưng nhập khẩu và kinh doanh nội địa cũng được xem là một loại hình truyền thống, mang lại nguồn vốn ổn định, giúp công ty phát triển nhưng vẫn duy trì được các hình thức này.
Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 51
4.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công Ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta
4.2.1. Tình hình xuất khẩu chung của Việt Nam:
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từnăm 2006 – 2016.
Hình 4.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từnăm 2006 – 2016
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO được đánh giá là phát triển theo chiều hướng tốt. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đầu tiên đến một số lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI). Sau gần 10 năm phát triển, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tục giữ mức cao và tăng đều qua các năm. Với mức phát triển như vậy, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trước các bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó phần nào giúp các công ty trong nước có điều kiện xuất khẩu các mặt hàng của mình,
Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 52
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết 12 tháng/2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cảnước đạt hơn 350,74 tỷUSD, tăng 7,1%, tương ứng tăng gần 23,16 tỷ USD so
với cùng kỳnăm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷUSD, tăng 9%, tương ứng tăng gần
14,62 tỷ USD; nhập khẩu đạt hơn 174,11 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng hơn 8,54 tỷ
USD. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước tháng 12/2016 thâm hụt 494 triệu USD, đưa mức
thặng dư thương mại của cảnăm 2016 còn hơn 2,52 tỷ USD.
Những thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam:
Thịtrường xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á
với kim ngạch hơn 85,28 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cảnước.
Hình 4.3. 10 thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất củaViệt Nam năm 2016
(Nguồn: Tổng cục hải quan, 2016)
Ở thị trường Châu Á, Trung Quốc vẫn giữ vị trí quan trọng với kim ngạch hơn 21,97 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,4% tổng kim ngạch xuất
Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 53
khẩu của cả nước; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đạt gần 14,68 tỷ USD, tăng 3,9%,
chiếm tỷ trọng 8,3%; đứng thứ 3 là Hàn Quốc đạt gần 11,42 tỷUSD, tăng 28%, chiếm tỷ
trọng 6,5%. Đây là những thị trường Châu Á mà tường xuyên nhận các đơn hàng nhập khẩu từnước ta.
Tiếp đến thị trường Châu Mỹ đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cảnước. Trong đó, Hoa Kỳ là thịtrường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam với kim ngạch hơn 38,46 tỷUSD; tăng 14,9%, chiếm tỷ trọng 21,78%
Ngoài ra, còn các thịtrường EU (với 28 quốc gia) , Châu Đại Dương, Châu Phi…. Trong
đó thịtrường Châu Âu với kim ngạch gần 37,84 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%. Tiêp đến, thịtrường EU (28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thịtrường xuất
khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Châu Đại Dương đạt kim ngạch gần 3,39 tỷ
USD, chiếm tỷ trọng 1,9%; Châu Phi đạt gần 2,74 chiếm tỷ trọng 1,6%
Thông qua hình 4.2. và 4.3, ta có thể thấy được phần nào tình hình xuất khẩu của nước ta,
với sự phát triển liên tục qua các năm. Bên cạnh đó có thể thấy được những sản phẩm xuất khẩu của nước ta đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các quốc gia trên thế giới. Đây là
tin vui cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam trong việc phát triển nhiều mặt hàng để xuất
khẩu sang các thị trường nước ngoài nói chung và Công ty TNHH sản xuất công nghiệp
Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 54
4.2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm làm từ tre của Việt Nam:
Theo thống kê, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp chế biến, sản xuất các sản phẩm từ tre xuất khẩu ,tập trung ở bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình, Phú Thọ. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu cho nhóm các mặt hàng làm từ tre của Việt Nam là Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Tây
Ban Nha và Đài Loan.
Hình 4.4.Cơ cấu thịtrƣờng xuất khẩu sản phẩm làm từtre năm 2016
(Nguồn:VITIC)
Từ hình 4.4, có thể thấy Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai thị trường lớn của Việt Nam trong việc xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre. Từ biểu đồ trên ta sẽ phân tích kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này qua các năm:
- Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre từnăm 2012 – 2016:
Năm 2012: Theo Trademap, tổng giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng làm từ tre của cảnước
là 240.879.000 USD năm 2012, chiếm khoảng 14,31 tổng kim ngạch của cả nước. Thị
phần của các sản phẩm tre trên thế giới đạt 3,73%, trong đó các thị trường chủđạo nhập khẩu các sản phẩm tre của Việt Nam giai đoạn 2008 -2012 là Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp.
Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 55
Trong đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng tre của Việt Nam, chiếm 23,89% tổng giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng này. Bên cạnh đó, các nước như Trung
Quốc, Tây Ban Nha, Nga, Úc …cũng là những thịtrường mới cho mặt hàng này. Điều này cho thấy cơ hội phát triển thịtrường mới cho nhóm các mặt hàng làm từ tre của Việt Nam trong thời gian tới
Năm 2013: Đây được xem là năm mà mặt hàng làm từtre đứng trước cơ hội chiếm lĩnh tới 10% nhu cầu thịtrường thế giới và thu về khoảng 1 tỷ USD từ xuất khẩu. Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre sang hơn 18 thịtrường trên thế giới. Trong đó Hoa Kỳ vẫn là thịtrường chính, chiếm 22,7% thị phần, đạt kim ngạch 52,2 triệu USD, tăng 27,09% so
với năm trước. Đứng thứ 2 là thị trường Nhật Bản với kim ngạch 39,6 triệu USD, tăng
15,10%.
Năm 2014: Tình từ đầu năm cho đến hết tháng 7/2014 , Hoa Kì tiếp tục là thị trường chính xuất khẩu các mặt hàng làm từ tre của Việt Nam , chiếm 21,9% tổng kim ngạch, đạt 30,5 triệu USD, tăng 3,72% so với cùng kì năm ngoái. Kếđến là thịtrường Nhật Bản, đạt 25,4 triệu USD, tăng 24,26% so với năm 2013. Thị trường xuất khẩu mặt hàng này này
trong năm 2014 còn có thêm thị trường Hàn Quốc, Đức, Anh, Canada, Pháp, Ấn Độ, tuy kim ngạch thấp.
Năm 2015:Tình hình xuất khẩu các mặt hàng làm từtre cũng phát triển theo chiều hướng tốt. Sản phẩm đã có mặt tại 18 quốc gia trên thế giới. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức là 3 thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao. Đáng chú ý, một số thịtrường mới có tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này như Hà Lan, Thụy Điển có tốc độtăng trưởng vượt bậc .
Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 56
Năm 2016: Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, trong năm 2016 Hoa Kì vẫn là thịtrường xuất khẩu chủ lực, chiếm 27% tổng kim ngạch, đạt 44,8% triệu USD. Đứng thứ 2 là thị trường Nhật Bản chiếm 18% đạt 30,6 triệu USD. Ngoài ra, còn có thị trường mới như Trung Quốc đang có tốc độtăng trưởng mạnh.
(Nguồn: Báo cáo thường niên của BộCông Thương)
=> Đến nay các sản phẩm làm từtre đã có mặt trên 200 mặt hàng xuất đi khắp năm châu và được khách hàng rất ưa chuộng. Hiện nay xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang thứ 2 ở Châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành hàng này của nước ta
đang có lợi thế khi các nhà nhập khẩu có xu hướng muốn rời bỏ Trung Quốc để chuyển sang Việt Nam tìm kiếm nguồn cung cấp có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Do đó,
tiềm năng xuất khẩu ngành hàng này trong thời gian tới là rất lớn. Việt Nam hiện nẳm trong top 3 quốc gia xuất khẩu sản phẩm làm từ tre nhiều nhất thế giới, với tổng doanh thu hơn 200
triệu USD/năm.Với nguồn nguyên liệu lớn sẵn có, nhân lực dồi dào, Việt Nam hoàn toàn có khảnăng chiếm lĩnh thịtrường .
Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 57
4.2.3. Tình hình xuất khẩu của Công Ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta:
4.2.3.1. Phân tích tình hình xuất khẩu:
Bảng 4.5 : Doanh thu xuất khẩu của Công Ty 2 năm 2015, 2016:
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch
(đồng) (đồng) (đồng) %
Tổng doanh thu 49.926.000.000 62.819.000.000 12.893.000.000 25,82%
Trong đó: DTXK 39.916.000.000 51.009.000.000 11.093.000.000 27,79%
% DTXK/Tổng DT 79,95% 81,20% -1,25%
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công Ty TNHH Sản Xuất Công Nghiệp Việt Delta, 2016)
Qua bảng số liệu 4.5 ta có thể thấy doanh thu xuất khẩu chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của Công Ty, năm 2015 chiếm 79,95% đến năm 2016 chiếm 81,20%. Điều này thể hiện sự