Tình hình xuất khẩu chung củaViệt Nam:

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp Việt Delta (Trang 62 - 65)

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từnăm 2006 – 2016.

Hình 4.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từnăm 2006 – 2016

(Nguồn: Tổng cục hải quan)

Nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO được đánh giá là phát triển theo chiều hướng tốt. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đầu tiên đến một số lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI). Sau gần 10 năm phát triển, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tục giữ mức cao và tăng đều qua các năm. Với mức phát triển như vậy, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trước các bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó phần nào giúp các công ty trong nước có điều kiện xuất khẩu các mặt hàng của mình,

Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 52

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết 12 tháng/2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cảnước đạt hơn 350,74 tỷUSD, tăng 7,1%, tương ứng tăng gần 23,16 tỷ USD so

với cùng kỳnăm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷUSD, tăng 9%, tương ứng tăng gần

14,62 tỷ USD; nhập khẩu đạt hơn 174,11 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng hơn 8,54 tỷ

USD. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước tháng 12/2016 thâm hụt 494 triệu USD, đưa mức

thặng dư thương mại của cảnăm 2016 còn hơn 2,52 tỷ USD.

Những thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam:

Thịtrường xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á

với kim ngạch hơn 85,28 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cảnước.

Hình 4.3. 10 thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất củaViệt Nam năm 2016

(Nguồn: Tổng cục hải quan, 2016)

 Ở thị trường Châu Á, Trung Quốc vẫn giữ vị trí quan trọng với kim ngạch hơn 21,97 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,4% tổng kim ngạch xuất

Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 53

khẩu của cả nước; tiếp theo là thị trường Nhật Bản đạt gần 14,68 tỷ USD, tăng 3,9%,

chiếm tỷ trọng 8,3%; đứng thứ 3 là Hàn Quốc đạt gần 11,42 tỷUSD, tăng 28%, chiếm tỷ

trọng 6,5%. Đây là những thị trường Châu Á mà tường xuyên nhận các đơn hàng nhập khẩu từnước ta.

 Tiếp đến thị trường Châu Mỹ đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cảnước. Trong đó, Hoa Kỳ là thịtrường xuất khẩu lớn nhất

của Việt Nam với kim ngạch hơn 38,46 tỷUSD; tăng 14,9%, chiếm tỷ trọng 21,78%

 Ngoài ra, còn các thịtrường EU (với 28 quốc gia) , Châu Đại Dương, Châu Phi…. Trong

đó thịtrường Châu Âu với kim ngạch gần 37,84 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%. Tiêp đến, thịtrường EU (28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thịtrường xuất

khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Châu Đại Dương đạt kim ngạch gần 3,39 tỷ

USD, chiếm tỷ trọng 1,9%; Châu Phi đạt gần 2,74 chiếm tỷ trọng 1,6%

 Thông qua hình 4.2. và 4.3, ta có thể thấy được phần nào tình hình xuất khẩu của nước ta,

với sự phát triển liên tục qua các năm. Bên cạnh đó có thể thấy được những sản phẩm xuất khẩu của nước ta đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các quốc gia trên thế giới. Đây là

tin vui cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam trong việc phát triển nhiều mặt hàng để xuất

khẩu sang các thị trường nước ngoài nói chung và Công ty TNHH sản xuất công nghiệp

Sinh Viên Thực Hiện: Trương Thị Ngọc Dung Trang 54

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp Việt Delta (Trang 62 - 65)