Đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Đăk Nông

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG (Trang 53 - 60)

7. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến luận văn

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội tỉnh Đăk Nông

a. Đặc điểm xã hội

* Dân số:

Đăk Nông là tỉnh miền núi, thuộc khu vực Nam Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên là 651.438 ha, dân số có khoảng trên 550 ngàn người với 40 dân tộc cùng sinh sống, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 33% trên tổng dân số toàn tỉnh Đăk Nông, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 11,7%. Toàn tỉnh Đăk Nông hiện có 7 huyện và 1 thị xã; 71 xã, phường, thị trấn, trong đó có 55 xã thuộc vùng khó khăn; 25 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn và 06 xã biên giới. Dân số đô thị chiếm 14,95%, dân số nông thôn 85,05%. Tỉ lệ tăng dân số 3,98%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,7%. Mật độ dân số trung bình 78,39 người/km2. Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Các vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong,Tuy Đức. Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm 31 dân tộc cùng sinh sống. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh (67%), M'Nông (9,13%), Nùng (5,4%), các dân tộc khác Tày, Thái, Ê Đê, ... chiếm tỉ lệ nhỏ.

Bảng 2.2. Danh sách các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Đắk Nông Ðơn vị hành chính cấp Huyện Thị xã Gia Nghĩa Huyện Cư Jút Huyện Đắk Glong Huyện Đắk Mil Huyện Đắk R'Lấp Huyện Đắk Song Huyện Krông Nô Huyện Tuy Đức Diện tích (km²) 28.384 72.029 144.875 68.299 63.585 80.804 81.366 112.219 Dân số (người)2014 54.517 97.765 49.278 98.805 82.718 66.718 70.003 45.725 Mật độ dân số (người/km²) 191,96 135,78 34,01 144,88 130,47 82,57 86,10 40,72 Số đơn vị hành chính 5 phường và 3 xã 1 thị trấn và 7 xã 7 xã 1 thị trấn và 9 xã 1 thị trấn và 10 xã 1 thị trấn và 8 xã 1 thị trấn và 11 xã 6 xã Năm thành lập 2005 19/6/1990 6/2005 1975 22/2/1986 2001 1975 2006

(Nguồn: Niên giám thống kê và Báo cáo KT-XH tỉnh Đăk Nông năm 2013) Bảng 2.3. Dân số bình quân phân theo đơn vị hành chính qua các năm

ĐVT Địa phương

Dân số trung bình qua các năm 2010-2014 2010 2011 2012 2013 2014 1 Gia Nghĩa 43.703 45.701 49.321 52.494 54.517 2 Đăk G’Long 40.839 41.910 43.836 47.779 49.278 3 Cư Jut 92.309 93.796 95.219 96.684 97.765 4 Đắk Mil 91.856 93.177 95.246 97.268 98.805 5 K’Rông Nô 64.520 65.924 67.283 68.990 70.003 6 Đắk Song 59.433 60.726 63.492 65.638 66.718 7 Đăk R’lấp 77.482 78.542 80.481 81.627 82.718 8 Tuy Đức 40.428 41.901 43.156 44.622 45.725 Tổng cộng 510.570 521.677 538.034 555.102 565.529

(Nguồn: Niên giám thống kê và Báo cáo KT-XH tỉnh Đăk Nông năm 2014) * Lao động:

Số người trong độ tuổi lao động năm 2010 toàn tỉnh có 323 nghìn người, chiếm 63% dân số. Lao động tham gia làm việc trong các ngành kinh tế có 269,9 nghìn người, trong đó chủ yếu tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 80,5%, lao động công nghiệp-xây dựng chiếm 3,7%; lao

động khu vực dịch vụ chiếm 15,7%. Số lượng lao động kỹ thuật qua đào tạo chiếm tỉ trọng nhỏ, khoảng 13,2%. Phần lớn lực lượng lao động là lao động chân tay trong các ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do cơ cấu sản xuất chủ yếu là nông, lâm nghiệp nên đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các nông, lâm trường và một số nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trồng và thâm canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày như đậu đỗ, mía, bông, cà phê, cao su, điều, tiêu v.v.Dân số và nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào, người dân cần cù, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, gây khó khăn cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phần lớn dân cư và lao động sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn ít, thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh nên ở một số địa bàn đời sống của dân cư còn gặp khó khăn.

* Giáo dục:

Hệ thống trường, lớp ngày càng phát triển, đến năm 2014 toàn tỉnh có 315 trường từ ngành học mầm non đến trung học phổ thông, với trên 134 ngàn học sinh; trong đó có trên 45 ngàn học sinh dân tộc thiểu số; so với năm học 2009 - 2010 tăng 145 trường và 5.474 học sinh; các điểm trường lẻ của hệ thống trường tiểu học đã được mở rộng đến các điểm dân cư. Hầu hết các trường học phổ thông, các trường dân tộc nội trú tỉnh và huyện được đầu tư, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu giáo dục của từng ngành học, cấp học. Ngành giáo dục và đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở; phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt 100%; có 30% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; 15,9% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên; Năm 2014, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 78,32%; tỷ lệ tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông đạt 37,7%; có 1.981 học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng, tăng

11,3% so với năm 2013 (xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố).

Chất lượng đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục không ngừng được nâng lên. Đến nay, hầu hết giáo viên các cấp học đều đạt chuẩn hoá và trên chuẩn; có 97% trường THCS sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy và 100% trường THPT giảng dạy môn tin học. Công tác đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông ngày càng được chú trọng.

Công tác xã hội hoá giáo dục đạt được một số kết quả ban đầu, nhất là ngành học mầm non. Nhiều cá nhân đã thành lập trường tư thục; các doanh nghiệp, tổ chức, doanh nhân trên địa bàn và ngoài tỉnh đã tài trợ, ủng hộ tài chính và đất đai để xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, đến nay có 40% phòng học kiên cố, không còn học ca ba.

Hệ thống các trường dạy nghề được hình thành và phát triển; hiện toàn tỉnh có 18 trường dạy nghề (nhưng chỉ có 09 đơn vị đi vào hoạt động). Ngành nghề đào tạo đa phần là đào tạo ngắn hạn và giản đơn như: điện lạnh, cơ khí, may, vi tính, kế toán, văn thư, dạy tiếng M’Nông và đào tạo khác. Trong 5 năm qua 2010-2014 đào tạo cho khoảng 25 ngàn lao động nông thôn, đạt 80% kế hoạch đề ra.

* Y tế:

Công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng, không có dịch lớn xảy ra; các dịch bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp…, số ca mắc bệnh giảm rõ rệt; các dịch bệnh mới, như tay - chân - miệng, cúm A(H1N1)… đã được kiểm soát dập tắt, không để dịch lây lan; vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, không để xảy ra các vụ ngộ độc hàng loạt.

Các chương trình, mục tiêu, dự án y tế quốc gia đều được triển khai đồng bộ và có hiệu quả. Hằng năm tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin, đạt trên 94%; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi

đến nay còn 26,9%; tỷ suất sinh hàng năm giảm 1%o, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,7%.

Công tác khám, chữa bệnh ngày càng được chú trọng, đáp ứng nhu cầu cơ bản trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, từng bước triển khai và mở rộng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao. Đặc biệt đã tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách được khám chữa bệnh miễn phí, góp phần thực hiện công bằng xã hội; hằng năm bình quân số lượt khám/đầu người đạt trên 1,2 lần. Công tác xã hội hoá y tế bước đầu đạt những kết quả đáng khích lệ.

Hạ tầng kỹ thuật ngành y tế đã được tập trung nguồn lực đầu tư, củng cố và nâng cao năng lực hệ thống y tế từ tỉnh đến huyện và xã, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Đến nay, đạt 15,6 giường bệnh/vạn dân (không kể giường bệnh tuyến xã); 71/71 xã, phường, thị trấn có trạm y tế đạt 100% và hơn 52/71 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 73,2%; hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa tỉnh.

b. Đặc điểm kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính, tiền tệ sẽ tiếp tục gây ra những tác động đột biến và phản ứng dây chuyền bất lợi đối với nền kinh tế với quy mô nhỏ như Đắk Nông. Các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn nguyên vật liệu, khoảng cách giàu nghèo sẽ tác động mạnh và đa chiều đến với những đột biến thất thường sẽ tiếp tục gây xáo trộn trên thị trường và trong xã hội; làm khó khăn cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, trong đó có Đắk Nông.

nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt, sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn, sự sáng tạo của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và của toàn dân nên tỉnh Đắk Nông đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, nền kinh tế đang trên đà phục hồi và luôn duy trì ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng đạt khá cao so với các tỉnh của Tây Nguyên và cả nước.

Bảng 2.4. Giá trị gia tăng các ngành kinh tế tỉnh Đăk Nông

Đơn vị tính: tỷ đồng Các chỉ tiêu Năm Tăng bình quân % 2012 2013 2014 12-13 13-14 1- GTGT (Giá SS) 33.456 37.671 42.826 12,60 13,85 - Nông – lâm nghiệp 18.407 19.654 21.851 6,78 11,12 - Công nghiệp - TTCN –XD 8.782 10.363 12.398 18,00 19.64 + Công nghiệp 4.454 5.050 5.485 13,39 8,61 + Xây dựng 4.328 5.313 6.913 22,76 30,11 - Dịch vụ - Thương mại 6.267 7.653 8.577 22.12 12,07 Cơ cấu các ngành KT (%) 100 100 100

- Nông – lâm nghiệp 55,02 52,17 51,02 - Công nghiệp - TTCN –XD 26,25 27,51 28,95 - Dịch vụ - Thương mại 18,73 20,32 20,03

BQ GTGT/người (Ng.đồng) 27.285 30.491 32.677 11,75 7,17 2- GTGT (Tỷ đồng, giá thực tế) 14.680 16.926 18.480

- Nông - lâm nghiệp 8.323 9.224 9.744 - Công nghiệp - TTCN –XD 3.528 4.184 4.839 + Công nghiệp 2.098 2.455 2.589 + Xây dựng 1.430 1.729 2.250 - Dịch vụ - Thương mại 2.829 3.517 3896 Cơ cấu các ngành KT (%) 100 100 100 - Nông – lâm nghiệp 56,70 54,50 52,73 - Công nghiệp - TTCN –XD 24,03 24,72 26,19 - Dịch vụ - Thương mại 19,27 20,78 21,08 BQ GTGT/người (Tr.đồng) 3,043 7,767 21,833

(Nguồn: Niên giám thống kê và Báo cáo KT-XH tỉnh Đăk Nông năm 2013)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2012-2013 đạt 12.6%, giai đoạn 2013- 2014 đath 13,85%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng

giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế năm 2012 đạt: Nông - Lâm nghiệp 55,02%, Công nghiệp - Xây dựng 26,25%, Thương mại - Dịch vụ 18,73%; năm 2013: Nông - Lâm nghiệp 52,17%, Công nghiệp - Xây dựng 27,51%, Thương mại - Dịch vụ 20,32%; năm 2014 đạt: Nông - Lâm nghiệp 51,02%, Công nghiệp - Xây dựng 28,95%, Thương mại - Dịch vụ 20,03%.

Thu nhập bình quân đầu người: năm 2012 đạt 27,285 triệu đồng/người, năm 2013 là 20,32 triệu đồng/người, năm 2014 đạt 20,03 triệu đồng/người/năm.

* Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu giá trị gia tăng Nông lâm ngư nghiệp năm 2012 chỉ còn chiếm 56,70%; công nghiệp xây dựng chiếm 24,03%; thương mại dịch vụ chiếm 19,27%. Trong thời kỳ này, ngành dịch vụ và công nghiệp đã có sự chuyển biến nổi bật.

Tuy cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh theo hướng đẩy nhanh công nghiệp - dịch vụ nhưng so với chỉ tiêu quy hoạch, thương mại dịch vụ mặc dù đạt được tốc độ phát triển cao hơn chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.

* Đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện trong năm 2014 đạt trên 573.260 triệu đồng, trong đó đầu tư từ nguồn ngân sách hỗ trợ chiếm 76,27% (TW chiếm 13,75%, tỉnh 62.53% , còn lại là vốn của dân cư. Nhịp độ phát triển bình quân 10,88%/năm trong giai đoạn 20010-2014.

Đầu tư cơ sở hạ tầng nổi bật nhất trong thời gian qua là xây dựng hệ thống điện; giao thông: đường tỉnh, đường tỉnh lộ, kể cả đường giao thông nông thôn một phần đã được nhựa hoá, cải thiện đáng kể điều kiện giao lưu giữa các vùng trong tỉnh, giữa tỉnh với các vùng lân cận và đầu tư cho lĩnh

vực giáo dục cũng được chú trọng chiếm 17,98% tổng vốn đầu tư, đến nay hầu hết các phòng học đều được bán kiên cố, kiên cố hoá, các trường học đều được nâng cấp hàng năm…

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w