7. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến luận văn
3.2.2. Các chính sách nhằm tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các
dịch vụ xã hội
a. Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo
Củng cố, duy trì và phát triển Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo đã được thành lập theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo (theo
Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo).
Hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho các thành viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước.
Củng cố mạng lưới y tế cơ sở: đầu tư toàn diệm cơ sở vật chất cho các trạm y tế, nhất là trạm y tế ở cấp xã; đào tạo y bác sỹ có trình độ chuyên môn tốt để phục vụ người dân. Hoạt động này thực hiện lồng ghép với “ đề án nâng cấp trạm y tế và đầu tư cho các trung tâm giáo dục sức khỏe” để đẩy mạnh các hoạt dộng xã hội hóa chăm sóc sức khỏe tạo cộng đồng
b. Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo.
Hỗ trợ học sinh, sinh viên hộ nghèo được tới trường học tập bình đẳng như các trẻ em khác, góp phần nâng cao trình độ văn hóa của người nghèo, giảm nghèo bền vững.
Thực hiện 100% học sinh thuộc diện hộ nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường và mua sách vở đồ dùng học tập cho học sinh sinh viên thuộc diện hộ nghèo. Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”; ưu tiên đầu tư cơ sở trường, lớp ở các xã nghèo, thôn, buôn đặc biệt khó khăn.
Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục phổ thông; mở rộng quy mô giáo dục trung học phổ thông, phấn đấu 70% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương.
Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để các trường học có đủ phòng học và các phòng chức năng thực hiện giáo dục toàn diện, phấn đấu 80% cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia, 100% trường phổ thông được nối mạng internet và có
thư viện.
Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, đến năm 2020 có 80% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học đạt trình độ cao đẳng trở lên, 100% giáo viên THCS, THPT đạt trình độ đại học trở lên.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm cấp bách trước mắt cũng như lâu dài. Cần tập trung đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động ngành nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cho các doanh nghiệp ở các khu cụm công nghiệp, phát triển TTCN - ngành nghề, dịch vụ - du lịch và hướng nghiệp, dạy nghề trong nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh. Dự kiến đến năm 2015 đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 35%, trong đó đào tạo nghề là 30% và năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 45% trong đó đào tạo nghề đạt 40%.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đã có trên địa bàn tỉnh tiếp tục củng cố cơ sở vật chất và mở rộng qui mô đào tạo nhằm tăng số lượng học viên và đa dạng hóa ngành học cho phù hợp với yêu cầu phát triển ngành nghề hiện nay. Đảm bảo chất lượng đào tạo ở Trung tâm Bồi dường Chính trị, Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Cần xây dựng mạng lưới các trung tâm dạy nghề trên tất cả các huyện, thị để đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn kỹ thuật, quản lý kinh tế v.v. cho thanh niên và người lao động có nhu cầu ở tất cả các xã, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa. Cần mở trường hoặc các lớp đào tạo nghề dành riêng cho thanh niên dân tộc thiểu số.
Xây dựng, phát triển các cơ sở dạy nghề để thật sự là những trường dạy nghề có chất lượng, có thương hiệu, đặc biệt quan tâm dạy nghề cho nông dân chuyển đổi nghề nghiệp, trong đó thanh niên nông thôn có văn hoá phổ thông cần được đào tạo nghề cơ bản để làm việc lâu dài trong các cơ sở công nghiệp, dịch vụ mới tại địa phương và tham gia vào thị trường xuất khẩu lao
động. Quy mô đào tạo một năm khoảng 8.000 người và có trên 50% được đào tạo dài hạn, chuyên sâu; số cán bộ quản lý là 210 người và giáo viên dạy nghề là 310 người đạt chuẩn theo yêu cầu.
Nâng Trường Trung cấp nghề Đắk Nông thành Trường Cao đẳng nghề Đắk Nông; nâng Trung tâm Đào tạo -Bồi dưỡng cán bộ, công chức trực thuộc Sở Nội vụ thành Trường Trung cấp Hành chính tỉnh; nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phương Nam thành Trường Đại học dân lập Phương Nam; thành lập Trường Đại học cộng đồng tỉnh trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng cộng động nhằm đa dạng hoá các loại hình, ngành nghề đào tạo.
Ngoài các cơ sở đào tạo kỹ thuật, dạy nghề, xây dựng Trường cao đẳng cộng đồng của tỉnh, tiến tới mở rộng hình thức giáo dục cộng đồng đến tận các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân đều có thể tham gia học tập. Những năm tiếp theo, xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế và khả năng thu hút đầu tư có thể thành lập thêm một số trường trung cấp, cao đẳng khác. Xây dựng quy chế ưu đãi trong lĩnh vực đào tạo, khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho các hoạt động đào tạo, mở các trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật, dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
Đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục, phát triển các cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp gắn với nhu cầu xã hội. Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, hỗ trợ giáo dục vùng đặc biệt khó khăn và trường học được ưu tiên.
c. Chính sách hỗ trợ nhà ở, điện, nước sinh hoạt
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ. Các địa phương chủ động, tích cực huy động nguồn lực của cộng đồng xã hội, doanh nghiệp, gia đình, dòng họ cùng với nguồn cho vay vốn tín dụng ưu đãi để hỗ trợ hộ nghèo cải thiện nhà ở. Ưu tiên giải quyết trước đối với hộ nghèo là đồng bào DTTS, chủ hộ là người cao tuổi, phụ nữ, người khuyết tật.
Phấn đấu 100% hộ nghèo được sử dụng diện và nước sạch trên địa bàn toàn tỉnh. Phấn đấu các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn cơ bản đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu vào năm 2020. Trong đó, có 98% hộ nghèo được thụ hưởng về điện sinh hoạt; 70% hộ nghèo được sử dụng công trình nước sạch nông thôn và bình quân mỗi năm bê tông, nhựa hoá từ 1-2 Km đường giao thông nông thôn.
d. Chính sách trợ giúp pháp lý
Phấn đấu 100% người nghèo, hộ nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý. Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người đồng bào DTTS nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, nâng cao hiểu biết pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội.
Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí trực tiếp cho người nghèo bằng các hình thức tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hòa giải, phối hợp xác minh, kiến nghị giải quyết vụ việc. Tăng cường công tác trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn; đồng thời, củng cố và tiếp tục thành lập các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các địa bàn nêu trên; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho Ban chủ nhiệm, hội viên Câu lạc bộ và hướng dẫn sinh hoạt câu lạc bộ để nâng cao chất lượng, hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người nghèo.