7. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến luận văn
2.4.2. Những tồn tại trong công tác giảm nghèo và nguyên nhân
a. Những tồn tại
- Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn rất cao so với bình quân chung của cả nước, tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng năm thấp và số hộ tái nghèo, cận nghèo còn ở mức cao.
- Chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là các vùng, các huyện có người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số và vùng nông thôn giảm chậm.
- Hộ gia đình nghèo thiếu đất canh tác hoặc đất canh tác nông nghiệp hạn chế, thiếu nhà ở hoặc nhà tạm bợ vẫn còn khá lớn.
- Sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp và sản xuất sản phẩm với quy mô nhỏ, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa
cao, còn lệ thuộc vào thiên nhiên, đại đa số người dân của tỉnh chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên thu nhập tăng trưởng chậm và chưa bền vững, làm tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm. Đồng thời tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao nên quy mô nhân khẩu của hộ lớn dẫn đến thu nhập bình quân đầu người trong hộ thấp và rơi vào nghèo đói.
- Người lao động chưa qua đào tạo, chưa được tập huấn, hướng dẫn kỷ thuật sản xuất, thiếu kiến thức làm ăn vẫn còn nhiều.
- Quy mô nhân khẩu trên địa bàn vẫn còn thưa, số người ăn theo còn ở mức cao.
- Nguồn vốn cho vay phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh vẫn còn ở mức thấp, hộ nghèo khó tiếp cận được nguồn vốn cho vay, chủ yếu là nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH tỉnh, một số hộ còn sử dụng vốn vay ưu đãi xói đói, giảm nghèo sai mục đích nên hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao.
b. Nguyên nhân tồn tại và hạn chế:
- Tỉnh Đăk Nông là một trong những mới thành lập, có xuất phát điểm thấp, điều kiện về cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giao thông đi lại khó khăn, cách trở, không nằm trên các huyết mạch giao thông thuận lợi nên việc trao đổi hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn; điều kiện về tự nhiên của tỉnh không thuận lợi, đất đai kém màu mở, thời tiết thất thường, vào mùa khô thường xảy ra hạn hán và mùa mưa thì lũ lụt, ngập úng nên gặp nhiều rủi ro, thiệt hại mất mùa. Từ đó ảnh hưởng đến việc giảm nghèo của tỉnh.
- Tuy được Nhà nước ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các huyện nghèo, xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số, nhưng mức đầu tư còn thấp so với nhu cầu thực tế của địa phương; có nhiều chính sách giảm nghèo nhưng chủ yếu chỉ mang tính hỗ trợ ở mức thấp, trong khi chính sách đầu tư tạo sinh kế cho người nghèo chưa nhiều.
- Chưa kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nên công tác giảm nghèo chưa bền vững còn xảy ra tình trạng tái nghèo.
- Công tác khuyến nông, lâm, ngư vẫn còn mặt hạn chế, chưa phổ biến rộng rãi đến các hộ nghèo, một số phương pháp khuyến nông nông, lâm, ngư chưa phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh;
- Công tác phối hợp giữa cho vay vốn ưu đãi với các chương trình hỗ trợ hướng dẫn cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh thông qua công tác khuyến nông, lâm, ngư…chưa chặt chẽ.
- Trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người nghèo còn khá thấp, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, do đó rất khó khăn trong việc tiếp cận học nghề, tập huấn khuyến nông, lâm, ngư nghiệp... Trong khi đó số hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao, (gần 40% dân số cả tỉnh), và vẫn còn một bộ phận với tập quán sản xuất cũ, lạc hậu. Việc hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, công tác tuyên truyền sinh đẻ theo kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến công tác xóa đói, giảm nghèo.
- Công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức về giảm nghèo và các chính sách tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận và được hưởng các dịch vụ xã hội còn chưa thường xuyên và sâu rộng, vẫn còn một số hộ nghèo chưa nắm hết các chủ trương, chính sách của nhà nước hỗ trợ để phối hợp với các nguồn lực sẵn có đầu tư phát triển sản xuất; một bộ phận người nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa quyết tâm làm ăn, chưa thật sự phấn đấu vươn lên thoát nghèo, đây là một trong những nguyên nhân làm chậm về giảm tỷ lệ hộ nghèo.
- Trong thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh nói chung và người nghèo nói riêng đã chịu sự tác động, ảnh hưởng của tình hình suy giảm kinh
tế toàn cầu, giá cả hàng hóa luôn biến động ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vật tư nông nghiệp luôn ở mức cao, trong khi giá sản phẩm tiêu thụ thì lại giảm đã làm cho cuộc sống của người nghèo gặp thêm khó khăn làm chậm công tác giảm nghèo.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và các huyện, thị trong công tác giảm nghèo chưa tốt, nên hiệu quả trong tổ chức triển khai thực hiện còn hạn chế. Đồng thời, năng lực điều tra, thống kê hộ nghèo của các cán bộ chuyên trách còn yếu kém nên việc xác định hộ nghèo còn mang tính chủ quan, không sát với thực tế.
- Một số bộ phận dân cư đời sống còn khó khăn, mặt bằng về trình độ học vấn của người lao động còn thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn nói chung, vùng sâu vùng xa nói riêng, ảnh hưởng rất lớn và khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Ngân sách địa phương có hạn, chưa phân bổ đầu tư vào chương trình giảm nghèo - giải quyết việc làm, trong thời gian qua chủ yếu tuân thủ các nguồn vốn của Trung ương để thực hiện chương trình như cho hộ nghèo vay vốn, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm 120, nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề…
- Nhận thức của một số cán bộ, công chức, tổ chức đoàn thể ở các cấp các ngành chưa nhất quán, thiếu trách nhiệm phối hợp trong công tác giảm nghèo-giải quyết việc làm, chưa coi công tác giảm nghèo-giải quyết việc làm là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng.
- Nguồn vốn cho người lao động vay theo hình thức tín chấp (không thuộc diện chính sách có công và chính sách xã hội) còn rất nhiều khó khăn chưa tháo gỡ được.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của Luận văn đã trình bày tình hình cơ bản của tỉnh Đắk Nông ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo bao gồm: Đặc điểm về điều kiện tự nhiên; Đặc điểm về điều kiện xã hội; Đặc điểm về điều kiện kinh tế. Trên cơ sở phân tích Luận văn đã chỉ rõ những mặt thuận lợi và khó khăn của tỉnh Đắk Nông trong công tác giảm nghèo.
Nội dung chính của chương 2 là luận văn phân tích và đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo Hỗ trợ Y tế, giáo dục và cơ sở vật chất khác cho hộ nghèo, xã nghèo; Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến Nông Lâm Ngư; Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ giảm nghèo và cán bộ ở các xã nghèo; Hỗ trợ vùng ĐBDT đặc biệt khó khăn, đã khảo sát phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói trên địa bàn. Đồng thời luận văn cũng đánh giá được các thành công cũng như các mặt hạn chế và các nguyên nhân của các mặt hạn chế trong trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua trên các mặt: Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề; Tín dụng đối với người nghèo; thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI