NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC PHÁT HUY SỨC MẠNH

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 25 - 37)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC PHÁT HUY SỨC MẠNH

Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đ tổng hợp những phản ứng của các nƣớc Đông Á trƣớc sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc và đƣa ra những gợi ý ch nh sách đối với Việt Nam. Tuy rằng ở đây, nhóm tác giả tập trung chủ yếu vào vấn đề triển khai sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc, song so với các công trình ở Việt Nam, đây là hai công trình trình bày hệ thống hơn về những vấn đề lý luận liên quan tới sức mạnh mềm, sức mạnh mềm văn hóa.

Về cơ ản, các công trình nghiên cứu của các học giả trong nƣớc về lý luận sức mạnh mềm văn hóa c ng giống nhƣ đa số học giả nƣớc ngoài, đều xoay quanh luận thuyết sức mạnh mềm của Joseph Nye – ngƣời đƣợc coi nhƣ cha đẻ của học thuyết này. Ở Việt Nam cho tới nay, các công trình nghiên cứu về sức mạnh mềm văn hóa chƣa nhiều về số lƣợng, c ng chủ yếu là những công trình với quy mô còn nh . Nếu nhƣ giới học thuật của nhiều quốc gia xung quanh chúng ta nhƣ Trung Quốc hay Hàn Quốc đ và đang tập trung vào việc khai thác quan niệm của riêng họ về sức mạnh mềm văn hóa, thì vấn đề sức mạnh mềm và sức mạnh mềm văn hóa ở Việt Nam rõ ràng vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống.

1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC PHÁT HUY SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA MẠNH MỀM VĂN HÓA

1.3.1. Những công trình nghiên cứu về thực tiễn phát huy sức mạnh mềm văn hóa ở một số quốc gia trong khu vực

Với mục tiêu tìm hiểu thực tiễn phát huy sức mạnh mềm văn hóa ở một số quốc gia nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát huy sức mạnh mềm văn hóa của đất nƣớc, luận án lựa chọn tìm hiểu về thực tiễn phát huy sức mạnh mềm văn hóa của bốn quốc gia trong khu vực. Trong đó, Hàn Quốc và Singapore là hai quốc gia nh với xuất phát điểm thấp nhƣng trong một khoảng thời gian không dài đ đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong phát triển đất nƣớc, mà một trong những nguyên nhân là do phát huy sức mạnh mềm văn hóa; còn Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia lớn nhƣng có nhiều ảnh hƣởng về văn hóa đối với Việt Nam.

1.3.1.1. Hàn Quốc

Trong các quốc gia ở châu Á, Hàn Quốc đƣợc xem nhƣ một bài học thành công về việc phát huy sức mạnh mềm. Chỉ trong vài chục năm xây dựng đất nƣớc sau chiến tranh, Hàn Quốc đ đƣợc nhiều ngƣời biết tới nhƣ là một cƣờng quốc về điện ảnh, âm nhạc, thời trang, mỹ phẩm , trở thành một hình ảnh hấp dẫn đối với nhiều ngƣời, đặc biệt là đối với những ngƣời trẻ ở khắp nơi trên thế giới. Những giá trị văn hóa Hàn Quốc đƣợc phổ biến rộng khắp toàn thế giới thông qua các sản phẩm của họ đ tạo nên sức mạnh mềm văn hóa của nƣớc này. Đ có rất nhiều công trình nghiên cứu phân tích các thành tố của sức mạnh mềm Hàn Quốc và lý do vì sao nƣớc này đạt đƣợc thành tựu đáng kể trong việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa. Tiêu biểu có thể kể tới các công trình: “Lý luận v sức mạnh m m và chiến

lược sức mạnh m m của Hàn Quốc” (“A Theory of Soft Power and orea’s Soft

Power Strategy”) [80] của tác giả Geun Lee, đăng trên tạp chí Korean Journal of

Defense Analysis, No. 2(2), p.205-218 năm 2009; “Chính sách văn hóa trong làn

sóng Hàn Quốc: phân tích v chính sách ngoại giao văn hóa trong các bài phát

biểu của các tổng thống” (Cultural Policy in the Korean Wave: An Analysis of

Cultural Diplomacy Embedded in Presidential Speeches) [75] của hai tác giả Tae

Young Kim và Dal Yong Jin đăng trên International Journal of Communication 10(2016); “Có phải Hàn Quốc mở rộng ngoại giao sức mạnh m m?” (Is [south]

Korea open for soft power diplomacy?) của tác giả B. Ca alza (2011); “Định vị sức

mạnh m m Hàn Quốc: nguồn lực, tác nhân, tác động và ảnh hưởng”(Mapping

South orea’s soft power: sources, actors, tooks and impacts) [76] của hai tác giả

Youngmi Kim và Valentina Marinescu đăng trên Journal of Sociological studies, New series, No. 1 (2015), p. 3-12; Công trình Sức mạnh m m văn hóa của Hàn

Quốc của tác giả Julia Valieva (Cultural soft power of Korea. [90]

Các công trình này đ góp phần làm rõ quá trình nhận thức và hành động qua nhiều giai đoạn của chính phủ và ngƣời dân Hàn Quốc nhằm tiến hành xây dựng và phát huy sức mạnh mềm văn hóa của mình cho tới giai đoạn hiện nay.

Các tác giả chỉ ra rằng, Hàn Quốc bắt đầu chú ý tới khái niệm sức mạnh mềm vào khoảng cuối thập kỷ 90 khi chính phủ của họ nghiêm túc đánh giá về tầm

quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa và ngoại giao công chúng trong việc xây dựng một hình ảnh thu hút của quốc gia trên trƣờng quốc tế. Bằng chứng là vào năm 1996 – 1997, Bộ Văn hóa và Thể thao Hàn Quốc đ lựa chọn 10 biểu tƣợng văn hóa để giới thiệu về đặc trƣng của văn hóa Hàn Quốc với thế giới. Đó là: trang phục truyền thống – hanbok; chữ viết – Hangul; các món ăn truyền thống - Kimchi và pulgogi; những ngôi chùa– Bulguksa; võ thuật – Taekwondo; trà sâm - Koryo insam; các điệu nhảy truyền thống; các di tích Khổng giáo; tổ hợp núi và công viên quốc gia; những nghệ sĩ Hàn Quốc nổi tiếng trên thế giới. [90, tr. 209]

Trong giai đoạn 1998 – 2008, chính phủ Hàn Quốc đ thúc đẩy hai lĩnh vực: công nghệ thông tin và văn hóa đại chúng nhƣ là hai lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế. Công nghệ thông tin giúp kiến tạo nên những lĩnh vực công nghệ mới và văn hóa đại chúng s là sản phẩm xuất khẩu chính của Hàn Quốc. Các sản phẩm văn hóa đại chúng đƣợc tập trung đầu tƣ ao gồm phim ảnh, và sau đó là âm nhạc, đ tạo nên làn sóng Hàn Quốc (Hàn lƣu) ở nhiều nƣớc châu Á, và hiện nay phổ biến trên toàn cầu. Hàn lƣu không những giúp phổ biến văn hóa và hình ảnh Hàn Quốc rộng khắp khu vực châu Á mà còn giúp Hàn Quốc thu về những giá trị kinh tế không nh t việc xuất khẩu các sản phẩm mang thƣơng hiệu quốc gia và thúc đẩy du lịch. Các sản phẩm văn hóa của Hàn Quốc sở dĩ có đƣợc sự lan t a và chấp nhận của đông đảo khán giả trên thế giới d an đầu có rào cản ngôn ngữ, là bởi cùng một lúc nó v a rất “đặc biệt” (mang những giá trị văn hóa Hàn Quốc), lại v a “phổ biến” ( ởi nó biểu thị những giá trị, những biểu tƣợng và chất liệu phổ biến trên toàn cầu) [86, tr. 4]. C ng t đây, Hàn lƣu đ trở thành công cụ để tăng uy t n quốc gia, tạo vị thế quốc tế cho Hàn Quốc, tạo ấn tƣợng tích cực và xây dựng hình ảnh ở nƣớc ngoài.

Là một quốc gia nh , tiềm lực quân sự không lớn, luôn phải đối mặt với tình trạng căng th ng ở biên giới, lại ở cạnh một quốc gia lớn mạnh về kinh tế nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc sớm đ nhận ra vai trò của sức mạnh mềm đối với sự phát triển của đất nƣớc mình. Khi hoạch định những chính sách quốc gia, chính phủ Hàn Quốc không thúc đẩy việc mở rộng làn sóng Hàn Quốc (Hàn lƣu) nhƣ là một lĩnh vực riêng biệt, chỉ tập trung vào sự gia tăng vai tr của văn hóa đại chúng đối với việc nâng cao hình ảnh quốc gia, mà phát triển nó nhƣ là một phần của nền kinh tế quốc

gia bởi vì họ cho rằng sự tăng trƣởng của kinh tế đất nƣớc với sự hỗ trợ của Hàn lƣu s v a tạo ra sức mạnh cứng v a tạo ra sức mạnh mềm, v a giúp phát triển nền kinh tế và thu về lợi nhuận, v a quảng bá và phát triển hình ảnh c ng nhƣ danh tiếng quốc gia. Vì vậy, chính phủ Hàn Quốc đ cụ thể hóa các sản phẩm văn hóa thông qua nguồn tiền trợ cấp và hỗ trợ pháp lý của họ đối với nền kinh tế quốc gia trong khi thúc đẩy các sản phẩm văn hóa nhằm nâng cao hình ảnh quốc gia. Những thành công của Hàn Quốc trong việc phát huy sức mạnh mềm văn hóa thể hiện tầm nhìn và vai trò của nhà nƣớc trong việc thúc đẩy văn hóa đại chúng trong thời đại mới.

1.3.1.2. Singapore

Là một quốc gia rất nh ở khu vực Đông Nam Á, lịch s hình thành và phát triển c ng chỉ mới trải qua vài chục năm, nhƣng Singapore đ chứng t tầm ảnh hƣởng của mình đối với các quốc gia khác trên thế giới. Tầm ảnh hƣởng này rõ ràng không tới t sức mạnh quân sự hay một nền kinh tế vƣợt trội, mà chủ yếu là biểu hiện của sức mạnh mềm. Năm 2019, Singapore có mặt trong bảng xếp hạng 30 quốc gia có sức mạnh mềm lớn nhất thế giới (Soft power 30) và đứng ở vị trí thứ 21. Hộ chiếu Singapore c ng đƣợc đánh giá là một trong những tấm hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới khi đƣợc tới 189 quốc gia và vùng lãnh thổ miễn thị thực nhập cảnh.

Những công trình tiêu biểu mô tả về kinh nghiệm phát huy sức mạnh mềm của Singapore có thể kể tới nhƣ: “Singapore và kinh nghiệm sức mạnh m m

(Singapore and the Soft power experience) của tác giả Alan Chong (2009) in trong

cuốn sách The Diplomacies of Small States, International Political Economy Series.

Palgrave Macmillan, London [68]; “Sức mạnh m m của Singapore” (The soft power

of Singapore) của tác giả Mark T. S. Hong (2016) [74] in trong cuốn sách The Rise

of Singapore, Volume 2: Reflections on Singapore, World Scientific Publishing.

Trong các công trình này, quá trình phát huy sức mạnh mềm của Singapore đƣợc mô tả bắt nguồn t việc nƣớc này nhận thức đƣợc những điểm mạnh và yếu của đất nƣớc mình, và tận dụng những điểm mạnh đó để phát triển đất nƣớc. Singapore không có lợi thế về diện tích, dân số, sức mạnh quân sự , nhƣng lại có một vị trí chiến lƣợc dọc theo những tuyến giao thông đƣờng biển quan trọng. Vì vậy, họ tận dụng điều này để tạo ra một trung tâm kết nối giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây,

tạo ra một môi trƣờng kinh tế, tài chính, công nghệ đậm chất phƣơng Tây trong l ng phƣơng Đông, t đó thu hút sự đầu tƣ, hợp tác của các nƣớc khác.

Là một quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc, tách ra t Malaysia chƣa lâu, Singapore không có lợi thế về một nền văn hóa có ản sắc riêng, giàu truyền thống so với rất nhiều nền văn hóa khác, thậm chí, nhiều tác giả còn tranh luận rằng Singapore không có một nền văn hóa riêng iệt, vì vậy không có sức mạnh mềm văn hóa. Tuy vậy, nếu xét t khía cạnh rộng nhất của nó, Singapore đ tập trung phát triển sức mạnh mềm của mình chủ yếu t việc khai thác nguồn lực con ngƣời, xây dựng nên một trung tâm sáng tạo với những ý tƣởng giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, t các vấn đề về quản lý đô thị tới các vấn đề về môi trƣờng, về không gian, về quy hoạch và kiến trúc, về y tế Singapore nổi tiếng với những mô hình hiệu quả và sáng tạo để giải quyết các vấn đề t chống tham nh ng tới phát triển mô hình chính phủ điện t , hay việc xây dựng các cảng biển, sân bay, quản lý tài chính, tiền tệ C ng với sự thành công của mình, họ xuất khẩu các mô hình đó sang nhiều nƣớc và tạo nên danh tiếng quốc gia trên phạm vi rộng lớn.

Tất yếu cùng với sức mạnh t sự sáng tạo của con ngƣời, Singapore tạo nên một nền giáo dục tiên tiến, c ng theo phong cách một nền giáo dục kiểu châu Âu trong lòng châu Á. Các công trình nghiên cứu đều chỉ ra sự thành công của nƣớc này trong việc tạo nên sức hấp dẫn và thƣơng hiệu quốc gia t giáo dục. Singapore có những trƣờng đại học lọt top 50, 100 trƣờng đại học hàng đầu thế giới, nhƣ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) hay Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), thu hút hàng năm rất nhiều sinh viên quốc tế tới học. Không những thế, bằng danh tiếng này, Singapore xuất khẩu đƣợc mô hình giáo dục ra nhiều quốc gia, t mô hình giáo dục phổ thông, đại học hay các bộ sách giáo khoa, đặc biệt là sách giáo khoa toán và khoa học.

Về cơ ản, Singapore ngay t an đầu không thực sự đặt mục tiêu phát triển sức mạnh mềm hay sức mạnh mềm quốc gia của mình mà là tìm ra một mô hình, một cách thức để phát triển đất nƣớc trong điều kiện cụ thể của quốc gia mình. Chỉ có điều, trong quá trình xây dựng và phát triển, chính việc không có tài nguyên thiên nhiên, đất đai cho tới hạn chế về nhân lực đ khiến Singapore tận lực tạo ra những mô hình phát triển độc đáo, sáng tạo, và sự thành công của những mô hình

này đ lan t a hình ảnh của đất nƣớc, t đó tạo nên sức mạnh mềm của Singapore. Ông Tan Tay Keong, Giám đốc điều hành của Quỹ quốc tế Singapore (SIF) đ phát biểu trong một cuộc hội thảo ở Israel tháng 11/2005 về chiến lƣợc mà Singapore s dụng để duy trì sức mạnh mềm của mình, đƣợc gọi là 5T, bao gồm: (1) Tài năng (Talent); (2) Thƣơng mại (Trade); (3) Kỹ thuật (Technology); (4) Khoan dung (Tolerance); (5) Sự tín nhiệm/niềm tin (Trust). Có thể nói, tuy không có nguồn lực t một nền văn hóa đặc sắc và giàu truyền thống nhƣng Singapore lại tạo ra đƣợc những giá trị mới để giải quyết nhiều vấn đề thời đại, do vậy tạo nên đƣợc sức hấp dẫn của riêng mình. [74]

1.3.1.3. Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia châu Á có nhiều nghiên cứu về vấn đề sức mạnh mềm và sức mạnh mềm văn hóa. Các nhà l nh đạo Trung Quốc đ sớm quan tâm tới việc nghiên cứu về sức mạnh mềm, sức mạnh mềm văn hóa nhƣ là một trong những phƣơng tiện để thực hiện mục tiêu của mình. Vào năm 2007, trong văn kiện Đại hội 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc có kh ng định Trung Quốc cần vực dậy sức sống, sức sáng tạo của văn hóa toàn dân tộc, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia [Trích theo 43, tr. 60]. Chính vì vậy, các nghiên cứu về sức mạnh mềm và sức mạnh mềm văn hóa ở Trung Quốc đặc biệt nở rộ. Tiêu biểu có thể kể tới các công trình: “Sự hấp dẫn của Trung Quốc: Những tác động

của sức mạnh m m Trung Quốc” (China’s charm: Implications of Chinese soft

power) của tác giả Joshua Kurlantzick (2006) [79]; “Khái niệm sức mạnh m m

trong các diễn văn chiến lược của Trung Quốc” (The concept of soft power in

China’s strategic discourse) của Joel Wuthnow (2008) [94]; cuốn sách “Ngoại giao

văn hóa và sức mạnh m m Trung Quốc: Một góc nhìn toàn cầu hóa” của tác giả

Bành Tân Lƣơng (2008), nhà xuất bản Giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ, Bắc

Kinh [35]; “Đ cương nghiên cứu v sức mạnh m m văn hóa Trung uốc

(Research Outline for China’s Cultural Soft Power) của Zhang Guozuo (2017) [97]

in trong Research Series on the Chinese Dream and China’s Development Path,

Springer; “Trung Quốc, sức mạnh m m văn hóa mới? Sức mạnh m m và sức mạnh

Emmanuel Lincot (2019) đăng trên Asia Focus số 109 [81]; “Sức mạnh m m văn

hóa Trung Quốc: một công cụ cho an ninh quốc gia” (The Cultural soft power of

China: a tool for dualistic national security) [66] của Jukka Aukia (2014) đăng trên

JCIR, vol 2, No 1

Đa số các học giả đều thống nhất rằng Trung Quốc có một nguồn sức mạnh mềm to lớn, đó là nền văn hóa lâu đời của nƣớc này. Nền văn hóa này không chỉ ảnh hƣởng tới các nƣớc trong khu vực t lâu mà c n thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các giá trị văn hóa Trung Quốc thể hiện qua phim ảnh, các lễ hội văn hóa, ẩm thực đƣợc ngƣời Hoa mang đi khắp nơi trên thế giới hay các sản phẩm, các công trình nghệ thuật độc đáo đều tạo nên màu sắc và sức cuốn hút riêng biệt đối với thế giới. Nhận thức đƣợc điều này, trong những năm qua, chính phủ Trung Quốc đ ằng nhiều cách thức khác nhau gia tăng sức hấp dẫn và ảnh hƣởng văn hóa của mình đối với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Về mặt ngoại giao văn hóa, các nghiên cứu chỉ ra rằng chính phủ Trung Quốc đ đẩy mạnh giao lƣu về văn hóa và giáo dục với nhiều quốc gia trên thế giới. Họ xây dựng các trung tâm văn hóa Trung Quốc ở nƣớc ngoài, các Học viện Khổng t để quảng

Một phần của tài liệu Phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay (Trang 25 - 37)