7. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Nguồn hình thành và sử dụng quỹ BHXH
Bảo hiểm xã hội là một trong những hình thức bảo hiểm của nhà nƣớc, không nhằm mục đích lợi nhuận. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của ngƣời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Tại Khoản 4, Điều 3, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nƣớc, đƣợc hình thành từ đóng góp của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc.
Cũng tại Khoản 4, Điều 5, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Quỹ bảo hiểm xã hội phải đƣợc quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch. Quỹ đƣợc sử dụng đúng mục đích, hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần.
Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội gồm có: + Quỹ ốm đau và thai sản.
+ Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Quỹ hƣu trí và tử tuất.
1.3.1.1. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo quy định tại Điều 82, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có 5 nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội chính bao gồm: nguồn do ngƣời sử dụng lao động đóng; nguồn do ngƣời lao động đóng; nguồn do tiền sinh lời của hoạt động đầu tƣ từ quỹ; hỗ trợ của Nhà nƣớc và các nguồn thu hợp pháp khác.
Nguồn do ngƣời sử dụng lao động đóng
Ngƣời sử dụng lao động là lực lƣợng đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn và đƣợc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Mức đóng góp đƣợc tính dựa trên tỉ lệ % quỹ lƣơng của doanh nghiệp, đơn vị chi cho ngƣời lao động.
Ngƣời sử dụng lao động tham gia đóng BHXH sẽ bớt đi gánh nặng khi không may ngƣời lao động của mình gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau đồng thời góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội
Ngƣời lao động đóng
Thông qua việc đóng góp một phần thu nhập vào quỹ bảo hiểm xã hội ngƣời lao động sẽ giúp giảm đi gánh nặng khi rủi ro xảy ra và đảm bảo khi về già có một nguồn thu nhập ổn định giúp trang trải cuộc sống.
Ngƣời lao động có đóng mới có hƣởng, các chính sách lƣơng hƣu hoặc trợ cấp mai táng, thai sản… đƣợc hoạt động dựa trên nguồn quỹ BHXH.
Tiền sinh lời của hoạt động đầu tƣ từ quỹ
Tiền sinh lời của hoạt động đầu tƣ từ quỹ là một trong những mục quan trọng giúp gia tăng quỹ bảo hiểm xã hội.
Đầu tƣ vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phải đảm bảo các yêu cầu: Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nguồn quỹ, có khả năng thanh khoản cao; Phải có lãi; Đáp ứng nhu cầu thanh toán thƣờng xuyên việc chi trả các chế độ BHXH phát sinh.
Hỗ trợ của Nhà nƣớc
Khi quỹ bị thâm hụt do nhiều nguyên nhân, dẫn đến việc không đảm bảo cho việc thực hiện an sinh xã hội, khi này Nhà nƣớc sẽ thực hiện hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH để có thể tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh.
Các nguồn thu hợp pháp khác
Các nguồn thu khác của quỹ bảo hiểm xã hội nhƣ:
+ Đóng góp ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài nƣớc.
+ Khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH. + Khoản tiền phạt từ các đơn vị, cá nhân làm sai luật BHXH.
1.3.1.2. Mục đích sử dụng quỹ BHXH
Xác định mục đích của quỹ BHXH là một trong những vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo quỹ đƣợc sử dụng đúng với mục đích thành lập quỹ. Đồng thời tránh việc thất thoát gây ảnh hƣởng đến hoạt động của tổ chức cũng nhƣ quyền lợi của ngƣời tham gia BHXH.
Căn cứ vào Điều 82, Luật Bảo hiểm xã hội, quỹ BHXH đƣợc sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích chính sau:
-Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động theo quy định Đây là khoản chi chính và chiếm tỉ trọng cao nhất trong quỹ BHXH, quỹ đƣợc chi cho các khoản gồm: chi trả lƣơng hƣu, đóng bảo hiểm y tế, chi trả chế độ cho ngƣời lao động bị bệnh nghề nghiệp, chi trả trợ cấp thai sản…
Chi trả các chế độ cho ngƣời lao động cũng là mục đích chính để hình thành quỹ BHXH, đảm bảo cho ngƣời dân có một cuộc sống tốt hơn, có thể an tâm làm việc và đỡ đi một phần gánh nặng khi về già hoặc không may gặp rủi ro.
- Chi trả chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
Ngoài việc dùng vào việc chi trả chế độ bảo hiểm cho các đối tƣợng đƣợc hƣởng theo quy định, quỹ bảo hiểm xã hội còn đƣợc sử dụng để chi trả chi phí quản lý BHXH.
Các chi phí quản lý bao gồm chi phí nhƣ:
Chi phí tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội.
Chi phí tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.
Chi phí cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý ngƣời tham gia, ngƣời thụ hƣởng bảo hiểm xã hội.