7. Kết cấu của đề tài
1.4.2. Kế toán thu Bảo hiểm xã hội
- Tại các đơn vị sử dụng lao động, đại lý thu các xã, thị trấn và Bƣu điện huyện:
- Hàng ngày số tiền ghi thu các chế độ BHXH, BHYT, BHTN của BHXH huyện và bƣu điện sẽ đƣợc ghi nhận và chuyển tiền về tài khoản thu tại các ngân hàng, kho bạc của cơ quan BHXH mở.
- Tại các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý. Hàng ngày,
kế toán viên phụ trách tài khoản thu các chế độ BHXH, BHYT, BHTN ra ngân hàng, kho bạc địa phƣơng lấy thông báo có (hoặc 1 liên Ủy nhiệm chi) của đơn vị nộp vào tài khoản thu của BHXH huyện. Từ Ủy nhiệm chi, giấy báo có, kế toán viên phụ trách ghi nhận vào tài khoản tạm thu của đơn vị - Từ nguồn Ngân sách nhà nƣớc: Hàng năm, Nhà nƣớc chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc để bảo đảm trả đủ lƣơng hƣu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với ngƣời hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1995; đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian làm việc trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với ngƣời LĐ có thời gian làm việc trong khu vực nhà nƣớc trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1995 chƣa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên;
1.4.2.1. Nguyên tắc và chứng từ kế toán thu bảo hiểm xã hội * Nguyên tắc
Khi thu tiền các đơn vị phải sử dụng chứng từ theo quy định của BTC. Tất cả các khoản thu của đơn vị phải đƣợc phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác vào tài khoản các khoản thu.
Kế toán phải mở sổ hạch toán chi tiết cho từng hoạt động, từng loại thu riêng đối với từng nghiệp vụ, để làm căn cứ tính chênh lệch thu chi vào thời điểm cuối kỳ kế toán.
Theo dõi chi tiết cho từng tài khoản thu để xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.
* Chứng từ kế toán sử dụng
Bảng 1.3: Hệ thống chứng từ thu BHXH
HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Bộ Tài chính)
DANH MỤC CHỨNG TỪ THU
STT Tên chứng từ
1
Bảng tổng hợp số phải thu BHXH, BHYT, BHTN 2 Phiếu tính lãi, phí phải thu/ phải trả phát sinh trong
năm
3 Phiếu điều chỉnh lãi, phí phải thu/ phải trả phát sinh trong năm
Nguồn: Bộ Tài chính
Kế toán thu hoạt động sử dụng các mẫu chứng từ theo quy định tại Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính Thông tƣ hƣớng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ngoài ra còn 30 chứng từ theo Thông tƣ 102/2018/TT-BTC hƣớng dẫn kế toán BHXH gồm các chứng từ (Bảng 1.1).
1.4.2.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán
Tài khoản phản ánh thu các loại bảo hiểm đƣợc sử dụng tại các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam theo Thông tƣ số 102/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Thông tƣ hƣớng dẫn kế toán bảo hiểm xã hội, công văn số 576/BHXH-TCKT ngày 26/02/2020 về hƣớng dẫn tạm thời một số nội dung thực hiện chế độ kế toán năm tài chính 2019.
Các tài khoản sử dụng
- Tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
+ TK 139: Phải thu của các đối tƣợng đóng bảo hiểm + TK 142: Phải thu nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm + TK 145: Phải thu hoạt động đầu tƣ quỹ
+ TK 911: Xác định kết quả
Tại Bảo hiểm xã hội tỉnh
+ TK 139: Phải thu của các đối tƣợng đóng bảo hiểm + TK 142: Phải thu nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm + TK 335: Tạm thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng + TK 339: Phải trả của các quỹ bảo hiểm
+ TK 342: Phải trả nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm + TK 346: Kinh phí cấp cho cấp dƣới
+ TK 375: Thu các loại bảo hiểm của tỉnh, huyện
- Tại Bảo hiểm xã hội huyện
+ TK 139: Phải thu của các đối tƣợng đóng bảo hiểm + TK 142: Phải thu nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm + TK 335: Tạm thu các loại bảo hiểm, lãi chậm đóng + TK 339: Phải trả của các quỹ bảo hiểm
+ TK 342: Phải trả nghiệp vụ thanh toán quỹ bảo hiểm
1.4.2.3. Phương pháp kế toán
Bảo hiểm xã hội xử lý phần mềm kế toán tập trung (TCKT) tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, phần mềm kế toán là trung tâm, đầu vào lấy dữ liệu thu quá trình lƣơng của phần mềm thu (TST), Phần mềm kế toán nhập chứng từ thu do các tổ chức, cá nhân nộp tiền chuyển sang phần mềm thu (TST), phần mềm thu phân bổ các quỹ thành phần phải thu gồm: Quỹ ốm đau, thai sản; quỹ hƣu trí, tử tuất; quỹ TNLĐ-BNN; quỹ BHYT.
Lấy mẫu chứng từ C69-HD Bảng tổng hợp số phải thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, C89a-HD Phiếu tính lãi, phí phải thu/ phải trả phát sinh trong năm, C89b-HD Phiếu điều chỉnh lãi, phí phải thu/ phải trả phát sinh trong năm.
1.4.2.4. Báo cáo thu bảo hiểm xã hội
* Phòng Quản lý thu
Hằng tháng, sau khi chốt dữ liệu vào chƣơng trình quản lý, in:
a) Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C12-TS).
b) Tổng hợp số phải thu (Mẫu C69-HD ban hành kèm theo Thông tƣ số 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn kế toán áp dụng cho BHXH Việt Nam).
c) Đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu theo Mẫu C17-TS với Phòng/Tổ KH-TC và Đại lý thu/nhà trƣờng.
d) Danh sách ngƣời chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) do tổ chức BHXH đóng; ngƣời đã hiến bộ phận cơ thể ngƣời gửi UBND xã xác nhận. e) Danh sách đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT trƣớc 30 ngày đến hạn phải đóng (Mẫu D08a-TS) để gửi đại lý thu/nhà trƣờng.
f) Báo cáo nghiệp vụ (Mẫu B01-TS, Mẫu B06-TS).
g) Báo cáo chi tiết đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B03-TS)
Hằng quý, in:
a) Tổng hợp số thẻ và số phải thu theo nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (Mẫu B05-TS).
b) Báo cáo nghiệp vụ (Mẫu B02a-TS, Mẫu B02a-TS lũy kế từ đầu năm; Mẫu B02b-TS, Mẫu B02b-TS lũy kế từ đầu năm; Mẫu B04a-TS, Mẫu B04b-TS).
c) Tổng hợp C69 hàng tháng, in tổng hợp báo cáo số phải thu hàng quý
C69-HD.
d) Tổng hợp số đã thu C83-HD (ban hành kèm theo Thông tƣ số
102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn kế toán áp dụng cho BHXH Việt Nam).
* Phòng Kế hoạch Tài chính
Hàng quý nhận báo cáo từ bộ phận thu gồm C69-HD, C83-HD và báo cáo thu B02-TS, đối chiếu kiểm tra, rà soát và hạch toán kết chuyển, phân bổ số đã thu tƣơng ứng với B02-TS.
Tổng hợp số liệu và in báo cáo B07a-BH – Báo cáo thu BHXH, BHYT, BHTN và F07a-BH – Báo cáo chi tiết số thu BHXH, BHYT, BHTN từ phần mềm kế toán https://tckt.baohiemxahoi.gov.vn. Báo cáo thu của bộ phận kế toán phải đảm bảo khớp đúng với số liệu của từng nhóm thu và số tổng.