- Thông tin về đàn heo phải được theo dõi theo lô, nhóm tuổi và khu vực nuôi. Mỗi lô, nhóm tuổi, khu vực nuôi phải được theo dõi về thay số lượng, tình trạng sức khỏe, tăng trưởng, tiêu hao vật tư đầu vào (cám, vaccine, thuốc, …).
- Những cá thể bị tách khỏi các lô, nhóm tuổi phải được ghi chép và theo dõi riêng. Tình hình điều trị phải được ghi chép theo lô, theo nhóm tuổi và theo khu vực nuôi.
NOTE: Các quy trình, hướng dẫn này sẽ được chuyển thành các file đào tạo cho hệ thống chăn nuôi. Một số quy định, quy trình cụ thể sẽ tiếp tục bổ sung trong quá trình vận hành.
PHỤ LỤC 1: HƯỚNG DẪN CHĂM S C CÁ THỂ HEO
Trong ngành chăn nuôi heo công nghiệp, ngoài chất lượng con giống, thức ăn, nước uống, chương trình vắc xin thì kết quả chăn nuôi có thành công hay thất bại được quyết định bởi chương trình chăm sóc cá thể (CSCT) nghĩa là phân loại heo theo nhóm sức khỏe, điều trị heo có vấn đề theo đúng thuốc và đúng liệu trình.
1. Lợi ích và thiệt hại của việc CSCT
a. Lợi ích khi CSCT Tốt
- Phát hiện heo bệnh sớm (heo loại A), điều trị sớm làm cho khả năng hồi phục cao và thời gian hồi phục nhanh.
- Heo ăn uống tốt sẽ làm cho độ đồng đều trong đàn tốt làm cho FCR (hệ số chuyển hóa thức ăn) thấp.
- Kiểm soát tốt không để xuất hiện heo loại B, C, E sẽ giảm được tỷ lệ chết.
b. Thiệt hại khi CSCT Không tốt
- Độ đồng đều trong đàn thấp sẽ làm cho FCR cao. - Xuất hiện heo B, C, E nhiều dẫn đến tỷ lệ chết cao.
2. Những heo nào cần được CSCT
- Trừ những heo khỏe mạnh được xếp nhóm bình thường (N), tất cả heo còn lại xếp loại A, B, C và E đều phải được CSCT.
- Tùy theo loại heo mà thời gian chăm sóc và liệu trình điều trị khác nhau.
3. Cách phát hiện heo có vấn đề như thế nào.
a. Khi bước vô ô chuồng:
Lùa heo đi sẽ thấy một số heo di chuyển chậm hơn những heo khác trong đàn, bị chen lấn, xô đẩy, nằm trong ô úm hoặc ở góc chuồng mà không di chuyển,
b. Khi cho ăn cám cháo:
- Một số heo sẽ không vào ăn mà di chuyển một cách vô định, một số heo vào ăn nhưng chỉ ăn một chút rồi ra ngoài, một số heo nằm trong úm hoặc nằm sát các vách chuồng. - Những heo có vấn đề này khi quan sát kỹ sẽ thấy hõm hông lõm vào, dịch mũi lỏng
đến đến đặc và có màu trong đến trắng đục hoặc xanh, mắt sưng hoặc đỏ, lông khô và dày lên, di chuyển khó khăn do bị sưng khớp hoặc có tổn thương ở chân, heo ho, hắt xì, phân tiêu chảy dính xung quanh vùng hậu môn, heo đỏ phần da mỏng hoặc bắt lên thấy nóng do bị sốt.
- Những heo này phải được đánh dấu phân biệt, tùy theo mức độ của bệnh mà xếp heo theo nhóm A, B, C và E tương ứng:
o Heo loại B: hô hấp đánh dấu tròn phần lưng, tiêu chảy đánh dấu vệt ngang phần lưng.
o Heo loại C: hô hấp đánh dấu tròn phần đuôi, tiêu chảy đánh dấu vệt ngang phần đuôi.
Sau đó, căn cứ vào việc đánh dấu phân loại để lọc lựa heo ra và xếp vào mỗi ô chuồng tương ứng. Việc bắt heo ra cũng cần tiến hành nhanh chóng, nhẹ nhàng để không gây stress cho heo, có thể sử dụng thanh chắn ép lùa heo về một góc ô chuồng để bắt.
4. Hướng dẫn điều trị riêng cho m i nhóm heo:
- Nhóm heo sức khỏe bình thường (N): không cần điều trị. - Heo loại (E): Điều trị giống heo loại (C).
Sau khi điều trị tích cực 2 – 3 ngày không hồi phục cần trợ tử nhân đạo.
BẢNG HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ HEO THEO XẾP LOẠI
Xếp loại heo Điều trị
A - Sử dụng thuốc trộn cám: Amoxicillin 50%, liều 200ppm/tấn TĂ, Doxycilin 20% liều lượng: 25mg/kg P hoặc Tilmicosin 25% liều 20mg/kg P.
- Cho heo ăn thuốc trộn cám cháo: 4 - 6 lần/ngày, cho ăn liên tục 7 ngày B Hô hấp Điều trị giống loại A
Tiêu chảy
- Sử dụng thuốc trộn cám, Halquinol 60% liều 400g/tấn TĂ, Ampicolis (liều theo hướng dẫn)
Tilmicosin 25% liều 20mg/kg P hoặc Doxycilin 20% liều lượng: 25mg/kg P. - Cho heo ăn thuốc trộn cám cháo: 6 lần/ngày, cho ăn liên tục 7 ngày.
C Hô hấp - Sử dụng thuốc trộn cám: Doxycilin 20% liều lượng: 25mg/kg P hoặc Tilmicosin 25% liều 20mg/kg P hoặc tiamulin 20% liều 200ppm/tấn TĂ
- Cho heo ăn thuốc trộn cám cháo: 6 lần/ngày, cho ăn liên tục 7 ngày. Thuốc tiêm: Tiamulin 20% liều lượng: 0.5ml/10kg P/ngày, tiêm liên tục trong 3 ngày. Tiêu
chảy
- Sử dụng thuốc trộn cám: Halquinol 60% liều lượng: Doxycilin 20% liều lượng: 25mg/kg P hoặc Tilmicosin 25% liều 20mg/kg P.
- Cho heo ăn thuốc trộn cám cháo: 6 lần/ngày, cho ăn liên tục 7 ngày. Thuốc tiêm: Ampicolis liều lượng: 1ml/10kg P/ngày, tiêm liên tục trong 3 ngày.
PHỤ LỤC 2: CÁC TIÊU CHUẨN VỀ TIỂU KHÍ HẬU CHUỒNG NUÔI
Bảng 1: Tiêu chuẩn về nhiệt độ tiểu khí hậu chuồng nuôi cho các nhóm heo
Nhóm heo Nhiệt độ lý tưởng
(độ C)
Khoảng nhiệt độ
Độ C Độ F
Đực giống, hậu bị 18 10 - 21 50 – 70
Nái nuôi con 18 10 - 21 50 – 70
Nái mang thai 18 10 - 21 50 – 70
Heo sơ sinh 35 32 - 35 90 – 95
Heo cai sữa (> 3 tuần) 27 24 - 29 75 – 85
Heo con 5 – 14kg 27 24 – 29 75 – 85
Heo con 14 – 25 kg 24 21 - 27 70 – 80
Heo 25 – 35 kg 18 16 – 21 60 – 70
Heo 35 – 80 kg 16 13 - 21 55 – 70
Heo 80 kg – xuất bán 13 10 - 21 50 – 70
Bảng 2: Các mức cảnh báo về Stress nhiệt trên heo
Điểm cảnh báo Biểu hiện lâm sàng Tần số hô hấp Không Stress nhiệt
(No heat stress)
Heo khoẻ mạnh bình thường, da hồng hào
Bình thường
Báo động stress nhiệt
(Heat stress alert)
Ăn kém, giãn các mạch quản dưới da, hơi ửng đỏ
35 – 40 lần/phút
Stres nhiệt nguy hiểm
(Heat stress danger)
Giảm ăn rõ rệt, da đỏ ửng, thở dốc
80 – 100 lần/phút
Stress nhiệt nguy cấp
(Heat stress emergency)
Bỏ ăn hoàn toàn, thở hổn hển, chết sau vài tiếng.
Hình 1: Mỗi tương quan giữa nhiệt độ, độ ẩm trong stress nhiệt (chỉ số THI) Bảng 3: Tốc độ gió trong chuồng kín phù hợp với từng giai đoạn của heo.
Các loại heo Tốc độ gió (m/giây) Ghi chú
Đực giống mạnh hơn 1,8 Heo đực không sợ lạnh
Nái mang thai 1,5 – 3,0 Đo tại tất cả các điểm không được yếu hơn 0,8 m/s.
Nái nuôi con 1,2 – 2,5
ổ úm heo con phải ấm + kín gió mùa lạnh tốc độ gió thấp nhất phải không
được yếu hơn 0,5 m/giây.
Heo thịt (từ 10 tuần tuổi) 1,0 – 3,0
Tốc độ gió không yếu hơn 0,8m/giây (mùa nóng); không yếu hơn 0,5m/giây (mùa
lạnh)
Bảng 4: Tốc độ gió trong giai đoạn heo cai sữa (từ 3-4 tuần tuổi đến 10 tuần tuổi)
Heo cai sữa (tuần tuổi) Tốc độ gió m/giây
3 – 4 0,3 – 0,8
4 – 5 0,3 – 0,9
6 – 7 0,4 – 1,2
7 – 8 0,4 – 1,4
8 – 9 0,6 – 1,6