Vệ sinh dụng cụ dẫn tinh

Một phần của tài liệu Sổ tay chăn nuôi heo công nghiệp (Trang 38)

- Phối xong cần thu dọn đồ tái sử dụng (pank, kéo, khăn lau, 2 thùng đựng tinh….) rửa sạch mang vào phòng tinh, rác thải cho gọn vào nơi quy định.

- 1 người lấy bình phun sát trùng loãng vào phần mông, sàn khu vực phối sau mỗi lần phối xong

- 1 người ghi chép ngay vào sổ phối, thẻ nái các thông tin cần thiết.

- Heo nái phối sáng xong thì chiều mới di chuyển và phối chiều xong thì sáng hôm sau mới di chuyển về vị trí định sẵn

5.6.8Các sắp xếp heo sau khi phối

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 …. 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 Đường cào phân

4 4 3 3 3 3 3 3 3 3 …. 3 3 3 3 2 …. 2 2 2 2 Đường tra cám

4 4 … 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 … 5 5 5 6 Đường cào phân

8 8 7 … 7 7 7 6 6 6 … 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 Đường tra cám

8 8 8 … 8 8 9 9 9 9 … 9 9 10 10 10 .. 11 11 11 11

Ghi chú chuồng bầu 2:

-Sắp xếp heo theo hình zic zắc tuần sau nối tiếp tuần trước. - Số 1,2.. là heo ở tuần phối số 1, tuần phối số 2….

Ô thử Đực Ô thử Đự c

C C C W W W W W W W W W W W W E E E E E

ĐƯỜNG CÀO PHÂN Ô thử Đực Ô thử Đự

c

C C C N N N L L L L L W W W W W W M M M

ĐƯỜNG TRA CÁM

P P P P P P P P P P P P P S S S S S S S S S S S S S ĐƯỜNG CÀO PHÂN

P P P P P P P P P P P P P S S S S S S S S S S S S S ĐƯỜNG TRA CÁM

S S S S S S S S S S S S S S S S S S S S S S S S S S

Ghi chú bầu 1:

- Dãy 1 và 2 xếp nái khô và ô thử, dãy 3 và 4 xếp heo phối, các dãy còn lại xếp heo phối

- C : chậm giống. N: lốc. L: heo đang lên giống

- A: sảy thai. W: Heo cai sữa

- M: heo lốc mủ, viêm mủ, các loại heo chờ loại..

- S: heo mang bầu. E : heo hậu bị. P: heo đang phối

Heo dãy 1 và 2 yêu cầu ăn cám 8962, có thể bổ sung thêm protein(cám SK200), đường. Đảm bảo ánh sáng chiếu liên tục 16-18h/ngày (cường độ như ngoài trời lúc 10h sáng.)

Chương VI: QUẢN LÝ HEO THỊT 6.1. Chuẩn bị chuồng nuôi mới

- Bước 1: Tẩy rửa phân, rác từ trong chuồng cũ bằng máy phun áp lực nước sạch từ trên

cao xuống thấp, từ đầu chuồng đến cuối chuồng, rửa sạch trần, giàn mát, cửa kính, cánh quạt, máng ăn, tường, nền, hành lang …. Sau đó được tạt dung dịch NaOH 5%. Tiếp tục rửa lại bằng nước sạch để khô và quét vôi chuồng.

- Bước 2: Bảo trì, thay thế, sửa chữa những thiết bị vật dụng trong chuồng: quạt, máng,

cửa kính, giàn mát, trần, sơn lại các thiết bị dễ bị han rỉ….

- Bước 3: Lắp đặt các dụng cụ cần thiết phục vụ cho nuôi heo con: lồng úm, sàn úm,

bóng úm (vào thời tiết lạnh), giàn mát, máy bơm giàn mát …. Sau đó phun sát trùng kỹ rồi đóng chuồng. trước khi nhập heo 3 ngày thì tiến hành phun lại sát trùng ngày/1 lần. - Yêu cầu: Để trống chuồng ít nhất 7 ngày sau khi vệ sinh sát trùng sạch sẽ

6.2. Chuẩn bị nhập heo.

Trước khi nhập heo về trại cần làm các bước sau.

1. Kiểm tra lại kế hoạch nhập heo, thông báo cho chủ trại hoặc quản lý trại, công nhân được biết.

2. Liên hệ về văn phòng, quản lý, kỹ thuật trại nái về thông tin số lượng, sức khỏe, lịch vaccine, thời điểm xe chạy của heo chuẩn bị nhập…. Qua đó bố trí người đến trại nái nhập heo.

3. Kiểm tra lại điều kiện chuồng nuôi (Theo biểu mẫu check list) : Hệ thống điện: quạt, bóng sưởi, chiếu sang…. Hệ thống nước: Chất lượng nước, núm uống, bể pha thuốc.

4. Trước khi nhập heo 2h tiến hành xả nước tồn trong ống dẫn nước, pha nước điện giải hoặc nước thuốc (bảng)….. Bật bóng sưởi nếu thời tiết lạnh.

5. Bố trí người, địa điểm xuống heo cho hợp lý (thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông), ở những vị trí thuận lợi trong trại, có mái che chắn nắng vào mùa hè, gió lùa vào mùa đông, bố trí quạt nếu thời tiết nắng nóng....

6. Lên kế hoạch vận chuyển heo với VPTT, bộ phận vận chuyển và trại nái cho hợp lý. Việc vận chuyển heo phải đảm bảo quá trình vận chuyển không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, tắc đường, quãng đường vận chuyển xấu....

7. Bố trí ô cách ly cho heo có vấn đề sức khỏe: đảm bảo có ván nằm, đèn sưởi, lồng úm - Thường là 2 ô cuối chuồng.

6.3. Nhập heo.

a. Nhận heo ở trại nái

Việc nhập heo tại trại nái tuân thủ các việc sau:

- Bước 1: Thực hiện các hướng dẫn của người trại nái khi nhận heo. - Bước 2: Cân, kiểm đếm và chọn heo theo quy chuẩn.

- Bước 3: Kiểm tra giấy tờ, ký kết biên bản giao nhận giữa trại nái, thịt và nhà xe. - Bước 4: Kiểm tra lại việc vận chuyển heo để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe

heo: Thời tiết, mật độ, tình trạng xe.... Yêu cầu xe vận chuyển phải đi ngay sau khi đã cho heo lên xe đầy đủ và hoàn thiện các giấy tờ liên quan.

b. Nhận heo ở trại thịt

- Việc nhập heo ở trại thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Phun sát trùng xe heo con trước khi vào khu vực nhập heo. Theo nồng độ sát

trùng in trên lọ thuốc.

- Bước 2: Kiểm tra lại các giấy tờ sau: Kiểm dịch, lý lịch heo (lịch Vaccin, cám sử dụng,

thuốc phòng và điều trị….)

- Bước 3: Nhanh chóng kiểm đếm số lượng và kiểm tra đánh giá sức khỏe sơ bộ khi cho

heo ra khỏi xe, Nếu có điều gì khác thường về số lượng và chất lượng thông báo ngay cho kỹ thuật trại nái và quản lý của mình để kiểm tra lại ( đính kèm hình ảnh)

- Bước 4: Cho tất cả các heo vào 1 hoặc 2 ô chuồng đầu tiên.

- Bước 5: Lên kế hoạch sắp xếp các heo (ghi theo sơ đồ ô chuồng), phân loại heo theo

trọng lượng và bố trí số lượng heo ở các ô. Lưu ý để trống 2 ô heo bệnh ở cuối chuồng. - Bước 6: Bàn bạc với công nhân các thức tách ghép và tiến hành tách gheo heo.

- Yêu cầu: Việc tách ghép phải đảm bảo mật độ, trọng lượng đồng đều giữa các ô trong

chuồng nuôi.

6.4. Chăm sóc heo.

- Tổ chức hướng dẫn công nhân làm việc: Hướng dẫn về sinh, chăm sóc, huấn luyện heo….(theo bảng hướng dẫn ghi trong chuồng).

- Sau khi nhập 1 - 2h heo được uống đủ nước mới tiến hành cho heo ăn. Lượng thức ăn nên cho ăn tăng dần theo tiêu chuẩn .

Ngày Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4

Tỷ lệ cám cho ăn 25% 50% 75% 100%

- Cho heo ăn các loại cám theo tiêu chuẩn của công ty (dựa theo bảng tiêu chuẩn từng

loại thức ăn).

- Chuyển cám: Thời gian thay đổi loại cám cho heo ít nhất 6 ngày theo cách sau:(bổ sung tiêu chuẩn điện giải, thuốc vào bảng này)

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6

25%(cám mới) +75%(cám cũ) 25%(cám mới) +75%(cám cũ) 50%(cám mới) +50%(cám cũ) 50%(cám mới) +50%(cám cũ) 75%(cám mới) +25%(cám cũ) 75%(cám mới) +25%(cám cũ)

- Lượng thức ăn ăn hàng ngày (dựa trên bảng tiêu chuẩn thức ăn của công ty). Nếu có sự khác biệt thì phải có ý kiến của cấp trên.

- Phát hiện, tách lọc, điều trị chăm sóc kịp thời heo có vấn đề về sức khỏe

- Vận hành các trang thiết bị trong chuồng hợp lý theo từng thời điểm khác nhau (nhiệt độ, độ ẩm, trọng lượng heo…) theo phụ lục đính kèm

- Mùa đông nhiệt độ xuống thấp cần phải che chắn giàm mát, giảm lượng quạt (vẫn phải đảm bảo lưu thông không khí), vận hành tăng thêm hệ thống sưởi khi cần thiết.

6.6. Cám và thuốc

- Hàng tuần gửi dự trù cám tuần sau cho trại vào thứ 6 hàng tuần. Theo dõi cám về có đúng với dự trù không? Nếu có thay đổi nhu cầu sử dụng cám phải báo lại văn phòng. Yêu cầu đặt cám dự trù cho chính xác tranh phải thay đổi. Trường hợp phát sinh ngoài dự trù phải theo được sự cho phép của giám sát.

- Đặt dự trù thuốc 2 tuần về trại 1 lần. Thuốc về trại phải được kiểm tra lại với hóa đơn xuất kho của công ty.

- Sắp xếp kho thuốc gọn gàng sạch sẽ, sử dụng thuốc hiệu quả đúng mục đích, tránh lãng phí. Loại thuốc nào về trước thì phải sử dụng thuốc trước. Thuốc nào sử dụng xong phải cất gọn thu dọn đầy đủ để trả vỏ về công ty.

- Tổng hợp, phân loại các loại vỏ thuốc và lập phiếu trước 1 ngày khi xe của công ty đên thu vỏ. Nếu có hỏng hóc, mất mát thì phải có giải thích rõ ràng hợp lý. Vỏ thuốc vỡ, mờ hoặc mất nhãn phải được chụp ảnh lại và được xác nhận của kỹ thuật quản lý trại.

6.7. Xuất bán heo

- Bước 1: Nhận thông báo xuất heo từ VPTT

- Bước 2: Thông báo cho những người liên quan được biết (chủ trại, quản lý trại và công nhân)

- Bước 3: Kiểm tra lại khu vực cầu cân, cân, nước tắm....đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường.

- Bước 4: Cắt cám (6 giờ) theo kế hoạch bán heo từ bộ phận bán.

- Bước 5: Cùng giám sát cân kiểm tra lại lô heo cần bán, đánh giá nhận định trọng lượng và chất lượng heo.

- Bước 6: Kiểm tra các xe cân bắt heo (đảm bảo sạch sẽ không dính phân, dính bẩn...) trước khi sát trùng vào trại.

- Bước 7: Phun sát trung theo tỷ lệ định mức và cho xe vào khu vực cân sau khi phun 15 phút. Yêu cầu phải phun kỹ đảm bảo xe được phun ướt hết toàn bộ xe chú ý bánh và gầm xe. Đồng thời kiểm soát khách hàng bắt heo.

- Bước 8: Chỉ có người cân của công ty, chủ trại hoặc quản lý trại, kỹ thuật quản lý công ty và công nhân tham xuất bán gia cùng 1 đại diện và người đuổi heo của khách hàng đang cân bắt heo được phép vào khu vực xuất bán. Các khách hàng khác cùng phương tiện không được phép vào chỉ ở và đỗ theo quy định hướng dẫn của trại.

- Bước 9: Cho heo ra khu vực cân, kiểm đếm, ghi chép số lượng và trọng lượng heo (chủ trại, giám sát cân và khách hàng thực hiện). Tổng kết, ký giao nhận khi kết thúc cân mỗi xe.

- Kết thúc mỗi buổi cân cần phải vệ sinh sạch khu vực xuất bán và phun sát trùng. Lưu ý nước tắm cho heo phải được xả thải đúng chỗ, không để nước tắm chảy chàn lan không kiểm soát được mầm bệnh.

- Kết thúc đóng chuồng cần tổng hợp các số liệu của chuồng nuôi để có kết quả chuồng nuôi sớm nhất.

- Thực hiện vệ sinh, ATSH sau khi bán hết chuồng nuôi chuẩn bị cho lứa mới (thực hiện theo các bước làm mới chuồng.

Chương VII: QUẢN LÝ SỨC KHOẺ ĐÀN HEO

7.1. Quy trình vệ sinh sát trùng

7.1.1. Cổng ra vào trại

a.Đối với xe vào trại

- Toàn bộ xe phải dừng đỗ tại vị trí quy định phía ngoài cổng trại. - Tất cả các phương tiện vào trại bắt buộc phải được phun sát trùng.

- Với xe vào trở heo thịt, heo loại, heo giống yêu cầu phải kiểm tra thùng xe, trong thùng phải sạch không chứa phân, rác, các chế phẩm phụ, heo trên xe… Nếu chưa đảm bảo được các yêu cầu này không được phép cho xe vào trại.

- Xe chuyên chở heo chết hoặc loại (vì bệnh) thì không được vào trại.

- Phải đảm bảo được phun sát trùng kỹ xe và đỗ tại vị trí phun 30 phút mới được phép cho xe vào trại.

b.Đối với người vào trại.

- Phải được phun sát trùng toàn thân tại vị trí phun sát trùng khu vực ngoài cổng.  Rắc vôi bột ở cổng: 1 lần/ tuần vào thứ 5 hàng tuần

 Thay nước sát trùng hố lăn bánh: 2 lần/ tuầnvào thứ 2 và thứ 6 (Mưa trôi phải rắc lại)

7.1.2. Đối với khu vực cầu cần heo

a. Đối với khách hàng và nhân viên bán hàng.

- Phải được phun xịt sát trùng toàn thân và thay đồ bảo hộ của trại sau đó mới được vào khu vực cân heo.

- Khi cân heo đến khách hàng nào thì khách hàng đó và nhân viên bán hàng cho khách đó được tiếp cận khu cầu cân. Còn những khách hàng và nhân viên bán hàng khác ngồi chờ tại khu vực quy định.

b. Đối với công nhân trại tham gia việc cân heo.

- Khi nhận được kế hoạch bán heo Quản lý trại phải lên kế hoạch sắp xếp, bố trí phân công người rõ ràng từ tối hôm trước về thời gian và công việc:

- Những người phụ trách khu cân heo và tiếp xúc với khách hàng không được tiếp xúc với những người lùa heo và sau khi kết thúc bán heo phải quay lại khu sát trùng để tắm và ngâm sát trùng quần áo và ủng sau đó về khu nhà ở, chú ý tuyệt đối không được quay lại khu chuồng nuôi.

- Vệ sinh sát trùng khu nhà cân, đường lùa heo.

- Sau khi kết thúc đợt bán heo trong ngày cần phải vệ sinh sạch sẽ khu vực nhà cân và đường dẫn lùa heo.

- Sau khi vệ sinh sạch sẽ phải phun sát trùng khu nhà cân, đường lùa heo, khu vực cổng ra vào và khu vực nhà ở công nhân.

- Trong quá trình nhập heo vào trại, phun sát trùng lên heo ngay lúc lùa vào chuồng (tại cầu cân hoặc đường dẫn)

7.1.3. Đối với khu vực chăn nuôi

a. Khi không có dịch

- Phải đảm bảo chắc chắn có hàng rào ngăn cách giữa khu vực chăn nuôi với khu vực nhà ở, khu vực nhà kho.

- Tất cả những cá nhân khi đi sang khu vực chăn nuôi phải đảm bảo 100% đi qua phòng sát trùng, tắm sạch và mặc quần áo, đi ủng bảo hộ của trại.

- Quần áo, dầy dép mặc tại khu vực nhà ở sẽ được để tại khu vực quy định phía trong của nhà sát trùng bên khu vực nhà ở.

- Khi đã mặc quần áo và đi ủng bảo hộ sang khu vực chuồng nuôi không được quay lại khu phía trước nhà sát trùng làm gì. Trường hợp tiếp xúc ngược trở lại khu vực đó thì bắt buộc phải đi qua phòng sát trùng và thay quần áo, ủng sau đó mới trở lại khu vực chuồng nuôi.

- Thực hiện việc phun sát trùng định kỳ bên trong chuồng và bên ngoài chuồng (khu vực chăn nuôi) theo lịch định kỳ bằng máy phun áp lực.

- Quy định rõ ràng công nhân phụ trách đơn vị chuồng nào cố định ở khu chuồng đó tránh đi lại giữa các chuồng (Trừ khi có việc khẩn cấp được điều động bởi Quản lý trại).

- Toàn bộ dụng cụ, đồ dùng… khi mang từ khu vực nhà ở sang khu vực chăn nuôi phải được qua sát trùng.

- Không được mang quần áo cá nhân, dầy dép của khu vực nhà ở sang khu vực chăn nuôi.

- Phun sát trùng xung quang trại (khu chuồng nuôi) và tung vôi tuần 1 lần vào thứ 2 hàng tuần

- Quét vôi hàng lang đường đi 2 tuần/1 lần vào 2 lần vào ngày 15 và ngày 30 hàng tháng.

- Xối vôi gầm chuồng bầu 2 lần/1 tuần vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần - Xối vôi gầm chuồng đẻ 2 lần/1 tuần vào thứ 3 và thứ 7 hàng tuần

- Tiến hành định kỳ diệt chuột, phun thuốc diệt ruồi muỗi nhện, quét mạng nhện tháng 2 lần vào ngày 15 và ngày 30 hàng tháng.

b. Khi có dịch:

Chuồng bầu:

- Phun sát trùng 2 lần/ ngày:

o Mùa đông: cuối sáng, đầu chiều

o Hè: cuối sáng, cuối chiều

- Xịt gầm, xả gầm hằng ngày

- Xả vôi, xút gầm: 2 ngày 1 lần

- Rắc vôi bột hành lang và cầu phân 2 ngày 1 lần

- Phun thuốc ruồi muỗi: 1 tuần/ lần

Chuồng đẻ:

- Phun sát trùng 2 lần/ ngày:

o Mùa đông: cuối sáng, đầu chiều

o Hè: cuối sáng, cuối chiều

- Xịt gầm, xả gầm hằng ngày

Một phần của tài liệu Sổ tay chăn nuôi heo công nghiệp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)