Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến mọi ngành kinh doanh theo những cách nhất định. Trong môi trường vĩ mô có bốn yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sơ đồ 2.4: Sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Kinh tế Khoa học - Công
nghệ DOANH NGHIỆP Chính trị - Pháp luật Văn hoá- Xã hội Chiến lược Năng lực cạnh tranh
ĐINH QUỲNH MY 14 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế quốc gia ổn định hay bất ổn có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác động tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tính ổn định của nền kinh tế được thể hiện dựa trên sự ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát.
Nền kinh tế ổn định, tăng trưởng tốt, nâng cao được mức thu nhập, đời sống dân cư, từ đó yêu cầu của họ cũng tăng lên đối với các snar phẩm dịch vụ và các doanh nghiệp cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình để thoả mãn nhu cầu đó. Khi kinh tế ổn định và tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận cao và ngược lại.
Các yếu tố như tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay...cũng có tác động. Tỷ giá hối đoái biến động sẽ tác động ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Môi trường chính trị pháp luật
Các yếu tố chính trị - pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị - pháp luật ổn định, rõ ràng và mở rộng là nền tảng cho sự phát triển các doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, tâm lý tin tưởng để các doanh nghiệp phát triển đầu tư sản xuất, cải tiến trang thiết bị từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế được các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của những doanh nghiệp xấu.
Môi trường văn hoá - xã hội
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, phong cách, văn hoá...của người dân có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua cách thức, yêu cầu khác nhau trong lựa chọn sản phẩm tiêu dùng, doanh nghiệp cần nắm bắt các yếu tố về môi
ĐINH QUỲNH MY 15
trường văn hoá xã hội để điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ của mình cho phù hợp nhằm tối đa hoá doanh thu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên từng phân đoạn thị trường.
Môi trường khoa học - công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ tạo ra những nguyên vật liệu mới, máy móc thiết bị hiện đại, góp phần tăng thêm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngày nay, khoa học công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt, đổi mới khoa học công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ.
Các nhân tố thuộc môi trường ngành
Doanh nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường ngành sau: - Đối thủ hiện tại
Doanh nghiệp cần xác định đối thủ cạnh tranh hiện tại của mình là ai cũng như năng lực cạnh tranh và vị thế hiện tại của họ trên thị trường thông qua nghiên cứu tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của họ trên thị trường. Từ đó đề ra những chiến lược cạnh tranh hiệu quả để không những giữ vững được thị phần mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng. Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trong ngành thể hiện ở rào cản nếu muốn "thoát ra" khỏi ngành, mức độ tập trung của ngành, chi phí cố định/ giá trị gia tăng, tình trạng tăng trưởng của ngành, khác biệt giữa các sản phẩm, các chi phí chuyển đổi, tình trạn sàng lọc trong ngành.
- Đối thủ mới tiềm ẩn
Đây là các doanh nghiệp hiện tại chưa tham gia cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe doạ cho các doanh nghiệp hiện tại và nếu các đối thủ tiềm ẩn
ĐINH QUỲNH MY 16
này thực sự tham gia thì mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Do đó các doanh nghiệp hiện tại trong ngành cần tạo ra hàng rào cản trở sự gia nhập cao dựa trên các yếu tố như: các lợi thế chi phí tuyệt đối, sự hiểu biết về chu kỳ lao động, khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, tính kinh tế theo quy mô, yêu cầu về vốn, các sản phẩm độc quyền... - Khách hàng
Khách hàng là các cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng thanh toán về hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng và mong muốn chưa được thoả mãn.
Nhìn chung, sức mạnh khách hàng lớn tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một số ít người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá. Nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm.