Á trong những năm qua
Cơ chế điều hành giá xăng dầu của một số nước trong khu vực
3.1. Trung Quốc
Tại Trung Quốc, giá xăng dầu được thiết lập bởi Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế Quốc gia (NDRC) - cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu nước này. NDRC kiểm soát giá trần bán buôn dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ. Mức giá này luôn cố định để ngăn chặn biến động. Cũng chính vì vậy, nó có thể ảnh hưởng đến các nhà sản xuất nếu giá được thiết lập không phản ánh đúng điều kiện thị trường. Cơ chế định giá cũ được áp dụng từ cuối năm 2008 dựa trên hệ thống theo dõi giá trung bình trượt 22 ngày của dầu Brent, Dubai và Cinta. Theo đó, Chính phủ có thể điều chỉnh giá xăng dầu trong nước khi mức giá này dao động quá 4% so với lần thay đổi trước.
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 33
Tuy nhiên, vào ngày 26/03/2013, NDRC tuyên bố hủy bỏ mốc thay đổi 4%, đồng thời rút ngắn thời gian theo dõi từ 22 xuống 10 ngày làm việc. Việc này được đánh giá là có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong ngắn hạn nếu giá dầu tăng, nhưng lại có lợi cho các nhà máy lọc dầu trong nước.
Một số chuyên gia cho biết cơ chế mới được thiết kế để tự do hóa việc định giá mà vẫn đảm bảo thị trường trong nước ít chịu ảnh hưởng khi giá dầu quốc tế tăng vọt. Theo kế hoạch cải tổ được đưa ra hồi tháng 3/2012, Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ cho các công ty tự định giá bán xăng dầu trong thời gian tới.
3.2. Indonesia
Tại Indonesia, xăng và dầu diesel được Chính phủ trợ giá rất lớn. Năm 2011, số tiền này lên tới 14 tỷ USD. Loại xăng được trợ giá là Premium - hàm lượng octane thấp, vẫn chứa chì và được bán với 4.500 rupiah một lít (9.656 đồng).
Cuối tháng 3/2012, Indonesia công bố dự định tăng giá xăng thêm 33%, lên 6.000 rupiah (12.875 đồng) một lít. Việc này đã gây ra làn sóng biểu tình phản đối dữ dội từ người dân, khiến Chính phủ phải từ bỏ. Tuy vậy, họ cũng thông qua một điều luật khác, cho phép Chính phủ tăng giá xăng nếu giá dầu thế giới cao hơn 15% so với ngưỡng 105 USD một thùng trong sáu tháng. Các loại xăng như Pertamax hay Pertamax Plus không được trợ giá, không chì và hàm lượng Octane lớn thì có giá cao gần gấp đôi. Tháng 6 năm ngoái, giá Pertamax 92 được ấn định là 9.250 rupiah và Pertamax 95 là 9.900 rupiah, theo Jakarta Post.
Cả Premium và Pertamax đều là sản phẩm của Pertamina - Tập đoàn dầu khí nhà nước tại Indonesia. Shell cũng tham gia thị trường xăng dầu nước này với giá dao động 9.800 rupiah - 10.800 rupiah (21.029 - 23.175 đồng). Những loại xăng không được hỗ trợ có giá khác nhau tùy từngtỉnh thành.
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 34 3.3. Malaysia
Tại Malaysia, giá xăng được quản lý bởi Bộ phận Thương mại nội địa, thuộc Bộ Thương mại và Tiêu dùng trong nước. Đây cũng là quốc gia trợ giá rất mạnh cho các sản phẩm xăng dầu. Từ năm 1983, nước này đã áp dụng cơ chế bình ổn giá nhiên liệu. Thời đó, xăng dầu được trợ giá tối đa 0,58 ringit và 0,19 ringgit (tùy loại) để gần như không biến động trong thời gian dài.
Tuy nhiên, từ tháng 7/2010, Chính phủ nước này đã hủy bỏ trợ giá với xăng RON 97 và để loại này biến động theo thị trường quốc tế. Việc cắt giảm sẽ còn tiếp tục trong thời gian 3 - 5 năm sau đó để cải thiện ngân sách chính phủ và nâng cao hiệu suất kinh tế. Năm 2012, nước này đã chi tới 17 tỷ ringgit cho trợ cấp các sản phẩm xăng dầu. Giá xăng RON 97 của Malaysia tính đến đầu tháng 3/2013 là 2,9 ringgit (19.530 đồng) và xăng RON 95 được trợ giá là 1,9 ringgit (12.795 đồng).
3.4. Singapore
Singapore là một trong 10 nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và giá xăng hoàn toàn do các công ty tự ấn định. Bốn hãng xăng dầu phổ biến tại quốc gia này là: SPC (Công ty dầu mỏ Singapore), Shell, ESSO (của ExxonMobil) và Caltex. Hiện tại, giá xăng LEVO của SPC là 2,14 - 2,28 đôla Singapore mỗi lít (36.000 - 38.000 đồng). Shell niêm yết giá trong khoảng 2,3 - 2,56 đôla Singapore mỗi lít. Giá này tại Caltex là 2 - 2,22 đôla Singapore.
Nguồn:
Linh, T. (2013). Xu hướng nới lỏng kiểm soát giá xăng dầu ở châu Á. VnExpress. Trích lục từ:
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/xu-huong-noi-long-kiem-soat-gia-xang-dau-o- chau-a-2727303.html
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 35
Theo thời báo Kinh tế Sài Gòn (15/04/2017), căng thẳng chính trị tại Syria đã khiến giá các mặt hàng xăng dầu thành phẩm biến động khá mạnh những ngày qua. Đại diện một doanh nghiệp đầu mối phía Nam tính toán, tính đến hết phiên giao dịch ngày 13/04, giá cơ sở (hình thành bởi giá nhập khẩu, thuế, phí… ) hiện cao hơn giá bán lẻ hiện hành hơn 600 đồng/lít, ở tất cả các mặt hàng.
Nguyên nhân là giá thành phẩm trong mấy ngày qua đã tăng vọt sau khi Mỹ có những động thái chính trị với Syria.
Theo đó, giá xăng A92 hôm 12/04 đã vượt mức 67 đô la Mỹ/thùng, cao nhất trong vòng 2 tháng qua. Các mặt hàng DO 0,05S, dầu hỏa cũng ở tình trạng tương tự.
Chính vì vậy, dù từ nay đến ngày cơ quan chức năng điều hành giá (20/04) còn 4 phiên lấy giá nữa (gồm ngày 14, ngày 17, ngày 18 và ngày 19) nhưng vớitình hình này, gần như chắc chắn giá bán lẻ trong nước phải điều chỉnh tăng và mức tăng không dưới 500 đồng/lít.
Ở một diễn biến khác, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3, cả nước đã nhập khẩu gần 1,3 triệu tấn xăng dầu các loại, trị giá là 662 triệu đô la Mỹ, tăng 65,5% về lượng và tăng 54% về trị giá so với tháng trước.
Trong số này, lượng nhập khẩu tăng mạnh từ thị trường Singapore với 481.000 tấn, tăng 26,4%; từ Malaysia với 368.000 tấn, tăng 191,1%; từ Hàn Quốc với 305.000 tấn, tăng 89,1% và từ Trung Quốc với 122.000 tấn, tăng 83,8%.
Tính đến hết quí 1, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là hơn 2,95 triệu tấn, trị giá gần 1,59 tỉ đô la Mỹ, tăng 7,2% về lượng và 74,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 36
Nguồn:
An, T. (2017). Giá bán lẻxăng dầu sẽtăng vì... Syria. Thời báo kinh tế Sài Gòn. Trích lục từ:
http://www.thesaigontimes.vn/159080/Gia-ban-le-xang-dau-se-tang-vi-Syria.html
4. Những bài học rút ra đối với Việt Nam
Một là, đây là loại hàng hoá đặc biệt có ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Sức cạnh tranh của cả một nền kinh tế có thể bị kém đi một cách tương đối so với các nước khác khi giá nhiên liệu tăng cao mà nhà nước không can thiệp. Khi giá nhiên liệu đột ngột tăng cao tới nhiều như vừa qua thì khó có một nền kinh tế nào có thể đứng vững nếu không có biện pháp kiềm chế giá cả, chỉcho tăng chút ít và tăng từ từ.
Hai là, xăng dầu được dùng ở khắp mọi nơi trên đất nước do đó, giá xăng dầu phải bảo đảm thống nhất một giá trên phạm vi cảnước để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp và mức sống ngang bằng cho người dân ở mỗi khu vực địa lý khác nhau, tạo sự phát triển đồng đều giữa các miền. Yêu cầu này đặt ra vấn đề là nhà nước phải có chính sách quản lý giá thích hợp thì mới đạt được điều đó.
Ba là, phân phối xăng dầu có tính độc quyền tự nhiên do phải có đầu tư lớn và có chuyên môn cao, vốn lớn. Theo nguyên tắc về quản lý độc quyền thì nhà nước phải quản lý, có cơ chế điều tiết về giá cả và chất lượng sản phẩm để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của các hành vi độc quyền.
Bốn là, do xăng dầu là mặt hàng thiết yếu nên về nguyên tắc việc kinh doanh phân phối này luôn luôn có lợi nhuận rất cao. Vì vậy nhà nước phải quản lý để điều tiết thu nhập và bảo vệ
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 37
người tiêu dùng, tránh việc tăng “giá vô tội vạ” có thể xảy ra ngay cả khi tình hình thị trường bình thường.
Năm là, việc giữ ổn định giá xăng dầu là tiền đề để thu hút đầu tư. Nhà đầu tư thường sợ nhất phải đầu tư vào một thịtrường không ổn định vì không thể dựbáo trước những gì sẽ xẩy ra sắp tới và do đó không thểtính được hiệu quả tài chính của dự án. Vì vậy, chính sách giữ cho thịtrường ổn định một cách tương đối trước những biến cố của thịtrường thế giới là một việc cần làm đểthu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
=> Việc Nhà nước quản lý giá xăng dầu là cần thiết, đây cũng là cơ chế phổ biến ở nhiều nước, Việt Nam cũng nằm trong sốđó và thực hiện cơ chế quản lý có phụ thu hoặc bù giá. Nhà nước trong trường hợp này đóng vai trò chủ chốt đểđiều hoà giá cả: thu tiền lúc giá thấp thông qua phụ thu hoặc thuếcao để rồi lại đưa ra để bù giá khi giá nhập khẩu cao nếu cần thiết. Cơ chế này cũng đặt ra một số vấn đề cần giải quyết là: Mức bù giá như thế nào là hợp lý. Kém linh hoạt và rất bị động khi có biến: thường là không biết khi nào thì cần tăng giá để giảm bù lỗ, thời gian đểđưa ra quyết định lâu và bị phản ứng, vấn đề buôn lậu qua biên giới…đặc biệt không phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo tâm lý ỷ lại, không có sức ép thúc đẩy các đơn vị sản xuất kinh doanh đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới quản lý, tăng năng suất, sử dụng hợp lý định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, bảo đảm để hàng hoá làm ra cạnh tranh cung cấp trên thị trường
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 38 Hình 1.4: Gía xăng dầu trong nước và thế giới
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 39
Nguồn:
(2017) Giá xăng dầu trong nước và thế giới đang biến động mạnh. Petrolimex. Trích lục từ: https://www.petrolimex.com.vn/nd/bao-chi-viet-ve-petrolimex-va-xang-dau/gia-xang-dau-trong- nuoc-va-the-gioi-dang-bien-dong-manh.html
Nước ta hiện là một quốc gia đang phát triển, thu nhập của người dân tính trên GDP trung bình đầu người đạt 2.215 USD/người/năm so với các nước trong khu vực còn chưa cao, sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp nước ta vẫn còn yếu nhưng đã phải bước vào quá trình hội nhập, cạnh tranh quốc tế. Trong những năm qua, nhà nước quy định chính sách giá hành chính đối với các mặt hàng xăng, dầu và mức giá này cũng dao động cùng thịtrường thế giới nhưng tăng rất nhỏ so với giá thế giới, hỗ trợ bù giá nhiên liệu xăng cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu vì thế nhà nước phải gánh chịu một khoản chi ngân sách rất lớn. Mục đích của cơ chế giá này là khống chế lạm phát ở mức 1 con sốvì xăng dầu có ảnh hưởng tới hầu hết giá cả của các loại hàng hoá.
Hiện Nhà nước can thiệp khá sâu vào giá cả khiến nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam chưa thật sự theo cơ chế thị trường, tính cạnh tranh chưa cao, người tiêu dùng có thể bị thiệt. Hoạt động kinh doanh xăng dầu đang bị Nhà nước can thiệp quá sâu vào thị trường về giá cả, không theo kịp diễn biến thịtrường thế giới, hiệu lực và hiệu quả của giá cơ sở và Quỹ bình ổn cần được xem xét một cách cầu thị từ thực tế. Còn thịtrường xăng dầu thế giới diễn biến đột ngột, khó dự báo, giá dầu biến động mạnh, do đó một số quy định trong cách điều hành giá xăng dầu ở Việt Nam không còn phù hợp. Từ những phân tích trên thịtrường xăng dầu Việt Nam thiếu tính cạnh tranh, các công ty xăng dầu chỉ có một giá thống nhất là không phù hợp với cơ chế thịtrường.
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 40
Theo Vietnambiz (19/05/2017), môi trường kinh doanh xăng dầu cần cải thiện nhiều hơn để tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, mục đích cuối cùng là để người dân được sử dụng xăng dầu với mức giá sát với thực tế nhất. Hiện Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 40% lượng nhu cầu xăng dầu cả nước, 60% còn lại phải nhập khẩu.
Việt Nam có nhiều hiệp định thương mại với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Mỗi hiệp định lại có quy định khác nhau về lộ trình cắt giảm mức thuế nhập khẩu đối với xăng dầu, dù tất cả các hiệp định đều hướng tới mức thuế 0%. Ví dụ, với các nước ASEAN (Hiệp định ATIGA), lộ trình giảm thuế nhập khẩu với xăng ô tô từ năm 2016-2020 là 20%, từ 2021-2022: 8%, 2023: 5% và từ 2024 là 0%. Với Hàn Quốc (Hiệp định VKFTA), lộ trình giảm thuế nhập khẩu với xăng ô tô từ năm 2016-2020 là 10%, từ 2021-2028 là 8%.
Cựu Bộ trưởng Bộ Thương Mại Trương Đình Tuyển cho rằng, việc này có vấn đề cần lưu ý, lộ trình cắt giảm thuế và thuế suất cắt giảm là khác nhau trong từng hiệp định. Từ đó, một câu hỏi đặt ra: Mức thuế trong hiệp định nào sẽ được lấy làm căn cứ hình thành giá bán khi Nhà nước điều chỉnh giá và để tính thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp?
Ngoài ra, phía doanh nghiệp, vì lợi ích, sẽ nhập khẩu từ thị trường có lộ trình cắt giảm thuế nhanh nhất với thuế suất thấp nhất tại thời điểm nhập khẩu. Khi đó, các doanh nghiệp đều tìm cách nhập khẩu từ thị trường có thuế suất theo từng mặt hàng là thấp nhất. Cụ thể, họ sẽ nhập
xăng từ Hàn Quốc vì thuế nhập khẩu xăng ô tô trong VKFTA là 10% từ 2016-2020, mức thấp
nhất trong các FTA cho đến nay. Đối với diesel, các doanh nghiệp đều nhập khẩu từ ASEAN vì theo ATIGA thuế nhập khẩu diesel đã là 0% từ 2016. “Như vậy rất dễ bị các đối tác ép giá và không loại trừ các doanh nghiệp sẵn sàng trả giá cao hơn để được hưởng mức thuế thấp và người bán nước ngoài hưởng lợi và làm giá bán trong nước bị đẩy lên, người tiêu dùng bị thiệt”, ông Tuyển cho biết.
SVTH: Đào Lê Thanh Xuân 41
Một vấn đề khác được ông Tuyển cho rằng còn bất cập là việc Chính phủ cam kết giữ thuế
nhập khẩu xăng dầu không thấp hơn 7% để bảo hộ cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn trong thời
gian 10 năm, tính từ ngày nhà máy này sản xuất thương mại. Như vậy, nếu năm 2018 Nhà máy Nghi Sơn đi vào sản xuất thương mại, thì theo thỏa thuận Việt Nam phải giữ thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu ở mức không thấp hơn 7% cho đến hết 2028.
Trong khi đó theo ATIGA, với xăng từ 2023 thuế nhập khẩu đã xuống 5% và từ 2024 là 0%. Diesel và mazut là 0% từ 2016; còn VKFTA, thuế nhập khẩu diesel từ 2016 là 5% và từ 2018 là 0%. Riêng mazut từ 2016 thuế nhập khẩu đã là 0%. Vậy là phát sinh mâu thuẫn giữa cam kết
ATIGA, VKFTA với cam kết Nghi Sơn.
Theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Chính phủ cần tập trung đưa ra chiến lược phát triển thị trường xăng dầu dài hạn, trong đó cần có những quyết sách quan trọng, mở cửa thị trường xăng dầu sớm hơn cam kết để thị trường lĩnh vực này được cạnh tranh công bằng, đem lại quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.
Nguồn:
Hữu, M. (2017). Thị trường xăng dầu Việt Nam thiếu tính cạnh tranh.Vietnambiz. Trích lục từ: http://vietnambiz.vn/thi-truong-xang-dau-viet-nam-thieu-tinh-canh-tranh-21651.html
Tóm lại, qua tình thình thực tếở nhiều nước kết hợp với phân tích đặc điểm của thị trường