Một số loại L/C đặc biệt:

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán xuất khẩu nông sản bằng thư tín dụng LC tại Công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt D.E.L.T.A (Trang 40 - 43)

L/C xác nhận (confirm L/C): được 1 ngân hàng khác ngoài ngân hàng phát hành xác nhận, là

cam kết trả tiền đồng thời bởi 2 ngân hàng

L/C chuyển nhượng ( transferable L/C): người được hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân

hàng phát hành hay ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền thực hiện L/C cho người khác

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 29

L/C tuần hoàn (revoling L/C): không thể hủy ngang mà được sử dụng một cách tuần hoàn

trong thời gian nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện

L/C giáp lưng (back to back L/C): người xuất khẩu nhận được L/C người nhập khẩu mở cho mình lại dùng chính L/C đó để mở một L/C cho ngưới khác hưởng.

L/C đối ứng ( reciprocal L/C ): L/C bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng được mở

L/C điều khoản đỏ (red clause L/C): cho phép ngân hàng chỉ định ứng trước một phần tiền cho người được thụ hưởng để mua nguyên vật liệu và giao hàng theo đúng L/C đã mở.

L/C dự phòng (stand by L/C): do ngân hàng người xuất khẩu phát hành cam kết hoàn trả tiền

đặt cọc, ứng trước và chi phí mở L/C cho người nhập khẩu nếu người xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Thư tín dụng đối ứng (reciprocal letter of credit) hay còn gọi là thư tín dụng cho mua bán đối lưu (L/C for a counter trade transaction) là loại L/C được quy định là chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó đã được mở ra. Có nghĩa là khi người xuất khẩu nhận được L/C do người nhập khẩu mở thì phải mở ra một L/C tương ứng thì nó mới có giá trị. L/C đối ứng thường được sử dụng trong việc mua bán trên cơ sở hàng đổi hàng (barter)

Ngoài sự phân loại L/C như được trình bày ở trên, trong thực tế, khi sử dụng L/C cần chú ý đến cách phân loại sau:

Thư tín dụng thanh toán (payment credits) là loại L/C được phát hành trong đó quy định rằng nó được ngân hàng thanh toán trả ngay khi xuất hối phiếu

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 30

Thư tín dụng chấp nhận (acceptance credits) thực chất là loại thư tín dụng cho phép trả chậm bằng cách qui định hối phiếu có kỳ hạn ký phát đòi tiền ngân hàng chấp nhận ( accepting bank)

Thư tín dụng thương lượng (negotiation credits) khác với L/C thanh toán hay chấp nhận L/C thương lượng (chiết khấu) có hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc người mua. Trừ khi L/C bắt buộc việc thương lượng tại 1 ngân hàng cụ thể (restricted to bank for negotiation) thì bất kì ngân hàng nào cũng được phép thương lượng.

Thư tín dụng nhờ thu ( collection credits): loại thư này được phát hành theo mẫu thông thường nhưng phải chỉ rõ ràng nó chỉ có hiệu lực thanh toán tại ngân hàng phát hành. Không có một ủy quyền cho bất cứ ngân hàng nào khác và cũng không có điều kiện bồi hoàn. Các ngân hàng chỉđóng vai trò nhờ thu (collecting agent)

Thư tín dụng có điều khoản cho phép bồi hoàn bằng điện TTR credits- Telegraphic

transfer Reimbursement: là L/C cho phép ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi kiểm

tra tính hợp lệ của bộ chứng từ với những điều kiện và điều khoản của L/C sẽ được phép đánh điện đòi tiền của ngân hàng phát hành hay một ngân hàng được chỉ định trong L/C

Trong trường hợp này còn được gọi là “thanh toán ngay tại quầy” bởi trong L/C ở phần hoàn trả có câu (reimbursement : by payment at our counter”

Đặc điểm của loại L/C này là thanh toán rất nhanh thường là 1-3 ngày làm việc), vì vậy các nhà xuất khẩu rất thích

Thư tín dụng không có điều khoản cho phép bồi hoàn bằng điện (Non- TTR credits) là L/C không cho phép đòi tiền bằng điện

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 31

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán xuất khẩu nông sản bằng thư tín dụng LC tại Công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt D.E.L.T.A (Trang 40 - 43)