Đối với nhà nhậpkhẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán xuất khẩu nông sản bằng thư tín dụng LC tại Công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt D.E.L.T.A (Trang 72 - 88)

1. Rủi ro không cung cấp hàng hóa đúng quy định của L/C mặc dù nhà nhập khẩu đã mở L/C đã thực hiện ký quỹở ngân hàng

Giải pháp

- Tìm hiểu kỹ bạn hàng

- Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác

- -Quy định rõ ràng điều khoản phạt trong hợp đồng ngoại thương nếu không thực hiện hợp đồng

- Hai bên ký quỹ tại ngân hàng

- Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: thư tín dụng dự phòng, performance bond, bank guarantee…

2. Tính pháp lý của bộ chứng từ thanh toán: chứng từ giả, không trung thực, nội dung hàng hóa không phù hợp chứng từ

Giải pháp

- Yêu cầu về nội dung và hình thức của chứng từ phải rõ ràng, không chung chung

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 61

- Vận đơn hãng tàu đứng ra lập và khi xếp hàng hóa có đại diện nhà nhập khẩu kiểm tra giám sát sự phù hợp lịch chạy tàu và vận đơn, B/L phải ghi rõ hàng đã xếp lên tàu

- -Đề nghị nhà xuất khẩu gửi ngay 1/3 bộ vận đơn gốc thẳng tới nhà nhập khẩu để kiểm tra đối chiếu với L/C và hợp đồng

- -Chứng chỉ chất lượng do các cơ quan uy tín của XNK hay quốc tế cấp và có sự giám sát, kiểm tra và ký nhận của đại diện nhập khẩu

- Chứng nhận số lượng và có sự kiểm tra của đại diện nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại của việt nam

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 62

CHƯƠNG 5: KẾT LUN VÀ KIN NGH

5.1 Kết lun:

Trong giao dịch thanh toán quốc tế, hình thức thanh toán bằng phương thức L/C chiếm tỷ trọng khá cao, hơn 60%. Theo khảo sát của phòng thương mại quốc tế ICC có khoảng 70% chứng từ xuất trình theo L/C đã bị ngân hàng từ chối vì có sai sót. Điều này gây thiệt hại cho doanh nghiệp về thời gian và tiền bạc ( mỗi lần làm lại chứng từ, DN phải tốn từ 50-100 USD), cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết về các quy tắc trong hoạt động thanh toán XNK

Rủi ro trong hoạt động TTQT là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành. Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình TTQT. Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia: với người bán rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán…, với người mua rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng( không đúng sốlượng, chủng loại, hợp đồng …) rủi ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa …, với NH có liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, tỷ giá biến động …

Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:việc thanh toán của ngân hàng cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hóa. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho ngân hàng chỉ định để thanh toán. Như vậy sẽ không có sự bảo đảm cho nhà nhập khẩu rằng hàng hóa sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 63 hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trảđầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành.

Rủi ro đối với nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán ( chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng lưu kho, bán đấu giá …cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay vềnước. nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa … trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ sai sót. Nếu ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu ngân hàng chấp nhận hối phiếu kì hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của ngân hàng phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách nhà nước thay đổi

Thanh toán quốc tế là công việc rất quan trọng mà mọi nhà quản trị xuất nhập khẩu trên thế giới đều rất quan tâm. Có thể nói cách giải quyết vấn đềthanh toán là đại bộ phận của công việc buôn bán. Chất lượng của công tác này sẽ có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Muốn quản trị XNK, quản trị toàn bộ quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng XNK một cách hiệu quả, bạn cần phải hiểu thấu đáo về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là các phương thức thanh toán.

Nhìn chung, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán àn toàn nhất cho cả doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu và ngân hàng nên thường

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 64 được các doanh nghiệp lựa chọn khi tham gia hoạt động thanh toán nhưng đây cũng lại là phương thức thanh toán phức tạp nhất, đòi hỏi các bên tham gia phải am hiểu về thanh toán quốc tế nói chung và nghiệp vụ nói riêng nhằm nang cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, đây không phải là phương thức thanh toán tuyệt đối an toàn nên các nhà kinh doanh XNK cũng như ngân hàng cần phải thận trọng trong nghiệp vụ nhằm hạn chế nhỏ nhất những rủi ro có thể xảy ra.

Sắp tới đây cùng với sự bùng nổ của internet, của nền kinh tế tri thức sẽ có những phương pháp thanh toán mới ra đời – thanh toán qua mạng tạo cuộc cách mạng trong thanh toán quốc tế. Hiện ở Việt Nam một số công ty khi giao dịch với đối tác từcác nước phát triển đã sử dụng phương thức tradecad một phương thức thanh toán mới với kỷ nguyên robo hiện tại sẽ có nhiều phương thức thanh toán mới mỗi phương thức mổi điểm mạnh, điểm yếu riêng nhưng chung quy để cải thiện thời gian thanh toán và giảm rủi ro nhất có thể.

5.2 Đề xut:

5.2.1. Giải pháp:

Các nguyên nhân khách quan làm phát sinh những rủi ro khó lường trước được, để tránh được những rủi ro xảy ra công ty cần có những biện pháp cụ thể:

- Lo lắng về rủi lo chính trị

Để đảm bảo an toàn nên chọn hình thức an toàn trả ngay, mua bảo hiểm hàng hóa Cập nhật các thông tin về chiếng tranh, bạo động… của các nước đối tác

Xin thông tin từ các thương vụ ở nước đối tác

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 65 Cập nhật liên tục các văn bản mới nhất của chính phủcũng như báo chí về những thay đổi hay dự báo về các chế độ nhập khẩu xuất khẩu của đối tác

- Rủi lo về hối đoái

Chọn đồng tiền thanh toán có tính ổn định hoặc đồng tiền đang lên giá để có thể thu về khoản chênh lệch

Thực hiện các nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn đối với ngân hàng

Ngoài các giải pháp hỗ trợ giảm rủi ro thì phương pháp bền vững nằm cốt lõi ở cán bộ của công ty trong khoản kiểm tra nội dung L/C vì kiểm tra nội dung L/C – D/C là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Nếu không phát hiện được sự phù hợp giữa L/C với hợp đồng xnk mà người xuất khẩu cứ tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì sẽ không đòi được tiền, ngược lại nếu giao hàng theo yêu cầu của L/C thì vi phạm hợp đồng. Cơ sở kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán ngoại thương. Các nội dung L/C cần kiểm tra kỹ:Khi nhận được L/C, cần phải kiểm tra kỹvà đối chiếu với Hợp đồng ngoại thương một số nội dung sau đây:

Kiểm tra Số hiệu và ngày mở L/C:

– Trường 20 – Document Credit Number (Số hiệu của thư tín dụng): Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng do Ngân hàng mở L/C quy định, dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C và tham chiếu trên các chứng từ có liên quan trong BCT theo L/C. – Trường 31C – Date of Issue (Ngày mở thư tín dụng): là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với nhà xuất khẩu, là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C và là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn quy định trong hợp đồng hay không.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 66

Kiểm tra Tên và địa chỉ của các bên liên quan trên D/C:

L/C phải nêu rõ tên địa chỉ, số điện thoại và fax (nếu có) của những người liên quan đến L/C gồm:

–Trường 50 –Applicant (Người yêu cầu mở L/C (nhà nhập khẩu) – Trường 59 – Beneficiary (Người hưởng lợi L/C (nhà xuất khẩu)

– Đầu điện (phần Sender) thể hiện tên, SWIFT CODE (nếu có) của ngân hàng mở L/C (ngân hàng phát hành L/C).

– Trường 57a – Advise Through Bank: thể hiện tên, SWIFT CODE (nếu có) của ngân hàng thông báo L/C.

Kiểm tra Số tiền trên L/C:

– Số tiền của L/C được thể hiện tại trường 32B – Currency Code, Amount (Loại tiền tệ, số tiền). Ngoài ra số tiền này còn được ghi cụ thể (thường là cả bằng số và chữ) tại trường 45A – Description of Goods and/or Services (mô tả hàng hóa).

Trường hợp thư tín dụng có cho phép dung sai thì con số này thường được ghi ở trường 39A – Tolerance (if any).

Kiểm tra Thời hạn giao hàng, ngày và nơi hết hạn, thời hạn trả tiền của L/C:

– Ngày và nơi hết hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình BCT phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C trong thời hạn đó. Ðịa điểm hết hiệu lực thường quy định tại nước người bán và được thể hiện tại trường 31D – Date and Place of Expiry.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 67 – Thời hạn giao hàng thể hiện thời gian mà người xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên phương tiện vận tải. Thời hạn giao hàng nếu là một ngày cụ thể thường được thể hiện ở trường 44C – Latest Date of Shipment (Ngày giao hàng cuối cùng).

Nếu giao hàng nhiều lần thì thông tin này thường được thể hiện ở trường 44D – Shipment Period (Thời gian giao hàng)

Nguyên tắc:

+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng L/C và không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng L/C.

+ Ngày giao hàng phải sau ngày mởthư tín dụng L/C.

+ Ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng L/C phải sau ngày giao hàng.

– Thời gian trả tiền của thư tín dụng L/C: quy định việc trả tiền ngay hay trả tiền sau khi xuất trình hối phiếu đòi tiền. Thời hạn trả tiền được thể hiện tại trường 42C – Drafts at Thời hạn này có thể nằm trong hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C. Tuy nhiên, đối với thư tín dụng L/C trả chậm, hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.

Ví dụ: Ngày hết hạn hiệu lực của L/C là ngày 15/02/2014, hối phiếu kỳ hạn 90 ngày, vậy nhà xuất khẩu phải xuất trình hối phiếu và các chứng từ hàng hóa khác kèm theo trước hoặc trong ngày 15/02/2014 để được chấp nhận. Tính từ ngày chấp nhận cộng thêm 90 ngày thì ra ngày trả tiền hối phiếu kỳ hạn (ngày15/05/2014). Như vậy, thời hạn trả tiền đã nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C, nhưng đã được nhà nhập khẩu (hay ngân hàng mở L/C) chấp nhận thì họ phải có nghĩa vụ trả tiền cho hối phiếu khi đến hạn.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 68 Thông tin vềngười trả tiền hối phiếu được thể hiện ởtrường 42a – Drawee.

Kiểm tra Những nội dung về hàng hóa trên L/C:

Bao gồm những nội dung như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, mã ký hiệu, … được thể hiện chủ yếu tại trường 45A Description of Goods and/or Services (Mô tả hàng hóa/dịch vụ). Đôi khi những thông tin này còn được thể hiện tại trường 46A – Documents Required (Các chứng từ yêu cầu) và trường 47A – Additional Conditions (Điều kiện khác).

Kiểm tra nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa trên L/C:

– Điều kiện cơ sở giao hàng theo incoterms (FOB, CIF, CIP, …) thường được thể hiện tại trường 45A Description of Goods and/or Services (Mô tả hàng hóa/dịch vụ).

Nơi gửi hàng và nơi giao hàng được thể hiện tại trường 44A – Place of Taking in Charge/Dispatch from…/Place of Receipt (dùng trong vận tải đa phương thức) hoặc

trường 44E Port of Loading/Airport of Departure (dùng trong vận tải đường biển và hàng không).

– Thông tin về nơi nhận hàng được thể hiện tại trường 44F – Port of Discharge/Airport of Destination (dùng trong vận tải đường biển và hàng không) hoặc 44B – Place of Final Destination/For Transportation to…/Place of Delivery (dùng trong vận tải đa phương thức).

– Kiểm tra L/C cho phép chuyển tải hay không.

Nội dung về chuyển tải thường được thể hiện ở trường 43T – Transshipment (Allowed/Not allowed hoặc Permitted/Not permitted).

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 69

Kiểm tra xem có được phép giao hàng từng phần hay không.

Thông tin này thường được thể hiện trên trường 43P – Partial Shipments (Allowed/Not allowed hoặc Permitted/Not permitted).

Kiểm tra Các chứng từ yêu cầu theo L/C:

– Điều khoản về BCT theo L/C chủ yếu được quy định tại trường 46A – Documents Required, ngoài ra cũng được quy định thêm tại trường 47A – Additional Conditions.

– Bộ chứng từ thanh toán trong Thư tín dụng L/C là bằng chứng của nhà xuất khẩu chứng minh rằng mình đã tuân thủ đầy đủ các điều khoản, điều kiện của Thư tín dụng L/C và/hoặc hoàn thành nghĩa vụgiao hàng. BCT thường bao gồm: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, Bill tàu / AWB, Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O, Giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch… Cần kiểm tra kỹquy định về bộ chứng từ trên các khía cạnh:

+ Số loại chứng từ phải xuất trình.

+ Sốlượng chứng từ phải làm đối với từng loại (thông thường lập 3 bản)

+ Nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại xem nhà xuất khẩu có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đó không.

+ Thời hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ

Kiểm tra Cam kết trả tiền của ngân hàng mởThư tín dụng L/C:

– Được thể hiện ở trường 78 – Instructions to the Paying/Accepting/Negotiating Bank và là điều khoản ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C. Trường này cũng thể hiện cách thức trả tiền. Trong hợp đồng quy định cách nào thì thư tín dụng L/C phải quy định bằng cách đó.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh Trang 70 => Tóm lại, kiểm tra thư tín dụng L/C là khâu cực kỳ quan trọng. Hiểu rõ và biết cách kiểm tra những nội dung chính của L/C góp phần giảm bớt rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ có liên quan đến thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Khóa luận Giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán xuất khẩu nông sản bằng thư tín dụng LC tại Công ty TNHH Sản xuất và Công nghiệp Việt D.E.L.T.A (Trang 72 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)