7. Kết cấu khóa luận văn
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG
3.2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan
Trong quá trình thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngành may mặc nói chung và của May 10 nói riêng đều gặp phải những khó khăn mà tự thân khơng thể giải quyết được. Đồng thời các công ty là một thực thể trong nền kinh tế nên phải hoạt động theo khuôn pháp luật do Nhà nước đềra. Do đó ngồi các biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nâng cao khả năng
47
cạnh tranh ở phạm vi doanh nghiệp, vai trò của nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà nó được biểu hiện qua hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động này. Để tồn tại và phát triển được thì đối với May 10 ngoài những nỗ lực của bản thân cũng rất cần các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước và ngành dệt may như sau:
3.2.2.1. Một số kiến nghị với nhà nước
– Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh: Đểđẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh, ngành dệt may cần tăng cường khả năng phối hợp đầy đủ và đồng bộ giữa các đơn vị, xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cùng phát triển và đổi mới quy chế để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường cạnh tranh phong phú và đa dạng. Nhờ đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất, quản lý cũng như thực hiện chuyển giao cơng nghệ với các đối tác nước ngồi.
– Các giải pháp hỗ trợ về thuế và pháp luật
+ Việc cải cách hệ thống thuế trước hết phải đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn vốn để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế. Đồng thời phải đảm bảo đồng bộ hợp lý khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Thêm vào đó, chính sách thuế phải đưa ra đơn giản, dễ hiểu để thực hiện khuyến khích và phát triển hoạt động kinh tếđối ngoại.
+ Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm xử phạt, kiểm soát chặt chẽ: tình trạng bn lậu qua biên giới làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước; và chính việc làm hàng giả khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và bị thiệt hại, gây mất uy tín của doanh nghiệp.
+ Cần hỗ trợ vốn để tạo điều kiện cho các Cơng ty nói chung và May 10 nói riêng mở rộng quy mơ kinh doanh. Nhà nước có thể giảm thời gian trả nợ vốn đồng thời cải tiến thủ tục cho vay phù hợp với điều kiện của Công ty. Cần bãi bỏ các thủ tục không cần thiết khi doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng như quy định về vốn tự có trên 30%. Nhà nước cũng cần thống nhất khi đưa ra các quyết định thuế quan để tránh ách tắc, phiền hà tốn kém gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu.
– Đảm bảo ổn định chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước: Có thể nói sựổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp
48
nước ngoài. Trong những năm gần đây cùng với sựổn định chính trị và cố gắng ổn định vĩ mô nền kinh tế như khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phát xuống đến mức thấp nhất, chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và đã tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong những năm tới, để khuyến khích các hoạt động kinh tếđối ngoại và khuyến khích xuất khẩu thì bên cạnh việc ổn định chính trị và kinh tế. Chúng ta cần giữ vững quan hệ hồ bình với các nước trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, tạo bầu khơng khí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu của các nước nói riêng.
3.2.2.2. Kiến nghị với Tập đoàn dệt may Việt Nam, Hiệp hội dệt may
– Một nguyên nhân rất lớn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành may là sự bất cập giữa ngành dệt, công nghiệp phụ trợ với ngành may, phần lớn nguyên phụ liệu chúng ta đều phải nhập khẩu. Vì vậy Tập đồn dệt may nên chủ động có chiến lược đầu tư phát triển ngành dệt và công nghiệp phụ trợ một cách có trọng điểm để đủ khả năng đáp ứng nguyên liệu cho ngành may. Một trong những việc có thể thực hiện được đó là đầu tư cho ngành cơng nghiệp phụ liệu: sản xuất khuy, khóa, cúc, chỉ…
– Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần có vai trị tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ cung cấp thơng tin và tìm kiếm thị trường, giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam nói chung và May 10 nói riêng. Đồng thời Hiệp hội cũng phải thực hiện tốt vai trò là cơ quan điều phối, trên cơ sở tự nguyện về số lượng và mức giá giữa các doanh nghiệp, nhằm tránh tình trạng cạnh tranh gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam.
– Hiệp hội nên tham gia và hợp tác có hiệu quả với các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam như tổ chức chương trình phát triển công nghệ Liên hợp quốc (UNDP), tổ chức phát triển công nghệ liên hợp quốc (UNIDO), dự án Sông Mekong (MPDF), tổ chức hợp tác phát triển Đức (GTZ), tổ chức hợp tác phát triển Đan Mạch (DANIDA), cũng như với các tổ chức nước ngồi có liên quan đểtăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
– Đểvượt qua giai đoạn dịch bệnh, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần kiến nghịNhà nước hỗ trợđược tiếp cận với nguồn vắc xin đểtiêm cho người lao động trong ngành. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng kiến nghị có những chính sách tạo điều kiện cho các nhà máy trong ngành này hoạt động bình thường để kịp tiến độhoàn thành các đơn hàng cho đối tác trong thời gian tới.
49
KẾT LUẬN
Trước xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, ngành may mặc Việt Nam là một trong những ngành được Chính Phủ đặc biệt quan tâm, hỗ trợ trong quá trình phát triển kinh tếđất nước. Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua, ngành may mặc Việt Nam có những đóng góp tích cực vào tốc độtăng trưởng GDP của đất nước, và đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội khác. Là một thành viên của ngành may mặc Việt Nam, Tổng công ty May 10 đã đạt những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc giúp sản phẩm may mặc của Tổng công ty May 10 nói riêng và các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung khẳng định và làm chủ thị trường trong nước trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của hàng hóa nhập ngoại, luận văn đã phân tích được các nhân tốảnh hưởng và các chỉtiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra được sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty May 10 tại thị trường nội địa, xác định những thành tựu, khó khăn hạn chế và nguyên nhân trong q trình Tổng cơng ty kinh doanh tại thị trường nội địa từ đó đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty May 10 trên thị trường nội địa.
Do hạn chế về mặt thời gian, kinh nghiệm của bản thân nên luận văn không tránh khỏi những điểm còn hạn chế, cũng như những vấn đề cần được nghiên cứu thêm như: chưa đi sâu vào từng yếu tố của năng lực cạnh tranh, chưa đánh giá được toàn diện và đầy đủ những hạn chế của Tổng Công ty May 10 so với tất cả các doanh nghiệp dệt may đang cùng cạnh tranh trên thị trường nội địa…Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cơ giáo để giúp tác giả hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty cổ phần may Việt Tiến, 2018, 2019, 2020. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính và báo cáo thường niên năm 2018, 2019, 2020. Hà Nội.
2. Tổng Công ty may Nhà Bè, 2018, 2019, 2020. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính và báo cáo thường niên năm 2018, 2019, 2020. Hà Nội.
3. Tổng Công ty May 10, 2018, 2019, 2020. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính và báo cáo thường niên năm 2018, 2019, 2020. Hà Nội.
4. Vũ Quốc Dũng (2007) Dệt may Việt Nam hậu WTO: Thực trạng và những mục tiêu hướng
tới, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 9, trang 29 -31.
5. ĐỗVăn Dũng và cộng sự (2010) Tác động của khủng hoảng kinh tếđến các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Thương mại.
6. Nguyễn Thị Thu Hương (2005) Nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, Luận văn thạc sĩ,Đại học Thương Mại.
7. Nguyễn Minh Tuấn( 2010) Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP. HCM.
8. Phạm Thị Thu Hương (2000) Những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả ngành may Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
9. Đặng Thị Hiếu Lá (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi Việt
Nam trở thành thành viên của WTO, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 335, trang 41-45.
10. Nguyễn Hải Trung (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học kinh tế quốc dân. 11. Michael E. Porter (1996) Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 12. Nguyễn Đức Kiệm, Bạch Đức Hiểu (2008), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Học viện tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.