7. Kết cấu của luận án
1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọngtrong
cũng như tỷ lệ % của các khoảng cách trong tổng khoảng cách kỳ vọng tương tự như nghiên cứu của Porter và cộng sự (2012).
1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán kiểm toán
1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán kiểm toán (2002), Shaikh và Talha (2003), Salehi (2007), Lee và cộng sự (2009), Agyei và cộng sự (2013), Enofe và cộng sự (2013), Kamau (2013), Albeksh (2017), Awuor (2018).
Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán thường gắn liền với kỳ vọng bất hợp lý của công chúng vì công chúng thường hiểu sai mục đích và bản chất của kiểm toán (Humphrey và cộng sự, 1993). Lee và Ali (2008) cho rằng những kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới danh tiếng của nghề nghiệp kiểm toán vì họ không nhận ra được giá trị thực của kiểm toán. Công chúng là người sử dụng miễn phí các báo cáo tài chính được kiểm toán, họ có thể yêu cầu kiểm toán viên thực hiện một số nhiệm vụ có thể là không logic hoặc không phù hợp về mặt giá phí (Lee và cộng sự, 2009).
Enofe và cộng sự (2013) cũng cho rằng nguyên nhân chính của khoảng cách hợp lý nằm ở những kỳ vọng bất hợp lý của người sử dụng thông tin. Salehi (2011) tin rằng nguyên nhân chính gây ra khoảng cách hợp lý là do sự thiếu hiểu biết, kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin. Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin xuất phát từ sự thay đổi trong quá trình phát triển của kiểm toán. Đầu những năm 1990, kiểm toán viên tham gia cung cấp dịch vụ đảm bảo tuyệt đối với việc phát hiện và ngăn chặn gian lận là mục tiêu chính. Sau đó, kiểm toán chuyển dịch sang cung cấp dịch vụ bảo đảm hợp lý với ý kiến về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính là mục tiêu chính (Salehi và cộng sự, 2009). Kiểm toán đã có sự phát triển và thay đổi nhưng kỳ vọng của người sử dụng thông tin lại không thay đổi do đó sự khác biệt vẫn tồn tại.