Phương pháp nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 104 - 117)

7. Kết cấu của luận án

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu của nghiên cứu định lượng a. Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng

* Đối tượng thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng

Đối tượng thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng được xác định trong phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm 2 nhóm: nhóm khách hàng kiểm toán (thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, kế toán viên, kiểm toán viên nội bộ của các công ty phi tài chính đang niêm yết trên thị tường chứng khoán Việt Nam), nhóm có lợi ích trực tiếp từ kiểm toán (các cổ đông/nhà đầu tư, nhân viên môi giới chứng khoán, nhà quản lý/nhân viên ngân hàng, nhà phân tích tài chính, nhân viên thuế, nhà phân tích tài chính…). Khung mẫu nghiên cứu của luận án là các công ty phi tài chính đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh).

* Kích thước mẫu trong nghiên cứu định lượng

Có rất nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định cỡ mẫu thích hợp của nghiên cứu định lượng.

Đối với nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá: theo Hair và cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng trong nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Bollen (1989) cho rằng cỡ mẫu tối thiểu nên theo tỷ lệ 5:1, theo đó số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết phải gấp 5 lần số biến đo lường trong nghiên cứu. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, luận án xây dựng phiếu điều tra chính thức với 59 biến đo lường, như vậy, cỡ mẫu tối thiểu tương ứng là 59*5 = 295.

Đối với nghiên cứu phân tích hồi quy: Green (1991) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu được xác định theo hai trường hợp. Trường hợp một, nếu mục đích phép hồi quy chỉ đánh giá mức độ phù hợp tổng quát của mô hình như R2, kiểm định F… thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8m (m là số lượng biến độc lập tham gia vào hồi quy). Trường hợp hai, nếu mục đích muốn đánh giá các nhân tố của từng biến độc lập như kiểm định t, hệ số hồi quy … thì cỡ mẫu tối thiểu nên là 104 + m (m là số lượng

biến độc lập). Luận án sử dụng phân tích hồi quy theo trường hợp số hai vì vậy cỡ mẫu tối thiểu theo Green (1991) được xác định là 104 + 7 = 111.

Do luận án sử dụng kết hợp cả phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến, vì vậy để nâng cao độ tin cậy của thông tin khảo sát, luận án xác định cỡ mẫu tối thiểu theo số liệu cao nhất trong các cách xác định đã nêu trên tương ứng là 295.

Để đạt được cỡ mẫu tối thiểu nêu trên, tác giả đã tiến hành phát ra 400 bảng câu hỏi cho đối tượng là người sử dụng thông tin trong đó: 150 bảng hỏi cho nhóm khách hàng kiểm toán là các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và 250 bảng hỏi cho nhóm có lợi ích trực tiếp từ kiểm toán báo cáo tài chính (Phụ lục 3.2: Danh sách các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tham gia khảo sát), (Phụ lục 3.3: Danh sách các ngân hàng, công ty môi giới chứng khoán đã tham gia khảo sát).

Mặt khác, nhằm xác định những kỳ vọng nào của người sử dụng thông tin là hợp lý hay bất hợp lý, luận án cũng tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các kiểm toán viên về khả năng thực hiện các công việc này. Phạm vi đối tượng khảo sát là kiểm toán viên được xác định bao gồm: kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tại các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, bảng câu hỏi khảo sát của kiểm toán viên chỉ đề cập tới 30 câu hỏi liên quan đến phần khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (không bao gồm 29 câu hỏi liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng) và câu hỏi khảo sát chỉ yêu cầu kiểm toán viên trả lời có hoặc không vì vậy kích thước mẫu tối thiểu đối với đối tượng khảo sát là kiểm toán viên được xác định là 100. Để đạt được cỡ mẫu tối thiểu nêu trên, tác giả đã tiến hành phát ra 150 phiếu điều tra với các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tại các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam (Phụ lục 3.4: Danh sách các công ty kiểm toán đã tham gia khảo sát).

b. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát sử dụng trong luận án được thiết kế trên cơ sở kết quả của bước nghiên cứu định tính trước. Luận án sử dụng hai bảng hỏi với thiết kế khác nhau cho nhóm người sử dụng thông tin và nhóm kiểm toán viên.

Bảng hỏi thứ nhất được sử dụng để khảo sát nhóm người sử dụng thông tin (Phụ lục 3.5: Bảng hỏi khảo sát người sử dụng thông tin). Bảng hỏi được thiết kế gồm 3 phần:

Phần I: Khảo sát về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính gồm 30 thang đo. Trong phần I, người sử dụng thông tin sẽ trả lời hai câu hỏi cho mỗi công việc kiểm toán được nêu bao gồm:

Câu hỏi 1: Theo Anh/chị, kiểm toán viên có nên thực hiện các công việc sau đây không?

Câu hỏi 2: Theo Anh/chị, kiểm toán viên đã thực hiện công việc này như thế nào? Trong đó, với câu hỏi 1, người được khảo sát chỉ cần lựa chọn câu trả lời “Không” hoặc “Có”. Với câu hỏi 2, người sử dụng thông tin đánh giá mức độ thực hiện công việc của kiểm toán viên dựa trên thang đo Likert 5 điểm.

Phần II: Khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán bao gồm: Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin; Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin; Nhu cầu của người sử dụng thông tin; Tính độc lập của kiểm toán viên; Năng lực của kiểm toán viên; Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán; Chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ với 29 thang đo. Người sử dụng thông tin đánh giá các nhân tố đã nêu trên thang đo Likert 5 điểm.

Phần III: Thông tin chung về đối tượng khảo sát.

Bảng hỏi thứ hai được sử dụng để khảo sát nhóm kiểm toán viên (bao gồm kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán) (Phụ lục 3.6: Bảng hỏi khảo sát kiểm toán viên). Bảng hỏi được thiết kế gồm 2 phần:

Phần I: Khảo sát về tính hợp lý của các công việc kiểm toán được kỳ vọng. Trong phần này, người được khảo sát lựa chọn câu trả lời “Không” hoặc “Có” cho câu hỏi: Theo Anh/chị, kiểm toán viên có khả năng thực hiện công việc sau đây không?

Phần II: Thông tin chung về đối tượng khảo sát.

Bảng hỏi được thiết kế dưới dạng bản word nhằm phục vụ cho việc khảo sát trực tiếp và thiết kế dưới dạng google form phục vụ cho việc khảo sát qua các công cụ trực tuyến như email, zalo, messenger…

3.2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu của nghiên cứu định lượng a. Mã hóa dữ liệu

Nhằm xử lý dữ liệu với SPSS20, luận án tiến hành mã hóa các thuộc tính của các thang đo như sau:

Bảng 3.6: Mã hóa các thuộc tính của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán STT Mã hóa câu hỏi 1 Mã hóa câu hỏi 2 Tên thuộc tính

TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

1 KV1 TN1 Đưa ra ý kiến trong BCKiT về việc liệu BCTC có được lập và trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu

2 KV2 TN2 Chịu trách nhiệm phát hiện tất cả các gian lận 3 KV3 TN3 Chịu trách nhiệm ngăn chặn tất cả các gian lận 4 KV4 TN4 Công bố trong BCKiT các gian lận đã được phát

hiện, các yếu kém và bất thường của khách hàng kiểm toán

5 KV5 TN5 Kiểm tra và công bố tính đáng tin cậy của toàn bộ các thông tin được trình bày trong báo cáo thường niên 6 KV6 TN6 Kiểm tra và công bố việc tuân thủ tất cả các quy

định về quản trị công ty khi khách hàng kiểm toán là các công ty niêm yết

7 KV7 TN7 Phát hiện và công bố trong BCKiT việc cố ý bóp méo thông tin được trình bày trong BCTC.

8 KV8 TN8 Báo cáo sự nghi ngờ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi cố tình bóp méo BCTC.

9 KV9 TN9 Phát hiện và công bố trong BCKiT các hành vi không tuân thủ pháp luật do Ban giám đốc thực hiện có ảnh hưởng trực tiếp tới BCTC

10 KV10 TN10 Phát hiện và công bố trong BCKiT các hành vi không tuân thủ pháp luật do Ban giám đốc thực hiện nhưng không có ảnh hưởng trực tiếp tới BCTC (ví dụ: vi phạm quy định an toàn lao động, môi trường…)

11 KV11 TN11 Kiểm tra và công bố (trong BCKiT) sự đầy đủ và hữu hiệu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng kiểm toán

STT Mã hóa câu hỏi 1

Mã hóa câu hỏi 2

Tên thuộc tính

12 KV12 TN12 Kiểm tra và công bố (trong BCKiT) sự hữu hiệu và hiệu quả công việc quản lý và quản trị rủi ro công ty của khách hàng kiểm toán.

13 KV13 TN13 Kiểm tra và trao đổi Ban quản trị về sự phù hợp đối với các thủ tục kiểm soát nhằm xác định hoặc quản lý rủi ro tài chính của khách hàng kiểm toán 14 KV14 TN14 Kiểm tra và công bố trong BCKiT về tính trung

thực của thông tin phi tài chính trong báo cáo hàng năm của khách hàng kiểm toán (Ví dụ: thông tin về nhân viên, sản phẩm, hồ sơ an toàn lao động) 15 KV15 TN15 Kiểm tra và công bố (trong BCKiT) tính đáng tin

cậy của số liệu dự báo tài chính bao gồm cả số liệu trong báo cáo thường niên của khách hàng kiểm toán.

16 KV16 TN16 Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng kiểm toán

17 KV17 TN17 Trao đổi với cấp quản lý phù hợp những nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng được kiểm toán

18 KV18 TN18 Công bố trong BCKiT những nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng được kiểm toán.

19 KV19 TN19 Công bố trong BCKiT những thất bại của kiểm toán viên trong việc thu thập thông tin và giải thích việc hình thành ý kiến kiểm toán

20 KV20 TN20 Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

21 KV21 TN21 Công bố rõ ràng mức độ thực hiện công việc kiểm toán trong BCKiT

MỨC ĐỘ ĐẢM BẢO CỦA KIỂM TOÁN

22 KV22 BD1 Đảm bảo chắc chắn BCTC không còn sai sót trọng yếu

STT Mã hóa câu hỏi 1

Mã hóa câu hỏi 2

Tên thuộc tính

23 KV23 BD2 Đảm bảo chắc chắn khách hàng kiểm toán tuân thủ pháp luật

24 KV24 BD3 KTV công bố rõ ràng mức độ đảm bảo của kiểm toán trong BCKiT

25 KV25 BD4 Đảm bảo chắc chắn hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng kiểm toán vận hành hiệu quả

THÔNG ĐIỆP ĐƯỢC TRUYỀN TẢI QUA BÁO CÁO KIỂM TOÁN

26 KV26 TD1 BCKiT có ý kiến chấp nhận toàn phần có nghĩa là KTV chắc chắn 100% BCTC được kiểm toán không còn sai sót

27 KV27 TD2 BCKiT có ý kiến chấp nhận toàn phần có nghĩa là khách hàng kiểm toán có tình hình tài chính tốt và không thể phá sản

28 KV28 TD3 BCKiT có ý kiến chấp nhận toàn phần có nghĩa là khách hàng kiểm toán được quản lý tốt

29 KV29 TD4 BCKiT có ý kiến chấp nhận toàn phần có nghĩa là khoản đầu tư vào khách hàng kiểm toán có khả năng sinh lời cao

30 KV30 TD5 KTV không đề cập tới khả năng hoạt động liên tục trong BCKiT có nghĩa là khả năng hoạt động liên tục của khách hàng kiểm toán được đảm bảo.

Bảng 3.7: Mã hóa các thuộc tính của nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

STT Mã hóa Tên thuộc tính KỲ VỌNG QUÁ MỨC CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN

1 KVQM1 KTV là người chịu trách nhiệm đối với BCTC được kiểm toán 2 KVQM2 KTV kiểm tra 100% các nghiệp vụ và số dư của khách hàng kiểm toán 3 KVQM3 KTV đưa ra cảnh báo sớm cho khả năng phá sản của khách hàng kiểm toán 4 KVQM4 Anh/chị kỳ vọng KTV đề xuất một hệ thống cảnh báo nhằm ngăn

STT Mã hóa Tên thuộc tính

5 KVQM5 Anh/chị kỳ vọng KTV đưa ra sự đảm bảo cho tình hình tài chính ổn định của khách hàng kiểm toán

GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VỀ KIỂM TOÁN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN

6 GD1 Trong các cuộc họp đại hội đồng cổ đông có phần thảo luận về mục đích và chức năng chứng thực của kiểm toán

7 GD2 Anh/chị hiểu về mục tiêu cũng như các hạn chế vốn có của kiểm toán 8 GD3 Anh/chị đã được học các học phần có liên quan đến kiểm toán trong

chương trình học tại các trường Đại học, cao đẳng

NHU CẦU CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN

9 NC1 KTV kiểm tra các thông tin tài chính và phi tài chính được lập bởi nhà quản lý của khách hàng kiểm toán

10 NC2 KTV cung cấp nhiều thông tin về khách hàng kiểm toán hơn như hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, khả năng hoạt động liên tục…

11 NC3 KTV cung cấp nhiều thông tin hơn về tình hình kinh doanh và triển vọng của khách hàng kiểm toán trong tương lai

12 NC4 Anh/chị cần biết các sai sót đã được điều chỉnh và các sai sót chưa được điều chỉnh

TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

13 DL1 Công ty kiểm toán không cung cấp dịch vụ kiểm toán đồng thời với dịch vụ phi kiểm toán như dịch vụ tư vấn quản lý, thuế cho một khách hàng kiểm toán

14 DL2 Công ty kiểm toán không cung cấp dịch vụ kiểm toán cho một khách hàng kiểm toán trong thời gian dài

15 DL3 KTV không có các quan hệ tài chính/kinh tế trực tiếp hay gián tiếp đối với khách hàng kiểm toán

16 DL4 KTV không thực hiện kiêm toán cho một khách hàng kiểm toán trong thời gian dài

17 DL5 KTV không nhận quà hoặc các ưu đãi từ khách hàng kiểm toán

NĂNG LỰC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

18 NL1 KTV có sự hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của khách hàng kiểm toán

STT Mã hóa Tên thuộc tính

20 NL3 KTV có kỹ năng và kiến thức về IT

21 NL4 KTV có khả năng truyền đạt, diễn giải các vấn đề

CHUẨN MỰC VỀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN

22 BC1 Bắt đầu BCKT bằng đoạn kết luận của kiểm toán viên

23 BC2 BCKT cần có thêm phần báo cáo chất lượng của kiểm soát nội bộ của khách hàng kiểm toán

24 BC3 BCKT cần giải thích chi tiết hơn về vai trò của kiểm toán viên 25 BC4 BCKT cần được viết bằng một ngôn ngữ dễ tiếp cận hơn

CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN CHƯA ĐẦY ĐỦ

26 CM1 Chuẩn mực kiểm toán cần mở rộng trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng kiểm toán 27 CM2 Chuẩn mực kiểm toán cần quy định rõ phương pháp, trình tự và trách

nhiệm của các chủ thể trong kiểm soát chất lượng kiểm toán

28 CM3 Chuẩn mực kiểm toán cần bổ sung yêu cầu về việc tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của KTV

29 CM4 Chuẩn mực kiểm toán cần bổ sung yêu cầu thành lập ủy ban kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp

Mặt khác, dựa trên kết quả khảo sát về kỳ vọng của người sử dụng thông tin và khả năng thực hiện các công việc từ kiểm toán viên, luận án xác định các công việc cấu thành các thành phần của khoảng cách kỳ vọng bao gồm khoảng cách hợp lý, khoảng cách chuẩn mực và khoảng cách chất lượng kiểm toán. Vì vậy, ngoài những thuộc tính đã được mã hóa nêu trên, luận án mã hóa các biến phụ thuộc như sau:

Bảng 3.8: Mã hóa các thành phần và khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 104 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)