THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2012 –

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược phẩm cần giờ (Trang 51 - 53)

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2012 –

GIAI ĐOẠN 2012 – 2016

3.5.1. Thuận lợi

- Hệ thống phân phối sâu rộng nhất ngành Dược Việt Nam. - Hoạt động Marketing chuyên nghiệp, hiệu quả.

- Định hướng chiến lược rõ ràng, công cụ thực hiện chiến lược hiện đại, phù hợp. Đầu tư có trọng điểm theo năng lực và tay nghề chuyên môn.

- Dẫn đầu Ngành Công nghiệp Dược Việt Nam từ năm 1996 về thị phần, năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh.

* Cơ hội:

Dân số Việt Nam đông, ước tính đến năm 2019 gần 100 triệu dân. Ý thức chăm sóc sức khỏe và chi tiêu tiền thuốc bình quân/đầu người ngày càng tăng.

Tốc độ tăng trưởng ngành Dược từ năm 2010 – 2014 dự báo đạt 17% - 19%. Thị phần sản xuất thuốc trong nước mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu điều trị của người dân.

Mục tiêu của chính phủ cho đến năm 2015 là đưa giá trị sản xuất thuốc trong nước lên 70% nhu cầu điều trị.

Rào cản gia nhập ngành còn cao do phải đáp ứng các tiêu chuẩn GPs.

3.5.2. Khó khăn

- Danh mục sản phẩm chủ yếu thuộc nhóm generic, chưa có nhiều sản phẩm thuốc đặc trị và khả năng thay thế thuốc ngoại cùng loại đang sử dụng trong bệnh viện chưa cao.

- Còn phụ thuộc 80% nguyên liệu nhập khẩu (trước đây là 90%).

- Năng lực sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu phân phối do chậm tiến độ xây dựng Nhà máy mới.

- Khả năng quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển của Công ty do quy mô Công ty tăng trưởng nhanh.

- Hệ thống xử lý dữ liệu còn thủ công, chưa nhanh chóng kịp thời. Đang triển khai ERP nên khối lượng công việc tăng gấp đôi.

* Thách thức:

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp so với các năm trước.

Ngành Dược chịu sự kiểm soát giá của Nhà nước trong khi giá cả đầu vào liên tục tăng.

Cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài theo lộ trình WTO ngày càng gay gắt.

Kỳ vọng cao của nhà đầu tư tạo áp lực ngày càng lớn cho đội ngũ quản trị trong việc tối đa hóa giá trị Công ty, hoài hòa lợi ích giữa cổ đông, doanh nghiệp và người lao động.

Nguồn nhân lực Dược còn thiếu nhiều, đặc biệt là Dược sĩ Đại học và sau Đại học có trình độ Anh ngữ tốt. Điều này phần nào hạn chế việc tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược phẩm cần giờ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w