Các nghiệp vụ kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ ATM chi nhánh cần thơ (Trang 41)

3. Ý nghĩa khoa học, thực ti ễn và tính cấp thiết của đề tài:

3.2.2. Các nghiệp vụ kinh doanh

Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ cũng giống như Ngân hàng Ngoại thương Trung ương đều có chức năng chung là “kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, cho vay ngoại thương, tham gia quản lý ngoại hối, góp phần bảo vệ tiền tệ và tài sản nhà nước, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa với nước ngoài”. Do đó, Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ có các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu sau:

- Nhận tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, phát hành các loại trái phiếu, kỳ phiếu.

- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ như:

+ Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước, bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng…

+ Dịch vụ chiết khấu chứng từ + Dịch vụ mua bán ngoại tệ

+ Dịch vụ đại lý ngân quỹ: VCB đã thiết lập một mạng lưới rộng lớn bao gồm hơn 1,000 ngân hàng và các chi nhánh đại lý tại 85 nước trên thế giới.

+ Dịch vụ thẻ: VCB trực tiếp phát hành và thanh toán các loại thẻ như thẻ ghi nợ Connect 24 sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam, thẻ tín dụng quốc tế như Visa, Master, Amex,… và sản phẩm thẻ mới vừa được sử dụng tại Việt Nam vào ngày 26 tháng 04 năm 2006 là thẻ VCB-MTV dành cho giới trẻ với nhiều tiện ích và giải thưởng. Tiếp theo sau thẻ MTV thì VCB đã phát hành them loại thẻ ghi nợ nội địa với nhiều cải tiến và tiến bộ hơn là SG24, với SG24 không chỉ là phương thức thanh toán tiện dụng mà còn mang lại cho chủ thẻ nhiều tiện ích vượt trội. Đó là các Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

chương trình ưu đãi, giảm giá tại hệ thống nhà hàng, khách sạn, bar, spa, mỹ phẩm... cao cấp tại TPHCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác. Ngoài ra, chủ thẻ còn được hưởng gói dịch vụ bảo hiểm tai nạn của một hãng bảo hiểm uy tín. Qua đó cho thấy các sản phẩm dịch vụ của VCB ngày càng đa dạng, phong phú và ngày càng phát triển.

3.3. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC. 3.3.1. Tình hình nhân sự.

Ngân hàng có tổng số cán bộ là 194 người trong đó có 127 nữ. Vềđịa điểm làm việc:

- Tại hội sở chính ở Cần Thơ: 130 người - Phòng giao dịch Ninh Kiều: 10 người - Phòng giao dịch Cái Răng: 12

- Phòng giao dịch Vĩnh Long: 23 - Phòng giao dịch Hậu Giang: 19

3.3.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức.

Vietcombank Cần Thơ năm 2007 đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức cả về nhân sự lẫn cơ cấu bộ máy. Cơ cấu tổ chức như sơđồ sau:

HÌNH 3: SƠĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA VIETCOMBANK CN THƠĐẾN NĂM 2007 GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC 1 PHÒNG T.HANH PHÒNG VN P.GIÁM ĐỐC 2 PHÒNG NGÂN QUPHÒNG KINH DOANH DICH VPHÒNG QUN LÝ P.HÒNG GIAO DCH PHÒNG GIAO DCH HU GIANG PHÒNG K TOÁN P.GIÁM ĐỐC 3 PHÒNG QUN LÝ B PHN CHO VAY TH NHÂN PHÒNG GIAO PHÒNG GIAO PHÓ PHÓ PHÓ PHÒNG QUAN HPHÒNG HÀNH PHÒNG KIM KÊ PHÒNG

3.3.3. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phòng, tổ và chi nhánh. 3.3.3.1.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 3.3.3.1.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

* Phòng thanh toán quốc tế:

Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán xuất nhập khẩu với các đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh toán: tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền… với các công việc chủ yếu:

- Thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài.

- Phát hành và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến thư tín dụng. - Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, mở L/C, bảo lãnh,… theo yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, bảo mật, và tiết kiệm được phần lớn chi phí.

- Thực hiện phương thức nhờ thu, ủy nhiệm chi. * Phòng vốn:

- Theo dõi thường xuyên bám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày của toàn chi nhánh.

- Kết hợp với phòng kế toán, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng và các chi nhánh cấp II để thực hiện việc điều chuyển vốn, lập diện điều chuyển vốn và thực hiện vay.

- Gửi hoặc trả nợ một cách kịp thời đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tăng nhanh vòng quay vốn.

- Thực hiện chương trình lãi suất bình quân để biết chênh lệch giá vốn đầu ra và đầu vào.

- Tham mưu cho ban lãnh đạo về lãi suất cho vay.

Phòng còn thực hiện các chức năng khác như: kế toán vốn, kinh doanh ngoại tệ. * Phòng kế toán:

Thực hiện các bút toán có liên quan đến quá trình thanh toán như: - Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.

- Kế toán các khoản thu chi trong ngày. - Mở tài khoản mới cho khách hàng.

- Thực hiện các bút toán chuyển khoản giữa các ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với ngân hàng khác và với ngân hàng trung ương.

* Phòng kinh doanh dịch vụ: - Kinh doanh ngoại tệ. - Chi trả kiều hối.

- Chuyển tiền nhanh Moneygram.

- Phát hành và thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế và thẻ thanh toán. -Thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán.

* Phòng hành chính nhân sự:

- Tổ chức sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phòng ban.

- Tham mưu cho giám đốc trong công tác tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng cán bộ, giải quyết các chếđộ chính sách có liên quan đến CB-CNV.

- Tổ chức điền chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí. * Phòng kiểm tra nội bộ:

- Kiểm tra, giám sát hoạt động các phòng ban trong việc thực hiện các qui định của ngân hàng nhà nước trung ương.

- Đôn đốc, nhắc nhở cán bộ nhân viên làm đúng nguyên tắc.

- Phối hợp các đoàn thanh tra kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Ngoại thương Trung ương hoặc các đoàn thanh tra cùng các cấp để kiểm tra chéo kho ngân hàng bạn có yêu cầu.

* Phòng vi tính:

Thực hiện việc quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được thực hiện một cách thông suốt thông qua hệ thống máy vi tính.

* Phòng ngân quỹ:

Là nơi thực hiện các khoản thu chi bằng tiền mặt, ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị khi có nhu cầu và có sự xác nhận của phòng kế toán hay phòng kinh doanh dịch vụ.

* Phòng giao dịch:

Được thành lập vào ngày 19/03/2004 nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng trên địa bàn quận đặc biệt là các hộ tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi cho việc vay vốn, tiếp cận các sản phẩm ngân hàng hiện đại và các dịch vụ tiện ích.

3.3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các tổ.

Đây là 3 tổ mới thành lập theo mô hình mới của VCB Trung ương. Ba tổ này được tách ra từ phòng tín dụng cũ bao gồm:

* Tổ quản lý nợ:

Thu nợ và theo dõi các khoản tiền của các đơn vị nhập khẩu để thu nợ. * Tổ thẩm định:

Thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu của quá trình thẩm định phương án, ký kết hợp đồng, đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

* Tổ quan hệ khách hàng:

Thực hiện chiến lược marketing tiếp thị rộng rãi đến từng khách hàng, đảm nhận việc tiếp thị và bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ tổng thể cho khách hàng.

3.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK

CẦN THƠ.

3.4.1. Nguồn vốn.

Nguồn vốn giữ vai trò đối rất quan trọng với hoạt động của các ngân hàng, là nền tảng cơ bản cho ngân hàng hoạt động. Khi nguồn vốn tăng trưởng cao ngân hàng sẽ có điều kiện để tập trung đầu tư mở rộng quy mô về cơ sở vật chất, hạ tầng, nhân lực…

Tổng nguồn vốn của ngân hàng vào năm 2006 là 2.445 tỷ đồng giảm hơn so với năm 2005 là 2.986 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 18,12%. Đến năm 2007 thì nguồn vốn của ngân hàng là 2.230 tỷđồng giảm xuống so với năm 2006 là 2.445 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 8,79%. Nguyên nhân không phải do ngân hàng hoạt động không hiệu quả hay huy động vốn không tăng mà là do vào cuối năm 2006 ngân hàng thực hiện tách các chi nhánh Trà Nóc, Sóc Trăng, Bạc Liêu nên cần một khoảng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho các chi nhánh là rất nhiều. Bên cạnh, ngân Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

hàng mới mở thêm hai phòng giao dịch làm cho chi phí tăng lên, điều đó khiến cho nguồn vốn của ngân hàng bị chia sẽ.

3.4.2. Sử dụng vốn

Có được nguồn vốn dồi dào, VCB Cần Thơ đã tập trung đẩy mạnh công tác đầu tư tín dụng. Những mặt hàng đầu tư chủ lực của VCB Cần Thơ là cho vay xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu thủy sản, gạo… chế biến xuất khẩu và nhập khẩu phân bón, nông dược phục vụ cho nông nghiệp.

Tỷ lệ dư nợ cho vay của ngân hàng trong năm 2007 là 2.055 tỷ đồng giảm 9,95% so với năm 2006 là 2.282 tỷđồng. Đến năm 2007 thì tỷ lệ dư nợ cho vay có phần giảm hơn so với năm 2006, nguyên nhân là do năm 2007 thị trường kinh tế Việt Nam có sự biến động gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh. Bên cạnh đó, về phía ngân hàng lại có sự thay đổi về cơ cấu nên cũng gặp không ít khó khăn đểổn định.

Tuy nhiên, chất lượng cho vay của ngân hàng còn được thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn. Trong ba năm qua, tình hình cho vay của ngân hàng đã đạt mức an toàn cao trong năm 2005, 2006. Đến năm 2007, tỷ lệ dư nợ là 0,7% đến dưới 0,5% mức cho phép nhưng trong năm 2007 không chỉ riêng nước ta mà nền kinh tế Thế giới cũng gặp không ít khó khăn: khủng hoảng kinh tế, lạm phát,….

3.4.3. Kinh doanh ngoại tệ.

Trong 3 năm qua, doanh số mua ngoại tệ và doanh số bán ngoại tệ tương đương nhau. Trong đó, năm 2006 doanh số mua là 521.516 USD tăng hơn so với năm 2005 là 458.027 USD ứng với 13,86% và doanh số bán cũng tăng như doanh số mua. Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại VCB Cần Thơ tăng trưởng nhiều đã làm cho kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cúng tăng theo. Tuy nhiên, năm 2007 doanh số mua bán ngoại tệ lại giảm khá mạnh so với năm 2006 là -43,19%. Do trong năm qua nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn của thế giới làm cho việc kinh doanh ngoại tệ bị ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh đó, thời gian này ngân hàng đang thực hiện việc chia tách các chi nhánh. Chính điều này đã góp phần cho việc kinh doanh ngoại tệ của VCB Cần Thơ giảm mạnh.

Bng 7: TÌNH HÌNH HOT ĐỘNG KINH DOANH CA VCB CN THƠ (2005 - 2007)

(Ngun: phòng vn, phòng kế toán, phòng kinh doanh dch v)

Năm 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Khon mc ĐVT 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Ngun vn Tổng nguồn vốn tỷđồng 2.986 2.445 2.230 - 541 - 18,12 - 215 - 8,79 Vốn huy động tỷđồng 950 790 918 - 160 - 16,84 128 - 16,2 2. S dng vn

Doanh số cho vay tỷđồng 14.637 15.261 10.787 624 4,26 - 4.474 - 29,32 Doanh số thu nợ tỷđồng 14.611 15.119 10.339 508 3,48 - 4.780 - 31,62 Dư nợ cho vay tỷđồng 2.711 2.282 2.055 - 429 - 15,82 - 22,7 - 9,95 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,08 0,13 0,7 0,05 62,5 0,57 438,46

3. Kinh doanh ngoi t

Doanh số mua USD 458.027 521.516 296.242 63.489 13,86 - 225.274 - 43,19 Doanh số bán USD 458.026 521.496 296.241 63.470 13,86 - 225.255 - 43,19 4. Kinh doanh thẻ Số lượng phát hành thẻ 22.137 27.387 19.840 5.250 23,71 7,547 27,56 Doanh số thanh toán triệu đồng 554.984 905.886 1.210.748 351.000 63,25 304,862 33,65 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.4.4. Kinh doanh thẻ.

Một trong những dịch vụ ngân hàng bán lẻ có mức tăng trưởng khả quan nhất trong ngân hàng hiện nay là dịch vụ kinh doanh thẻ. VCB Cần Thơ là ngân hàng tiên phong và đang có số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán cao nhất hiện nay tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long với 69.364thẻ và doanh số thanh toán tính tới cuối tháng 12 năm 2007 là gần 26.712 tỷđồng.

Trong 3 năm qua, tổng lượng thẻ phát hành tại VCB Cần Thơ là năm 2006 là 27.387 thẻ tăng 23,71% so với năm 2005 là 22.137 thẻ. Nguyên nhân số lượng thẻ phát hành tại VCB Cần Thơ có sự tăng trưởng nhanh như vậy là do ngân hàng đã giảm mức ký quỹ từ 500.000đ xuống còn 100.000đ trong năm 2004 và 50.000đ vào năm 2005. Bên cạnh đó, ngân hàng đã rút ngắn thời gian làm thẻ chỉ còn khoảng 15 ngày và với nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn dành cho các cá nhân và doanh nghiệp nên đã thu hút đông đảo người dân đến mở và sử dụng thẻ của ngân hàng. Năm 2007 số lượng thẻ là 19.840 thẻ có giảm hơn so với năm 2006 là 27.387 thẻ.

Mặc dù, năm 2007 số lượng thẻ giảm nhưng doanh số thanh toán thông qua thẻ là 1.210.748 triệu đồng lại nhiều hơn so với những năm trước năm 2006 với doanh số là 905.886 triệu đồng, năm 2005 với doanh số là 554.984 triệu đồng. Điều đó cho chúng ta thấy được thẻđã được người dân quan tâm và sử dụng ngày một nhiều hơn. Người dân cũng đã quen dần và thực hiện các giao dịch trên máy ngày càng nhiều.

3.4.5. Kết quả hoạt động kinh doanh.

Cũng như các ngân hàng khác, thu nhập của VCB Cần Thơ phần lớn là từ tiền vay của khách hàng, sau đó là khoản thu nhập khác từ các kinh doanh dịch vụ như ngoại tệ, các dịch vụ bán lẻ khác và một phần nhỏ từ tài khoản tiền gởi tại các tổ chức tín dụng khác. Theo bảng dưới đây thì thu nhập của ngân hàng đều tăng qua các năm. Năm 2006 tăng 44 tỷ đồng tương ứng với 19,21% so với năm 2005, năm 2007 giảm 71 tỷđồng tương ứng với 26,01% so với năm 2006

Bảng 8: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB CẦN THƠ (2005 -2007)

(Ngun: Phòng Kinh doanh Dch v)

Chi phí của ngân hàng phần lớn cũng dành để thanh toán cho các hoạt động bên ngoài như: vay vốn từ ngân hàng trung ương và vốn huy động. Sau đó, ngân hàng chi cho các hoạt động của ngân hàng như: chi trả lương cho nhân viên, chi thuế,… và trả lãi tiền gửi của người dân. Chi phí của ngân hàng trong hai đầu tăng, năm 2005 chi phí từ 195 tỷđồng tăng lên 241 tỷđồng năm 2006 tương ứng 23,59%. Việc chi phí tăng là do ngân hàng áp dụng việc tăng mức lãi suất nhằm thu hút khách hàng, và cạnh tranh với các ngân hàng khác Tuy nhiên, đến năm 2007 thì chi phí là 147 tỷ đồng lại giảm hơn so với năm 2006 là 241 tỷ đồng. Một mặt, do ngân

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ ATM chi nhánh cần thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)