3. Ý nghĩa khoa học, thực ti ễn và tính cấp thiết của đề tài:
2.3. PHÂN TÍCH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG ATM
2.3.1. Tại Việt Nam hiện nay.
Cách đây 10 năm, thẻ thanh toán của ngân hàng được du nhập vào nước ta. Thị trường trong nước còn chấp nhận nó một cách dè dặt do đa số người dân vẫn còn Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thói quen sử dụng thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu, và những tiện ích của thẻ vẫn còn hạn chế. Cho đến hiện nay, có đến hơn 20 ngân hàng phát hành thẻ, thị trường thẻ ngày càng trở nên sôi động do các chiêu thức thu hút khách hàng đa dạng và phong phú của các ngân hàng Việt Nam.
Ngân hàng Đông Á đã đi đầu, triển khai dịch vụ thanh toán tiền điện nước qua thẻ với phương châm "5 không" cho khách hàng: không thao tác, không đi lại, không xếp hàng, không đợi chờ và không mất phí. Người sử dụng thẻ còn có thể dùng thẻ của mình để tra cứu thông tin của tài khoản mình, cập nhật dữ liệu cần thiết như tỷ giá, lãi suất, chứng khoán... Các ngân hàng còn đề ra các hình thức hấp dẫn khách hàng là các dịch vụ giao dịch trên thẻ đều được miễn phí và hưởng tiền lãi trên số dư tài khoản. Tiện ích của thẻ ngày càng được khẳng định, thẻ ATM ngày càng trở nên quen thuộc hơn với người dân giúp giảm lượng tiền mặt lưu thông.
Năm 2002-2003 số lượng thẻ tăng là 140.000 thẻ đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ nền văn minh thanh toán không dùng tiền mặt. Đến cuối năm 2005 số thẻ phát hành đạt đến con số là 2.000.000 thẻ. Dịch vụ ngân hàng tiện ích này cho phép mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đem lại sự thuận tiện cho người dân khi chấp nhận sử dụng thẻ và cho các doanh nghiệp lớn có số lượng công nhân đông.
Thị trường thẻ Việt Nam với những ưu điểm là phát hành đơn giản, dễ sử dụng cho nên số lượng thẻ nội địa của Việt Nam đã tăng 300% trong vòng 2 năm trở lại đây. Năm 2005 tăng đến 400% và doanh số thanh toán bằng thẻ nội địa của năm 2004 đã tăng 56 lần so với doanh số thanh toán của năm 2002, với doanh số hoạt động của thẻđến ngày 9 tháng 2 năm 2006 là 11.444 tỷđồng. Tính đến hết tháng 8 năm 2007, toàn thị trường Việt Nam có trên 6,5 triệu thẻ ghi nợ các loại được phát hành và khoảng 10 triệu tài khoản thanh toán đăng ký thông qua 20 ngân hàng. Trong đó, chủ yếu là thẻ thanh toán nội địa (chiếm 92,5%, tăng gấp gần 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2006), số còn lại là thẻ thanh toán quốc tế như: Master card, Visa, Amex, JCB.
Thẻ ATM đã góp phần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán và tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn những sản phẩm tốt, phù hợp với mục đích và nhu cầu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sử dụng. Theo dự kiến, đến năm 2020, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán giảm xuống chỉ còn 15%, số lượng tài khoản cá nhân đạt 45 triệu, hơn 90% người lao động lĩnh lương qua tài khoản và 95% khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp được thực hiện qua ngân hàng.
Hiện nay, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam có xu hướng giảm dần, từ 23,7% năm 2001 xuống còn 19% năm 2005 và năm 2007 hiện đạt khoảng 18%. Con số này vẫn cao hơn khoảng 8% so với nhiều nước trong khu vực. Hình thức trả lương qua tài khoản là bước đi đúng đắn của nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh, đồng thời khuyến khích sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, chiến lược quan trọng nhất hiện nay là các ngân hàng phải xây dựng được hạ tầng hệ thống máy ATM công nghệ hiện đại và rộng khắp hơn. Bởi hiện nay cả nước có gần 4.000 máy ATM, nhưng tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn. Chúng ta thấy với 90% doanh số thanh toán bằng thẻ tín dụng ở Việt Nam bắt nguồn từ du khách và người nước ngoài trong khi 90% khoản chi tiêu cá nhân tại Việt Nam lại là tiền mặt. Số người sử dụng dịch vụ ngân hàng còn quá ít. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các ngân hàng đẩy mạnh việc phát triển thẻ với tốc độ khá nhanh. Hiện nay, loại thẻ được dùng nhiều nhất ở Việt Nam là thẻ ATM do nhiều ngân hàng phát hành.
2.3.2. Tại Cần thơ hiện nay.
Với những ưu điểm của phương tiện thanh toán và giao dịch qua ngân hàng hiện đại và văn minh, thẻ ATM ngày càng được nhiều người sử dụng. Ở thành phố Cần Thơ, kể từ khi Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ lắp đặt máy ATM đầu tiên và phát hành thẻ vào năm 2002. Đến tháng 12 năm 2005, đã có thêm 7 ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần khác tham gia thị trường này. Năm 2002, khi Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ lắp đặt 2 máy ATM và phát hành những thẻ ATM đầu tiên tên Connect 24, nhiều người còn rất xa lạ với cách thức thanh toán qua thẻ và chưa an tâm giao dịch chuyển tiền, nhận tiền qua máy ATM. Đến năm 2005, ngân hàng này đã phát triển lượng khách hàng lên con số 40.000 thẻ, tăng số máy ATM trên địa bàn Cần Thơ lên 13 máy, Sóc Trăng 3 máy, Bạc Liêu 1 máy và phát triển hàng chục điểm chấp nhận thanh toán qua thẻ. Sau Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ, hai ngân hàng thương mại quốc doanh khác là Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Cần Thơ cũng tham gia thị trường. Tuy nhiên, số lượng thẻ phát hành của hai ngân hàng này vẫn còn thấp do chưa có được những chương trình trọng tâm để phát triển thị trường.
Thị trường thẻ ATM ở Thành Phố Cần Thơ thực sự sôi động là bắt đầu từ cuối năm 2004, đầu năm 2005 khi các ngân hàng thương mại cổ phần như: Ngân hàng Đông Á (tháng 4-2004), Ngân hàng Sài Gòn Công thương (tháng 10-2004), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (2004), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (tháng 9-2005) và Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (tháng 10-2005) bắt đầu tham gia thị trường. Chưa kể Ngân hàng Phương Nam chi nhánh Đồng bằng Sông Cửu Long đặt tại Cần Thơ cũng tham gia phát hành thẻ ATM trên cơ sở hệ thống máy ATM liên kết với các ngân hàng khác. Đây cũng là thời gian đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của thị trường thẻ ATM, khi các ngân hàng xác định đối tượng khách hàng trọng tâm của dịch vụ thẻ là giới trẻ và công nhân viên chức. Nhiều chương trình hướng đến khách hàng mục tiêu đã được các ngân hàng triển khai như: chương trình liên kết với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn triển khai phát hành thẻ ATM cho học sinh, sinh viên; chi trả lương cho giáo viên qua thẻ ATM có miễn, giảm phí phát hành thẻ; kết hợp với các doanh nghiệp là khách hàng truyền thống liên kết chi trả lương qua thẻ ATM; phát triển thêm thẻ phụ dành cho phụ huynh có thể kiểm soát mức chi tiêu của con em...; bán thẻ cào điện thoại qua thẻ ATM; liên kết chi trả tiền điện, nước, điện thoại qua thẻ ATM. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều miễn phí 100% phí phát hành thẻ; và tất cả các ngân hàng đều miễn phí các giao dịch qua thẻ ATM. Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn liên kết lại để khai thác hiệu quả hệ thống máy ATM đã đầu tư, tăng tính tiện ích phục vụ khách hàng như: Ngân hàng Đông Á liên kết với Sài Gòn Công thương; liên doanh giữa các ngân hàng: Ngoại thương, Phương Nam, Xuất nhập khẩu... Trong các liên kết này, khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng này đều có thể thực hiện giao dịch qua máy ATM của ngân hàng kia.
Đến tháng 5 năm 2007, đã có 11 ngân hàng tham gia vào thị trường. Trong đó, một số ngân hàng như: Phương Đông, Phương Nam tuy chưa lắp đặt máy ATM ở Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ nhưng vẫn phát hành thẻ dựa trên sự liên kết công nghệ với các ngân hàng khác. Mới đây, Ngân hàng TMCP Nông thôn Miền Tây (Westernbank) cũng đã tiến hành lắp đặt một số máy ATM và chuẩn bị tham gia vào thị trường. Đến ngày 05 tháng 12 năm 2007, Vietcombank Cần Thơ đã đạt con số 80.000 thẻ với doanh số hoạt động qua thẻ 900 tỉ đồng.. Theo thống kê chưa đầy đủ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn năm 2006 đã tăng khoảng 20% so với năm trước.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.4.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:
Số liệu thứ cấp và sơ cấp sẽ được thu thập tại các địa điểm có đặt máy ATM của Ngân hàng.
- Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ (Hội sở chính tại Đại lộ Hòa Bình). - Siêu thị Coop-mart.
- Trường Đại học Cần Thơ.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập trong địa bàn Thành phố Cần Thơ thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn với khoảng 42 mẫu nhằm tìm hiểu mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ thẻ, các khó khăn gặp phải khi sử dụng và một số đề xuất từ phía khách hàng.
Đối tượng phỏng vấn là các khách hàng có sử dụng thẻ ATM của Vietcombank Cần Thơđến rút tiền tại các địa điểm có đặt máy ATM.
- Số liệu thứ cấp:
+ Tham khảo tài liệu và số liệu báo cáo của Ngân hàng + Tham khảo ý kiến đánh giá của cán bộ Ngân hàng
+ Tham khảo các tài liệu. tạp chí, và qui chế, văn bản hướng dẫn thực hiện phát hành và thanh toán thẻ của Vietcombank Cần Thơ.
2.4.3. Phương pháp phân tích số liệu:
- Thống kê và phân tích số liệu dựa trên mẫu phỏng vấn khách hàng sử dụng thẻ ATM của VCB Cần Thơ.
- Phương pháp số tương đối: dùng để phân tích các chỉ tiêu về tình hình phát hành và kinh doanh thẻ ATM của VCB Cần Thơ, cơ cấu kinh doanh, hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua.
- Sử dụng phần mềm SPSS để thống kê mô tả và phân tích số liệu sơ cấp nhằm đánh giá thực trạng kinh doanh thẻ thông qua ý kiến của khách hàng sử dụng thẻ.
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIETCOMBANK CẦN THƠ. THƠ.
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ chính thức hoạt động vào ngày 01 tháng 10 năm 1989 theo quyết định số 16/NH-QĐ ngày 25 tháng 01 năm 1989 của Tổng Giám Đốc NHNN tỉnh Cần Thơ. Tiền thân ban đầu của ngân hàng là phòng Ngoại Hối trực thuộc NHNTVN. Hiện nay, trụ sở chính đặt tại số 07 Đại Lộ Hòa Bình – TP Cần Thơ. Có 3 Chi nhánh trực thuộc: Chi nhánh cấp 2 Sóc Trăng, Trà Nóc, Bạc Liêu cho đến cuối năm 2006 thì 03 Chi nhánh này đã tách ra khỏi Vietcombank Cần Thơ. Ngoài ra, còn có 04 phòng giao dịch là Phòng giao dịch Hậu Giang, Phòng giao dịch Ninh Kiều, Phòng giao dịch Cái Răng, Phòng giao dịch Vĩnh Long.
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. - Tên Tiếng Anh: Bank for foreign Trade of VietNam, CanTho Branch. - Tên giao dịch: Vietcombank Cần Thơ.
- Trụ sở chính: Số 07 Đại lộ Hòa Bình, Thành phố Cần Thơ. - Tổng đài điện thoại: 84.0710.820445
- Fax: 84.0710.820694 - Swift: BETVVNX011
- Website: http://www.vietcombankcantho.com.vn
Sau hơn 15 năm hoạt động và phấn đấu, Vietcombank Cần Thơ đã không ngừng vươn lên nâng cao uy tín, mở rộng phạm vi hoạt động cả trong và ngoài nước. Với chức năng nhiệm vụ được giao, Vietcombank Cần Thơ đã thể hiện rõ vai trò của một ngân hàng chủ lực góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Cần Thơ.
Với phương châm “nhanh chóng, chính xác, an toàn và kịp thời đổi mới công nghệ” thì trong thời gian qua Vietcombank Cần Thơđã đạt được một số thành tựu: Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Tiếp cận với trên 1.200 đại lý ở 85 nước trên thế giới, là ngân hàng hàng đầu về thanh toán quốc tế và kinh doanh dịch vụ ngoại hối trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và khu vực.
- Năm 2001, Vietcombank Cần Thơ đã triển khai dịch vụ mang tên Vietcombank Vision 2001 theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đại.
- Năm 2002, triển khai hệ thống rút tiền tự động ATM và phát hành thẻ Connect 24.
- Năm 2003, khai trương đại lý chứng khoán thuộc công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đồng thời vinh dựđược Nhà Nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III.
- Năm 2005, Vietcombank Cần Thơ được xếp hàng đầu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trong hệ thống Vietcombank và đã được khen thưởng của Chủ tịch hội đồng quản trị Vietcombank và vinh danh là đơn vị hoạt động kinh doanh tốt nhất năm 2005.
- Năm 2006, Vietcombank Cần Thơ đã thực hiện cổ phần hóa theo việc cổ phần hóa của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Năm 2007, Vietcombank Cần Thơ thì đội ngũ Cán bộ - Công nhân viên của chi nhánh là 194 người; tổng nguồn vốn hoạt động tăng 30% so chiếm 8,32% tổng huy động của các ngân hàng thương mại trong địa bàn so với năm 2006.
Từ những thành tựu đã đạt được cho thấy Vietcombank Cần Thơ đã không ngừng phấn đấu thi đua, xác định rõ mục tiêu trong từng thời kỳ, khẳng định được động lực hoạt động, động viên kịp thời những nhân tố mới. Vietcombank Cần Thơ đã gắn liền quyền lợi vật chất, tinh thần, trách nhiệm đến từng cá nhân, tập thể và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh có hiệu quả của chi nhánh nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của đất nước.
3.2. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ
YẾU VIETCOMBANK CẦN THƠ. 3.2.1. Mục tiêu hoạt động.
Với chức năng là ngân hàng thương mại quốc doanh, đặc biệt là ngân hàng luôn đi đầu trong hoạt động kinh tếđối ngoại, nên mục tiêu chính của ngân hàng là tài trợ Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đặc lực cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hỗ trợ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Thành phố. Trong những năm qua, Vietcombank cần thơ không ngừng tích cực hoạt động để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm mà còn luôn phấn đấu sao cho phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát triển kinh tế theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, góp phần vào công cuộc ổn định và phát triển kinh tế của Thành Phố.
3.2.2. Các nghiệp vụ kinh doanh.
Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ cũng giống như Ngân hàng Ngoại thương Trung ương đều có chức năng chung là “kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, cho vay ngoại thương, tham gia quản lý ngoại hối, góp phần bảo vệ tiền tệ và tài sản nhà nước, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa với nước ngoài”. Do đó, Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ có các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu sau:
- Nhận tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, phát hành các loại trái phiếu, kỳ phiếu.
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ như: