Việc nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa là cơ sở để xây dựng và áp dụng các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia. Thông thường, các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa được phân loại thành các giải pháp do Nhà nước thực hiện và các giải pháp do doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách mà Nhà nước đã áp dụng trong thời gian qua đểthúc đẩy cũng như khuyến khích hoạt động xuất khẩu thông qua việc tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA mà Việt Nam tham gia ký kết, nắm bắt thông tin thị trường và cảnh báo sớm các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như sựthay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật và rủi ro trong thanh toán. Ngoài ra để đẩy mạnh xuất khẩu thì việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường nhỏ và thị trường ngách, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu hay phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng là những chính sách mà Nhà nước đang triển khai thực hiện. Từ cơ sở thực tiễn các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đã được áp dụng thực hiện trong thời gian qua, tác giả đã tổng hợp và có thể khái quát nội dung cụ thể của các nhóm biện pháp như sau:
1.1.4.1. Các biện pháp do Nhà nước thực hiện
a) Các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa. Môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch và thuận lợi là tiền đề cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.
Thứ hai, triển khai mở rộng, phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Giải pháp này sẽ góp phần giảm thiểu chi phí cho hoạt động xuất khẩu, dẫn tới giảm giá thành xuất khẩu và nâng cao hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu.
Thứ ba, định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu bằng cách xây dựng Danh mục dự án trọng điểm quốc gia về xuất khẩu hàng hóa. Tại cơ sở cho hoạt động đầu tư, sản xuất có trọng điểm và tập trung vào các mặt hàng, ngành hàng chủ lực, tránh việc đầu tư phân tán, không hiệu quả.
Thứ tư, công tác xúc tiến thương mại phải được chỉ đạo triển khai một cách hiệu quả, thiết thực hơn nữa bằng cách xây dựng các đề án, dự án và chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia về xúc tiến thương mại cho hàng hóa xuất khẩu .
Thứnăm, xúc tiến thành lập các sàn giao dịch điện tử, là xu hướng tất yếu và giải pháp toàn diện cho vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh hiện nay. b) Các giải pháp nâng cao thị phần hàng hóa xuất khẩu
Thứ nhất, tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thịtrường cũng như các quy định về nhập khẩu hàng hóa của thị trường mục tiêu thông qua tăng cường quan hệ ngoại giao các cấp, đặc biệt là cấp nhà nước.
Thứ hai, triển khai các chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu như tăng cường đầu tư cho xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; đơn giản hóa công tác quản lý hoạt động xuất khẩu; có các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
c) Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
Đầu tiên, xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa, trong đó định hướng cụ thể về chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đối với thị trường mục tiêu.
Thứ hai, tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu bằng cách bảo đảm thông tin phát triển thị trường ở mức độ chính xác cao hơn cho các doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho nhập khẩu công nghệ, nguyên liệu để phát triển sản xuất, xuất khẩu các ngành hàng chủ lực; đổi mới và nâng cao hiệu quả chính sách xúc tiến thương mại và chương trình thương hiệu quốc gia, tăng cường kết nối với các hệ thống phân phối nước ngoài; phát huy vai trò của quản lý nhà nước trong việc theo dõi, tổ chức thực hiện và kiểm soát, đánh giá chính sách.
Thứ ba, tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong hoạt đồng sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Đây là điều kiện rất quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng hiện đại.
1.1.4.2. Các giải pháp do doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện
a) Các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường cụ thể, nâng cao chất lượng của các hoạt động thu thập thông tin thị trường.
Thứ hai, tận dụng triệt đểhơn nữa các ưu đãi mà các FTA mang lại bằng cách chủ động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thông tin các doanh nghiệp, đối tác tiềm năng, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tham gia các hội thảo, hội chợ triển lãm và tìm kiếm đối tác nhập khẩu
b) Các giải pháp nâng cao thị phần hàng hóa xuất khẩu
Nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa bằng cách xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường tiêu thụ, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì đóng gói, triển khai áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các sản phẩm xuất khẩu: đầu tư cho nghiên cứu, xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đối với hàng hóa xuất khẩu.
c) Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
Đầu tiên, tiếp tục tập trung đầu tư vào các ngành hàng, mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và được hưởng nhiều ưu đãi từ các FTA.
Thứhai, tăng cường đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu, phát triển và tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào toàn bộ quá trình sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu.
1.2. Một số vấn đề lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do