Về đánh giá thực trạng chung đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Liên Bang Nga trong việc thực thi những cam kết trong FTA nhìn chung có nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên chưa khai thác được triệt để những thuận lợi của cam kết. Tại Nga, các mặt hàng tiêu dùng, hàng nông sản thực phẩm chủ yếu được tiêu thụ
tại các chuỗi bán lẻ. Để đưa được hàng vào các chuỗi này, ngoài chất lượng sản phẩm, mẫu mã; các doanh nghiệp cần đáp ứng yêu cầu quan trọng là phải liên tục có hàng dự trữ tại kho (ở LB Nga) để cung cấp thường xuyên cho các cửa hàng. Hiện nay, một số mặt hàng nông sản, nông sản chế biến của Việt Nam đã
từng bước tiếp cận được các hệ thống bán lẻ của LB Nga (như xoài, tương ớt, nước chấm, bưởi, thanh long…). Tuy nhiên, số lượng mặt hàng vẫn còn hạn chế. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang LB Nga từ đầu năm 2020 đến nay tăng trưởng khá cao. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2021, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng
trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, như: Thủy sản tăng 64,1%, rau quả tăng 50,8%, hạt điều tăng 47,6%, Hạt tiêu tăng 61,9%, cao su tăng 266,6%. Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng bị giảm kim ngạch xuất khẩu, đó là cà phê, chè và gạo. Nguyên nhân chủ yếu làm xuất khẩu gạo Việt Nam sang LB Nga giảm là do giá gạo Việt Nam cao hơn gạo của các nước khác khoảng 100-150 USD/tấn nên khó cạnh tranh được với gạo từ các nước khác, đặc biệt là gạo từ Ấn Độ. Bên cạnh đó, việc người tiêu dùng Nga có xu hướng dùng nhiều gạo đồ
hơn nên cũng làm giảm sức cạnh tranh của gạo Việt Nam. Đáng chú ý, Việt Nam là nước cung cấp cà phê lớn nhất vào LB Nga trong nhiều năm. Tuy nhiên, cà phê có thương hiệu của Việt Nam hầu như không có trên kệ hàng của các chuỗi siêu thị tại Nga. Nguyên nhân chính là cà phê Việt Nam được nhập khẩu vào Nga ở dạng nguyên liệu thô (khoảng 99% cà phê Việt xuất khẩu sang Nga là cà phê thô, cà phê rang xay chỉ có 1%). Trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu sang Nga 86 ngàn tấn cà phê trị giá 153 triệu USD, chiếm tỷ trọng 39,4% về lượng và 24,3% về trị giá. Trong khi đó, Ý chỉ xuất khẩu vào Nga 15,6 ngàn tấn cà phê nhưng đạt kim ngach 105 triệu USD, vì 100% cà phê của Ý xuất sang Nga là cà phê đã qua chế biến có thương hiệu.
Một thực trạng khác trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Nga là trong thời gian qua, mặc dù Thương vụ cũng đã kết nối cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng nông sản như gừng, bưởi, rau quả cho các nhà cung ứng hàng vào chuỗi siêu thị của LB Nga nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong khâu cung cấp hàng với số lượng lớn ổn định và dài hạn. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam và LB Nga vẫn còn thiếu thông tin về thị trường của nhau mặc dù đã ký hiệp định FTA. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủđộng tham gia các triển lãm, hội chợ chuyên ngành để tìm hiểu thị trường và tìm kiếm đối tác kinh doanh.
Do đó cần có những biện pháp đểthúc đẩy và đẩy mạnh việc xuất khẩu
2.3.4.1. Về phía Nhà nước
Ngày 28/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2471/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, định hướng chung về xuất khẩu hàng hóa phát triển theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. Từ định hướng chung nêu trên, chiến lược cũng đã đề ra định hướng cụ thể về chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và định hướng phát triển đối với các ngành hàng cụ thểcũng như định hướng thịtrường, tập trung vào các thịtrường đã ký FTA.
Trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu, các cơ quan Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga.
Thứ nhất, ngay sau khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, các cơ quan Nhà nước đã tổ chức lấy ý kiến từ doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề nhằm đưa ra các biện pháp thực hiện để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh kinh tế Á-Âu nói chung và Liên bang Nga nói riêng. Cụ thể, tháng 10/2016, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh kinh tế Á-Âu khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực” nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (về cơ chế chính sách, vận tải, thanh toán, thuế quan, rào cản kỹ thuật thương mại, đối thủ cạnh tranh…) mà các doanh nghiệp đang gặp phải khi tiếp cận thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu.
Tại Hội nghị, đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước đã trình bày tham luận theo chuyên đềliên quan đến từng lĩnh vực như thuế (Bộ Tài chính), quy tắc xuất xứ (Bộ Công Thương), thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), quy định về kiểm dịch, kiểm nghiệm và quản lý chất lượng hàng hóa (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)… khi xuất khẩu sang Liên minh kinh tế Á-Âu, đặc biệt là Liên bang Nga. Sau Hội nghị, dựa trên cơ sở các ý kiến của Hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đoàn công tác sang Liên bang Nga (vào đầu tháng 11 năm 2016) để kết hợp trao đổi, làm việc với các cơ
quan quản lý nhà nước nhằm tháo gỡ rào cản, vướng mắc và thực hiện xúc tiến thương mại, kết nối giao thương hàng hóa giữa doanh nghiệp hai nước.
Thứ hai, Bộ Công thương là đã phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành hướng dẫn về việc thực hiện quy định về xuất xứ hàng hóa theo FTA Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu. Theo thống kê của Việt Nam về việc sử dụng mẫu giấy chứng nhận xuất xứưu đãi – mẫu AEV của Hiệp định, từ khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực cho đến hết tháng 12/2019, hơn 28% hàng hóa xuất khẩu sang Liên bang Nga của Việt Nam có sử dụng mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi EAV theo FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu. Một số mặt hàng có tỷ lệ sử dụng mẫu C/O EAV cao nhất là gạo, hạt tiêu, cà phê, nhựa và các sản phẩm nhựa cũng như các sản phẩm dệt may.
Thứ ba, BộCông thương cũng như các cơ quan đại diện ngoại giao vẫn tiếp tục đàm phán để mang lại nhiều thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu nói chung và Liên bang Nga nói riêng, Với kỳ vọng tăng trưởng thương mại giữa hai bên sẽ tiếp tục trong những năm tới và gỡ bỏ những vướng mắc cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh kinh tế Á-Âu nói chung và Liên bang Nga nói riêng, các cơ quan Nhà nước đã chủ động đề nghị Liên minh kinh tế Á-Âu tăng đáng kể hạn ngạch gạo cũng như tăng đáng kể số lượng các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang Liên minh kinh tế Á-Âu. Ở chiều hướng ngược lại, Việt Nam cũng tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm xuất khẩu từ Liên minh kinh tế Á-Âu như rượu vang, thịt lợn và thịt bò.
Tháng 5/2016, BộCông thương tổ chức đoàn doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đi thăm chính thức Liên bang Nga và dự Hội nghị cấp cao Nga – ASEAN. Đoàn doanh nghiệp tháp tùng Thủ tướng gồm 42 thành viên là lãnh đạo, cán bộ cao cấp của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực như: dầu khí, điện, khai khoáng, luyện kim, vận tải - vận tải biển, dệt may, sao su, công nghệ thông tin, chế biến và xuất khẩu hàng nông - lâm - thủy sản, tài chính ngân hàng, đầu tư xây dựng, bất động sản, du lịch,… được thành lập trên cơ sở thực
tế hoạt động với thị trường Liên bang Nga và nhu cầu mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp tại Liên bang Nga.
Ngày 11/1/2017, Bộ Công thương phối hợp với Cơ quan đại diện thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Bashkortostan: Tiềm năng hợp tác kinh doanh tại trụ sở VCCI nhân dịp Thủ tướng nước CH. Bashkortostan (thuộc Liên bang Nga) - Mardanov Rustem Khabibovich Ban Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Liên bang Nga sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Hơn 100 doanh nghiệp đã tham dự và tìm kiếm cơ hội hợp tác với khu vực Viễn Đông còn nhiều tiềm năng này. Ngày 14/3/2017, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị bàn tròn doanh nghiệp Việt – Nga tại Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội nhân dịp Ngài Yu. Trutnev, Phó thủ tướng Liên bang Nga, đại diện diện toàn quyền của Tổng thống Liên bang Nga tại Viễn Đông sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam và Liên bang Nga đã tham dự sự kiện, gặp gỡ và trao đổi khả năng hợp tác.
Thứ tư, về việc triển khai tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại Việt Nam – Liên bang Nga, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối với doanh nghiệp Liên bang Nga, trong đó như Triển lãm Quốc tế Việt Nam - Liên bang Nga và Diễn đàn Xúc tiến thương mại và đầu tư Việt Nam – Liên bang Nga. Triển lãm là hoạt động do VCCI phối hợp với Tập đoàn Zarubezh Expo tổ chức hai năm một lần, từ năm 2015 đến nay.
Ngày 12 - 14/4/2017, VCCI phối hợp với Trung tâm hỗ trợ Xuất khẩu Liên bang Nga tại Hà Nội mời doanh nghiệp tham dự Triển lãm “Made in Ulyanovsk Region – Expo” - tại tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga. Đây là sự kiện thường niên do Chính quyền tỉnh Ulyanovsk tổ chức. Triển lãm tập trung vào các lĩnh vực chính như: máy móc thiết bị công nghiệp, các sản phẩm nông và công nghiệp thực phẩm, xây dựng, linh kiện ôtô, chiếu sáng, nhạc cụ, chế biến gỗ, đồ nội thất, thuốc, dược phẩm,… Bên cạnh hoạt động Triển lãm, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư như: Gặp gỡ doanh nghiệp sản xuất và phân phối, các nhà đầu tư, thăm các khu công nghiệp, nhà máy và các công ty kinh doanh sản xuất của tỉnh Ulyanovsk. Triển lãm
đã thuhút được sốlượng lớn các doanh nghiệp từcác nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu, cũng như doanh nghiệp Ulyanovsk và Liên bang Nga.
Ngày 19/9/2018, VCCI phối hợp với Hiệp hội các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ Liên bang Nga tổ chức buổi Gặp gỡ doanh nghiệp Việt - Nga. Thành phần đoàn doanh nghiệp Liên bang Nga gồm các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực: Thực phẩm, chế biến ngũ cốc (kiều mạch, lúa mạch, yến mạch) và dầu ăn (hướng dương, hạt lanh, hạt cải); phụ tùng máy móc nông nghiệp; phụ gia nhiên liệu và hóa dầu (octan, diesel, mazut, dầu mỏ); phụ kiện năng lượng hơi nước, trạm thu hồi nhiệt giảm áp, bộ giảm thanh sau khi xả van an toàn, lõi và bộ truyền động điện tích, tủđiều khiển cho các phụ kiện và các trạm thu hồi nhiệt giảm áp. Gần 100 doanh nghiệp Việt Nam đã đến gặp gỡ doanh nghiệp Liên bang Nga, tìm kiếm cơ hội hợp tác – đầu tư.
Từ ngày 17 - 23/11/2018, với mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh tại thị trường Việt Nam, đoàn doanh nghiệp gồm 6 thành viên do Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Moscow, Liên bang Nga dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của đoàn là sản xuất và cung cấp các sản phẩm công nghệ cao như: chế tạo máy, thiết bị cứu hỏa, các hệ thống làm sạch nước và không khí, vật liệu xây dựng mới… Trong khuôn khổ chuyến thăm của đoàn, VCCI đã tổ chức buổi tiếp và làm việc với đoàn. Tham dự buổi làm việc có hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam quan tâm cùng tham dự và gặp gỡ các doanh nghiệp Nga tại Trụ sở VCCI. Từ ngày 28 - 30/11/2018, thông tin kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế “Food & Hotel Hanoi 2018” diễn ra tại Trung tâm triển lãm quốc tế (I.C.E. Ngoài các hoạt động trên, VCCI tiếp tục tích cực phối hợp với Đại sứquán, Cơ quan đại diện thương mại, Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu Liên bang Nga tại Việt Nam trao đổi cung cấp thông tin hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác kinh doanh.
Bên cạnh đó, năm 2019, VCCI cũng tích cực triển khai 03 hoạt động lớn để thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư hai bên gồm: Triển khai thực hiện Đề án 25 thúc đẩy hợp tác kinh doanh với các đối tác chiến lược, trong đó có thị trường Liên bang Nga; thực hiện hoạt động năm chéo Việt Nam - Liên bang Nga, Liên bang Nga - Việt
Nam do Bộ Ngoại giao chủ trì tập hợp; triển khai hỗ trợ Công ty CP Zarubezh tổ chức Triển lãm Liên bang Nga - Việt năm 2019 (Expo Russia – Vietnam 2019) tại Hà Nội.
Các hoạt động này đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng thương mại của Liên bang Nga và Việt Nam, khẳng định sự hợp tác hiệu quả và tích cực giữa hai nước. Triển lãm sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư giữa Nga và Việt Nam, đa dạng hóa các hình thức và xu hướng hợp tác kinh tế, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực xã hội và nhân đạo cũng như thúc đẩy các sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Nga và các tổ chức thương mại đến các thị trường Đông Nam Á.
Thứnăm, Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu đã và đang nỗ lực để ký Nghị định thư về xây dựng hệ thống chứng nhận và xác minh xuất xứ điện tử trong thời gian tới. Đối với lĩnh vực hải quan, Việt Nam đang cùng với Liên minh kinh tế Á-Âu hoàn tất các thủ tục để ký kết Nghịđịnh thư sửa đổi Nghịđịnh thư vềtrao đổi thông tin hải quan điện tử để giám sát, kiểm soát hàng hóa do nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa, buôn lậu,... để đảm bảo các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á-Âu nói chung và Liên bang Nga nói riêng được hưởng những ưu đãi của Hiệp định.
2.3.4.2. Về phía các doanh nghiệp
Cùng với các cơ quan Nhà nước, trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm thúc đầy xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga.
Thứ nhất, sau khi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, tận dụng các lợi thế cạnh tranh mà Hiệp định mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tìm kiếm khách hàng, thâm nhập thị trường để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga. Không chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp trước đó đã xuất khẩu, một số doanh nghiệp mới đã tìm kiếm cơ hội để xuất khẩu hàng hóa sang Liên bang Nga bởi đây là một thị trường còn khá nhiều tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt đối với các hàng hóa xuất khẩu chủ lực như nông sản, thủy sản, dệt may, da giầy,…
Thứ hai, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Liên bang