Quy mô và đặc điểm thị trường

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế ÁÂu (Trang 48 - 50)

Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á-Âu, với diện tích lãnh thổ 17,1 triệu km2 (xếp thứ 1 thế giới) và dân số năm 2020 là 145,9 triệu người (xếp thứ 9 thế giới), được coi là một cường quốc trên thế giới về kinh tế và quân sự. Năm 2020, GDP của Liên bang Nga đạt 1.470 tỷ USD, xếp hạng 11 trong tổng số 196 quốc gia trên thế giới với tốc độ tăng trưởng 2,3%. Nhìn lại sự phát triển của kinh tế Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 có thể thấy, kể từ đợt suy thoái sâu năm 2015 do sự suy giảm của giá dầu thế giới, các biện pháp trừng phạt quốc tế và những hạn chế về cơ cấu, kinh tế Liên bang Nga trong 4 năm gần đây đã bắt đầu tăng trưởng trở lại, dù tốc độtăng trưởng khá chậm.

Hình 2.1. GDP của Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020

Nguồn: The Moscow Times, 2020

GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga cũng có nhiều biến động trong giai đoạn 2013 – 2020. Năm 2013, GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga là 14.848 USD/người. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga đã

2,292 2056.0 1363.0 1282.0 1578.0 1657.0 1701.0 1,470 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 GDP (Tỷ USD)

giảm xuống còn 9.478 USD/người, tương ứng với mức giảm 33,74%. Năm 2016, GDP bình quân đầu người của nước này tiếp tục giảm xuống mức 8.910 USD/người. Tuy nhiên, đến năm 2017, GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga đã tăng lên mức 10.962 USD/người, tương ứng với mức tăng trưởng 23,03% và năm 2018 đạt 11,473 USD/người, tương ứng với mức tăng trưởng 4,66%. Đến năm 2019, GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga tiếp tục tăng trưởng 3,31%, đạt mức 11.853 USD/người. Tuy nhiên, năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga đã giảm xuống mức 10.127 USD/người.

Hình 2.2. GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga giai đoạn 2013 – 2020

Nguồn:The Moscow Times, 2020

Kinh tế của Nga chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa, với các nhóm hàng xuất khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt, hóa chất, kim loại, vũ khí cá nhân và vũ khí phục vụ quốc phòng. Trong giai đoạn hiện nay, Nga đang tập trung ưu tiên cho phát triển ngành năng lượng do năng lượng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp kinh tế Nga cất cánh và nâng cao vị thế quốc tế trong những năm gần đây. Cho tới năm 2020, sản lượng khai thác dầu mỏ của Liên bang Nga đãtăng khoảng 9%, trong khi sản lượng khai thác khí đốt tăng 35,2% so với năm 2007, đạt 880 tỷ m3.

14,848 14,306 9,478 8,910 10,962 11,473 11,853 10,127 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 GDP bình quân đầu người (USD/người)

Hình 2.3. GDP thành phần theo lĩnh vực của Liên bang Nga năm 2020

Nguồn: The Moscow Times, 2020

Vềcác đối tác xuất khẩu, các hàng hóa của Liên bang Nga chủ yếu được xuất khẩu sang các đối tác chính là Trung Quốc, Hà Lan, Đức, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ và Triều Tiên. Năm 2020, Trung Quốc là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Liên bang Nga khi nước này nhập khẩu 56 tỷ USD từ Liên bang Nga, và chiếm 12,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Liên bang Nga. Xếp sau Trung Quốc là Hà Lan và Đức với kim ngạch lần lượt là 43,5 tỷ USD và 34,1 tỷ USD, chiếm lần lượt là 9,7% và 7,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Liên bang Nga năm 2019.

Nga đóng vai trò quan trọng trong khả năng hợp tác của Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) với các đối tác tiềm năng khác và là móc xích quan trọng trong quá trình hội nhập. Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng kim ngạch thương mại giữa các quốc gia trong liên minh đạt 42,6 tỷ USD, trong đó Nga chiếm 26,6 tỷ USD (chiếm 62,4%), Kazakhstan – 3,9 tỷ USD, Belarus- 11,3 tỷ USD, Armenia – 0,4 tỷ USD và Kyrgyzstan – 3,9 tỷ USD. Có thể thấy kinh tế Nga chiếm tỷ trọng lớn trong EAEU.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế ÁÂu (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)