Một số giải pháp cụ thể cho các ngành hàng chủ lực

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế ÁÂu (Trang 126 - 170)

3.2.3.1. Đối với xuất khẩu nông sản

Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên bang Nga cần nâng cao chất lượng hàng nông sản. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong chiến lược xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Cụ thể, doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng tốt hạ tầng kỹ thuật. Trước đây, thị trường Liên bang Nga được đánh giá là một thị trường dễ tính, người tiêu dùng không quá cầu kì về mẫu mã, kiểu dáng. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ trên toàn thịtrường quốc tế, người tiêu dùng tại thị trường này có xu hướng yêu thích và sử dụng hàng hóa có chất lượng cao với mẫu mã đẹp mắt, đa dạng. Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản vào Liên bang Nga cần chú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã kiểu dáng. Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp phải chú ý ngay từ khâu lựa chọn giống cho tới quy trình chăm sóc, thu hái, chế biến và bảo quản. Để có thểlàm được điều đó, doanh nghiệp phải thực hiện các công việc sau:

- Các doanh nghiệp xuất khẩu cần hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giống mới cho các nhà sản xuất để họ có đủ điều kiện tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Hầu hết các nhà sản xuất nông sản của Việt Nam có kinh nghiệm chăm sóc cây trồng nhưng đều thiếu vốn, kỹ thuật, giống mới. Do đó, các sản phẩm đầu ra thường có năng suất thấp, chất lượng không cao. Vì vậy, để có được những sản phẩm có chất lượng tốt, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư ngay vào khâu đầu tiên trong quá trình sản xuất.

- Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần đầu tư xây dựng hệ thống kho, nhà máy chế biến với trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến vào khâu chế biến, bảo quản hàng hóa nhằm từng bước tiến tới xuất khẩu hàng tinh thay cho hàng thô vào

thị trường quốc tế. Thêm vào đó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, các phòng kiểm nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm nông sản.

Việc đánh giá chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào đều căn cứ trên mức độ đạt tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm đó. Để có thể thâm nhập được vào thị trường Liên bang Nga thì hàng nông sản Việt Nam cần phải vượt qua tất cả những rào cản về tiêu chuẩn chất lượng của thị trường này. Điều này đòi hỏi từ phía Nhà nước cần sớm hoàn chỉnh hệ thống chính sách quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để các doanh nghiệp cũng như người sản xuất lấy đó làm mục tiêu phấn đấu trong quá trình sản xuất kinh doanh, điều đó bao gồm việc xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chặt chẽ kèm theo các phòng kiểm nghiệm hiện đại để có thể đánh giá chất lượng một cách chính xác.

Nhà nước xây dựng các tiêu chuẩn trên, tuy nhiên đó chỉlà điều kiện cần, điều kiện đủ để có thể thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp sạch vẫn nằm ở khâu sản xuất và bản thân sản phẩm. Một nền nông nghiệp sạch không chỉ dừng lại ở việc sản xuất sản phẩm sạch, đảm bảo dinh dưỡng, không gây tác hại cho người sử dụng, mà còn phải an toàn với nhà sản xuất, không làm suy thoái, ô nhiễm môi trường sinh thái. Muốn vậy các cơ quan chức năng cần tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát xuyên suốt quá trình sản xuất nông sản: từ việc thu mua nguyên liệu đến khẩu đóng gói, xuất khẩu, đặc biệt lưu ý thắt chặt kiểm soát đối với các vùng sản xuất mắc phải dịch bệnh. Kèm theo đó là thắt chặt thể chế, thiết lập hệ thống các biện pháp xử lý nghiêm ngặt đối với các trường hợp cố tình vi phạm, áp dụng kỹ thuật nuôi trồng có hại, sử dụng các sản phẩm có thành phần bị cấm.

Về kiểm soát chất lượng hàng nông sản, đối với mỗi lô hàng xuất khẩu, các công ty thương mại ngoài việc thực hiện đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản xuất khẩu theo quy định, còn phải cung cấp bổ sung hợp đồng mua bán lô hàng giữa chủ hàng và cơ sở sản xuất lô hàng, trong đó thể hiện rõ trách nhiệm đối với việc thực hiện các biện pháp xử lý của cơ quan kiểm tra trong trường hợp lô hàng bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo hoặc cơ quan kiểm tra phát hiện vi phạm quy định về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc giấy tờ ủy quyền của chủ hàng.

Như vậy doanh nghiệp bắt buộc phải làm tốt và chấp hành nghiêm túc ngay từ khâu đầu tiên cho đến bước cuối cùng. Tuy nhiên, để có thể triển khai một cách đồng bộ, quản lý doanh nghiệp phải nhanh chóng nâng cao nhận thức cho người dân và người lao động trong doanh nghiệp. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo nội bộ doanh nghiệp, trình bày rõ thực trạng sản xuất, triển khai công việc hiện tại trong công ty như tình hình sử dụng hóa chất, ô nhiễm sinh thái, phân tích những cái lợi nhỏ bé trước mắt và mức độ thiệt hại nặng nề lâu dài của các hành động vi phạm, đề ra các biện pháp xử lý nghiêm ngặt răn đe, đồng thời cũng nên tranh thủ ý kiến của toàn công ty, đề xuất các giải giải pháp quản lý và kỹ thuật hạn chế ô nhiễm do sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng đối tác chưa có sự tin tưởng vào doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp có thể phấn đấu tổ chức một quy trình hoàn chỉnh kiểm định chất lượng hàng hóa ngay từ khâu nuôi trồng chế biến ra sản phẩm với sự giám sát của chính chuyên gia của nước đối tác hoặc từ một tổ chức thứ ba hoặc chính là người kiểm tra của công ty nhập khẩu. Hiện nay đã có một số công ty làm như vậy và đạt được hiệu quả cao.

Thứ hai, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần tích cực, chủ động tìm hiểu thông tin và đối tác tại thị trường Liên bang Nga.

Thứ ba, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần chủ động tìm hiểu và khai thác tối đa lợi thế dành cho mặt hàng nông sản từcác quy định trong FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu.

Trước hết, muốn tận dụng tốt những cơ hội của FTA Việt Nam –Liên minh kinh tế Á-Âu đối với hoạt động xuất khẩu nông sản, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ tất cả các quy tắc, quy định của Hiệp định có liên quan tới hàng nông sản bao gồm các nội dung có liên quan tới những cam kết về cắt giảm thuế quan, thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, tính hiệu lực, pháp lý…chẳng hạn, những quy định tại thông tư của Bộ Tài chính về biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam, hay thông tư của Bộ Công Thương về quy tắc xuất xứ.

Với việc nắm rõ các quy định và hiểu được các nguyên tắc trong FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu, các doanh nghiệp mới có thể bắt đầu tiến hành lập

kế hoạch, chiến lược, sản xuất, chế biến, đóng gói và xuất khẩu sản phẩm nông sản vào thị trường Liên bang Nga sao cho đảm bảo tận dụng được tối đa những lợi thế mà Hiệp định mang lại. Bên cạnh đó, khi hiệp định có hiệu lực, trong quá trình hoạt động kinh doanh với thị trường Liên bang Nga, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan, đưa ra những phản hồi, kiến nghị và đóng góp để các bên cùng đàm phán đưa ra các giải pháp và chính sách thiết thực hơn.

Ngoài ra, trong tương lai xa hơn, thông qua FTA Việt Nam –Liên minh kinh tế Á-Âu, Nga và các nước thành viên cũng muốn tiến tới thành lập khu vực thương mại tự do với các nước ASEAN để tăng cường hợp tác thương mại với khu vực này và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngược lại, đối với Việt Nam, đẩy mạnh quan hệthương mại với các nước Liên minh kinh tế Á-Âu cũng mang lại cơ hội cho hàng hóa Việt đi vào thị trường các nước Đông Âu khác, do đó các doanh nghiệp cũng cần chú ý tận dụng cơ hội này.

Thứtư, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần nâng cao tính cộng đồng giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản trong nước.

Những năm gần đây giữa doanh nghiệp và nông dân thường có hiện tượng phá vỡ hợp đồng do khi giá cả thị trường xuống thì doanh nghiệp không muốn mua hàng, ngược lại khi giá cả thị trường lên thì nông dân lại giữ hàng không bán. Tầm nhìn hạn chếnhư vậy đã gây ra không ít thiệt thòi cho quá trình sản xuất của người dân, và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp. Để khắc phục vấn đề này, cần phải có những biện pháp để tăng cường, thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên. Các hộ nông dân sản xuất trong khu vực phải thay đổi phương thức sản xuất theo hướng hợp tác tự nguyện thông qua các câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, cử ra ban đại diện để làm việc với doanh để nâng cao tính cạnh tranh, sản xuất nông nghiệp hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Ban quản lý và người dân phải tính toán chi phí và xác định giá thành sản xuất trước mỗi vụ thu hoạch. Bản thân doanh nghiệp cũng phải tính toán chi phí, giá thành, trên cơ sở đó thống nhất với nông dân trong việc phân chia lợi nhuận. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần tiến hành nghiên cứu, xây dựng cơ chế, văn bản pháp quy, công khai thông tin nhằm hỗ trợ nông dân, doanh

nghiệp có cơ sở pháp lý tự nguyện hợp tác với nhau, đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của các doanh nghiệp Việt Nam như hiện nay không phù hợp với mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa nữa, do đó các doanh nghiệp cũng phải cố gắng củng cố mối quan hệ lẫn nhau, tạo sự hợp tác, phát triển vững chắc. Cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể đưa ra các biện pháp và chính sách phù hợp tạo thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải quyết vấn đề này.

Thứnăm, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần tích cực xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga.

Đây là một trong những căn cứ giúp đảm bảo uy tín và danh tiếng của sản phẩm, nâng cao giá trịvà gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa nông sản trong nước. Để xây dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng nông sản Việt Nam, trước mắt, ta cần định hướng lựa chọn một số thương hiệu chủ lực cho các mặt hàng nông sản đang có thế mạnh trên thị trường các nước thành viên như các đặc sản cà phê Buôn Mê Thuột, thanh long Bình Thuận, xoài cát Hoà Lộc, bưởi Năm Roi, hồ tiêu Chư Sê … để có thể xuất khẩu trực tiếp vào thị trường các nước này mà không phải qua trung gian hoặc mượn thương hiệu nước ngoài.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam thông qua sở hữu trí tuệ. Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn nhiều lần cho sản phẩm của các doanh nghiệp đã được trao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ. Ở Việt Nam, việc sử dụng sở hữu trí tuệnhư một công cụ nhằm nâng cao uy tín sản phẩm hiện nay chưa thực sự được chú trọng bởi việc này không thể cho kết quả ngay, mà đòi hỏi phải kiên trì cả một quá trình mới thành công.

3.2.3.2. Đối với xuất khẩu thủy sản

Thứ nhất, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần từng bước gia nhập kênh phân phối trên thị trường Liên bang Nga.

Vềlâu dài, để xuất khẩu sang thịtrường Liên bang Nga đạt hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống phân phối riêng. Tuy nhiên, trước mắt, hầu hết các doanh nghiệp lại chưa có đủ khả năng để thiết lập Các doanh nghiệp còn hoàn toàn có thể thông qua các hình thức khác để từng bước gia nhập kênh phân phối trên thị trường này.

Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể liên kết với cộng đồng người Việt ở Liên bang Nga để đầu tư sản xuất, chế biến và xuất khẩu những mặt hàng thuỷ sản mà thị trường đang có nhu cầu. Hai bên cùng góp vốn để thành lập liên doanh. Phía Việt Nam với ưu thế vềlao động, nguyên liệu, nhà xưởng sẽ chịu trách nhiệm sản xuất. Phía nước ngoài với sự nhạy bén trong kinh doanh và kênh phân phối sẵn có sẽ chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hoá. Bằng cách này, hàng hoá được sản xuất ra sẽ thuận lợi hơn trong việc thâm nhập kênh phân phối trên thị trường Liên bang Nga, đồng thời đáp ứng tốt và kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng nước này. Các doanh nghiệp lớn có nguồn hàng ổn định có thể liên kết dưới nhiều hình thức với các công ty thương mại hay các nhà phân phối lớn tại Nga, nhờ đó có thể thâm nhập trực tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường Nga (hệ thống các siêu thị, cửa hàng bán lẻ).

Thứ hai, doanh nghiệp cần nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành thuỷ sản tại Liên bang Nga.

Một trong những cách thức thâm nhập trực tiếp và nhanh chóng vào thịtrường Liên bang Nga là tham gia các hội chợ, triển lãm. Như đã nói, việc thị trường Liên bang Nga yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc phải đáp ứng được tiêu chuẩn của họ còn cần phải có hợp đồng với nhà nhập khẩu mới được phép xuất khẩu vào thị trường này, đã gây không ít khó khăn cho việc chào hàng của phía Việt Nam. Khi đó, rõ ràng, hội chợ hay triển lãm thương mại trở thành cơ hội rất tốt để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình tại thị trường Nga. Thực tế cho thấy, có nhiều những thương vụ hợp tác được ký kết thành công thông qua những hội chợ, triển lãm như vậy. Gần đây nhất, thuỷ sản Việt Nam cũng được đánh giá rất cao tại hai hội chợ lớn của Nga là hội chợ thuỷ sản Nga và hội chợ mùa thu vàng Moskva.

Đểnâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ về nhiều mặt, cần học tập kinh nghiệm của một số nước có trình độ và năng lực xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới như Trung Quốc, Na Uy, Nhật Bản. Các doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát kỹ các hội chợ liên quan để có sự lựa chọn phù hợp. Khi đã quyết định tham gia trưng bày tại hội chợnào thì nên tham gia đều đặn nhiều năm, vừa để giới thiệu các sản phẩm mới và tiếp cận với khách hàng mới, vừa để gặp gỡ khách hàng quen nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ. Các hiệp hội ngành nghề cần có sự hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn hội chợ.

Tại hội chợ, các doanh nghiệp cũng không nên trưng bày tràn lan mà nên trưng bày những mẫu phù hợp với xu hướng tiêu dùng chung của thị trường và đại diện được cho khả năng sản xuất của doanh nghiệp về loại sản phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn nguyên liệu, mẫu mã… Bên cạnh đó, để thu hút được nhiều khách hàng, nếu có nhiều gian hàng tham gia thì các doanh nghiệp nên tập trung các doanh nghiệp vào cùng một khu vực, đồng thời dành một phần kinh phí để quảng bá có hiệu quả bằng

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh kinh tế ÁÂu (Trang 126 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)