7. Kết cấu luận văn
2.2.3. Thực trạng về công tác QLNH của NHNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
về quy trình xử lý các thủ tục hành chính thuộc các hoạt động ngoại hối thuộc thẩm quyền xử lý tại chi nhánh.
Bên cạnh đó, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang cũng thực hiện quản lý một số
hoạt động ngoại hối khác theo chỉđạo của Thống đốc NHNN Việt Nam trong phạm vi chức năng và quyền hạn được giao.
2.2.3. Thực trạng về công tác QLNH của NHNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Giang.
Nhiệm vụ QLNH hiện nay tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang giao cho phòng Tổng hợp Nhân sự và Kiểm soát nội bộ (Phòng THNS&KSNB) thực hiện.Hàng năm, Phòng THNS& SNB xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ (TSMN), hoạt động Chi trả ngoại tệ (CTNT) trình UBND tỉnh phê duyệt. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ QLNH nếu phát hiện các hành vi vi phạm hành chính sẽ tiến hành lập Biên bản vi phạm và chuyển hồsơ
cho Thanh tra giám sát chi nhánh tỉnh Bắc Giang xem xét xử lý.
Các hoạt động ngoại hối phát sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay gồm có: Hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh; Hoạt động chi trả ngoại tệ; Hoạt động sản xuất vàng TSMN; Hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Hoạt động mua bán ngoại tệ tiền mặt của các TCTD với cá nhân và hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng.
Giang.
NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang thực hiện các thủ tục xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi liên quan đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân trên
địa bàn tỉnh đối với nhà đầu tư không phải là Tổ chức tín dụng.
Hiện nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa
phát sinh nhiều: Tính từ2016 đến tháng 6 năm 2021 có 4 doanh nghiệp, 2 Cá nhân thực hiện đầu tư ra nước ngoài được NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang xác nhận
đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi. Tất cảđều thực hiện đúng tiến độ chuyển vốn
ra nước ngoài, tuy nhiên quy mô của những doanh nghiệp và cá nhân này không cao.
Bảng 3: Tổng hợphoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Tổ chức, cá nhân
ĐVT: Quy nghìn USD
STT Tên Nhà đầu tƣ Năm cấp
phép Tổng vốn đầu tƣ theo GCN đã đƣợc cấp Vốn tự có
1 Công ty TNHH Risun Việt Nam 2017 5 5 2 Công ty Cổ phần Quốc tế ICO 2017 100 100 3 Công ty TNHH Vietnam
Sunergy 2017; 2019 678,5 678,5 4 Bà Ngụy Thị Nga 2019 17,3 17,3 5 Ông Hoàng Ngọc Dương 2019 2200 0.02 6 Công ty TNHH Seojin Việt
Nam 2021 560 560
Tổng cộng 3.560,8 1.360,82
Nguồn: Báo cáo thống kê tình hình thực hiện chuyển vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài
b. Quản lý hoạt động kinh doanh Vàng.
Hiện nay, Phòng THNS&KSNB NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang thực hiện việc cấp/điều chỉnh Giấy chứng nhận đủđiều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ
31/12/2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 49 doanh nghiệp được cấp chứng nhận
đủđiều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ trong những năm gần
đây kém hơn những năm trước đây cả về quy mô và khối lượng sản xuất.Tại phần lớn các doanh nghiệp hầu như chỉ sản xuất, gia công một số lượng ít nhẫn tròn, có những doanh nghiệp đến cả nửa năm không phát sinh hoạt động sản xuất. Qua các
đợt kiểm tra hàng năm từ 2016 đến 2020, NHNN Chi nhánh Bắc Giang đã thu hồi 02 Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ đối với các Doanh nghiệp không phát sinh hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ trong thời gian dài. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 47 Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ, 02 doanh nghiệp đã tạm ngừng hoạt động. Khối lượng và giá trị sản xuất vàng trang sức mỹ nghệqua các năm như sau:
Bảng 4: Tổng hợp số liệu sản xuất Vàng TSMN Năm Số lƣợng doanh nghiệp Khối lƣợng sản xuất (Kg) Giá trị sản xuất (Triệu đồng) SL Cấp mới Thay đổi Tạm ngừng 2016 45 5 84.77 76,014.38 2017 48 3 87.74 79,269.76 2018 49 1 1 99.79 91,680.81 2019 49 2 99.71 98,769.86 2020 49 2 79.47 96,186.53
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất vàng TSMN gửi Vụ QLNH
c. Quản lý hoạt động vay, trả nợnƣớc ngoài của doanh nghiệp
Hoạt động vay trả nợ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm
gần đây diễn ra ngày một sôi động hơn, cả về sốlượng và kim ngạch vay, do chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, tập trung ở các doanh nghiệp FDI tại các Khu công nghiệp lớn của tỉnh như: CN Đình Trám; CN Quang
hình thành, các Cụm công nghiệp khác … Do tình hình chính trị thế giới, chính sách
thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các Công ty lớn từ Trung Quốc di dời nhà máy qua Việt Nam.
Từ năm 2016, NHNN Việt Nam ban hành Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016 vềhướng dẫn nội dung QLNH đối với việc vay, trả nợnước ngoài của doanh nghiệp.Theo quy định tại Điều 18, Thông tư 03/2016/TT-NHNN ngày 25/02/2016 của NHNNViệt Nam quy định thẩm quyền của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các Khoản vay có kim ngạch vay đến 10
(mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương). Việc theo dõi, quản lý các khoản vay được thực hiện trên trang điện tử của NHNN là: qlnh- sbv.cic.org.Việt Nam. Các doanh nghiệp thực hiện báo cáo vay trả nợ nước ngoài bằng 2 hình thức trực tuyến (trực tiếp trên trang điện tử: qlnh-sbv.cic.org.Việt Nam) hoặc truyền thống bằng cách gửi văn bản giấy về NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang.
Các khoản vay nước ngoài trung dài hạn bằng tiền mới thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký xác nhận với NHNN, khoản vay nước ngoài ngắn hạn và khoản vay dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không phải thực hiện đăng ký xác nhận.
NHNN Chi nhánh Bắc Giang đã triển khai rà soát, cập nhật tất cả các khoản
vay phát sinh trước thời điểm năm 2016 lên cơ sở dữ liệu của Trang điện tử (qlnh- sbv.cic.org.Việt Nam), từđó đến nay, NHNN Chi nhánh Bắc Giang tiến hành quản lý, theo dõi các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp bằng Trang điện tử này
theo đúng quy định, hướng dẫn của NHNNViệt Nam. Trong quá trình thực hiện
QLNH đối với các khoản vay, trả nợ nước ngoài tại Chi nhánh phát sinh một số các tình huống như:
Thứ nhất, là có khá nhiều khoản vay là khoản vay ngắn hạn được gia hạn thành khoản vay trung, dài hạn. Nguyên nhân là do Bên đi vay không trả được khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Mục đích sử dụng khoản vay ngắn hạn ban đầu được
kiện của khoản vay ngắn hạn nước ngoài như sau: “Bên đi vay không được vay ngắn hạn cho các mục đích sử dụng vốn trung, dài hạn”. hi thực hiện xác nhận
đăng ký khoản vay này, trong thành phần hồ sơ yêu cầu “Báo cáo việc sử dụng khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu đáp ứng quy định về điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn (kèm theo các tài liệu chứng minh)...”. Trong khi mục đích của khoản vay ngắn hạn ban đầu chưa được NHNN Việt Nam hướng dẫn cụ thể, quy
định này đã gây lúng túng cho Doanh nghiệp và NHNN Chi nhánh trong quá trình thực hiện.Thực tế hiện nay cũng không có quy định nào cụ thể hướng dẫn về mục
đích của khoản vay.Chỉ có quy định thế nào là các khoản vay ngắn hạn (là các khoản vay có thời gian vay dưới 12 tháng), các khoản vay trung dài hạn (là trên 12 tháng). Hay có thể hiểu: mục đích sử dụng ngắn hạn là những mục đích nhằm bổ
sung vốn lưu động, chi trả lương, chi trả tiền nguyên liệu, vật liệu phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh; còn mục đích sử dụng vốn trung dài hạn là nhằm hình thành nên Tài sản cố định của doanh nghiệp như mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng…
- Thứ hai, là để cân đối lại nguồn tài chính phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện đăng ký các khoản vay nước ngoài mới với mục
đích cơ cấu lại các khoản nợ cũ, trong khi các khoản nợ cũ trước đó đã được đăng ký thay đổi với nội dung là lùi thời hạn trả nợ rất nhiều lần. Nguyên nhân một phần là do có một số doanh nghiệp vay nợ nước ngoài với tỷ lệ phần vốn vay trong cơ
cấu vốn đầu tư rất cao, khi dựán đầu tư không hiệu quả, việc trả nợvay rơi vào tình
trạng khó khăn rất lớn. Hiện naytheo quy định tại tiết (i), Điểm b, Khoản 2, Điều 11
Thông tư 12/2014/TT-NHNN. Theo đó, sốdư nợ trung, dài hạn (gồm cảdư nợ vay
trong nước) của Bên đi vay phục vụ dự án đó tối đa không vượt quá phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư.
Tình hình dịch bện Covid-19 diễn ra rất phức tạp thời gian qua cũng ảnh
hưởng lớn đến hoạt động QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang: cụ thể là các doanh nghiệp đi lại trong nước từ địa phương này đến địa phương khác gặp rất
Khi về nước hoặc quay trở lại Việt Nam phải thực hiện cách ly y tế.Điều này ảnh
hưởng rất nhiều đến hoạt động đăng ký, đăng ký thay đổi của các doanh nghiệp.Rất nhiều doanh nghiệp vì thếđã vi phạm quy định của NHNNViệt Nam về việc đăng ký, đăng ký thay đổi.
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, nhân sự thay đổi liên tục do nghỉ việc vì doanh nghiệp gặp khó khăn. hi có nhân sự mới thì lại không nắm bắt được quy
định về vay trả nợ nước ngoài của NHNNViệt Nam. Lãnh đạo một sốcông ty nước ngoài khả năng hiểu biết quy định này cũng hạn chế nên gặp nhiều vi phạm hành chính.
Công tác báo cáo hiện nay còn rất hạn chế do sự hiểu biết của các doanh nghiệp không đều, thường xuyên gửi báo cáo chậm, muộn hoặc có doanh nghiệp không thực hiện việc báo cáo này gây ra rất nhiều khó khăn trong việc QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang nói riêng và của NHNNViệt Nam nói chung. Cho
đến thời điểm hiện tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang chưa tiến hành lập biên bản với một công ty nào liên quan đến việc thực hiện Báo cáo theo quy định.
Hệ thống QLNH của NHNNViệt Nam còn nhiều bất cập, cán bộ không thể
kiểm tra tổng thể các khoản vay của các doanh nghiệp, tình hình thực hiện các khoản vay, không thể thống kê dư nợ, hay thời gian đến hạn của các khoản vay này. Dẫn tới nhiều khoản vay quá hạn doanh nghiệp không thực hiện đăng ký, đăng ký thay đổi NHNNViệt Nam cũng không nắm được.
Một số thống kê về tình hình xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay trung dài hạn nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh như sau:
Bảng 5: Dƣ nợ vay nƣớc ngoài trung, dài hạn của các doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang
ĐVT: Quy triệu USD
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Dƣ nợ vay nƣớc ngoài 322,535 465,828 531,487 815,445 1,166,460
Nguồn: Thống kê dƣ nợ vay trung dài hạn nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang:
Bắc Giang tăng mạnh vào giai đoạn 2019-2020.
Bảng 6: Tổng hợp tình hình các nhận, xác nhận thay đổi khoản vay nƣớc ngoài
không đƣợc chính phủ bảo lãnh
Năm Xác nhận đăng ký Xác nhận đăng ký thay đổi Cấp tài khoản truy cập
2016 47 29 43
2017 51 71 10
2018 64 80 13
2019 90 89 10
2020 106 106 15
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang từ 2016-2020)
d. Quản lý hoạt động nhận và Chi, trả ngoại tệ
Tính đến 31/12/2020, NHNN Chi nhánh Bắc Giang đã cấp phép và quản lý 19
Đại lý chi, trả ngoại tệ trên địa bàn. Thông qua các cuộc kiểm tra đã thu hồi 02 Quyết định chấp thuận đăng ký đại lý chi trả ngoại tệ, do vi phạm hoạt động dịch vụ
nhận và chi, trả ngoại tệ.Doanh số chi trả ngoại tệqua đại lý qua những năm gần đây
ngày một giảm sút, một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh, phần khác do tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn đang phát triển mạnh mẽ. Lao động trong tỉnh
đang thiếu rất nhiều, nhu cầu đi xuất khẩu lao động của người dân trong tỉnh không
còn cao như những năm trước đây.
Bảng 7: Doanh số Chi trảNgoại tệ trên địa bàn Bắc Giang
ĐVT: Nghìn USD
Năm Doanh số chi trả qua các Đại lý
Doanh số chi trả trực tiếp của
TCKT 2016 5,867.11 88,245.66 2017 15,104.18 140,798.09 2018 9,905.32 131,669.02 2019 7,269.86 99,330.28 2020 4,381.39 68,689.62
NHNN Chi nhánh Bắc Giang nhận thấy mặc dù các khoản chi trảít, nhưng việc lưu
trữ hóa đơn chứng từ và theo dõi hoạt động chi trả ngoại tệ tại các đơn vị còn lộn xộn, thiếu quy củ. Có những đại lý được NHNN Chi nhánh chấp thuận đăng ký đại
lý nhưng cả năm không phát sinh nghiệp vụ nào, cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện hoạt động chi trảtheo quy định thiếu hoặc không có, tình trạng này phổ biến đối với
các đại lý ở các huyện. Nguyên nhân của việc ít phát sinh chi trả ngoại tệ tại các đại
lý này cũng đến từ việc có các Chi nhánh, Phòng giao dịch của các Ngân hàng ngay gần điểm đặt đại lý, người dân có nhu cầu thường tìm đến đây, an toàn và thuận tiện; tiếp theo là mức hoa hồng và nhiều dịch vụ chuyển tiền mới xuất hiện trong thời gian gần đây cũng làm doanh số chi trảqua các đại lý ngày ngày một giảm sút nghiêm trọng.
Bên cạnh hoạt động chi trả ngoại tệ của mạng lưới đại lý và tổ chức trực tiếp,
lượng ngoại tệ kiều hối chi trả qua hệ thống các TCTD trên địa bàn.Lượng kiều hối
hàng năm chi trả qua hệ thống các TCTD, tổ chức trực tiếp và đại lý trung bình đạt khoảng 200 triệu USD/năm.
e. Các hoạt động ngoại hối khác.
- Về hoạt động mua bán ngoại tệ tiền mặt giữa TCTD với cá nhân, thực theo
quy định tại Thông tư 20/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 8 năm 2011 Thống đốc NHNN Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép. Với 39 đơn vị, trong đó có 16 chi nhánh NHTM, 01 chi nhánh Ngân hàng hợp tác, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, 01 Ngân hàng Phát triển với 197 điểm giao dịch.
- Hiện nay, trên toàn địa bàn tỉnh có 5chi nhánh NHTM được phép mua bán vàng miếng tại 8 địa điểm đó là các Chi nhánh tại Bắc Giang của các Ngân hàng:
NHTMCP Đông Á; NHTMCP KỹThương;Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; Ngân hàng TMCP Á Châu. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, NHNN Chi nhánh được giao nhiệm vụ tiến hành kiểm tra địa điểm mua bán kinh doanh vàng miếng của các tổ
kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các tổ chức hoạt động kinh doanh vàng miếng.
- Việc thanh tra, kiểm tra ngoại hối và hoạt động ngoại hối tại các chi nhánh
TCTD được thực hiện theo đềcương kế hoạch của NHNN Việt Nam giao chi nhánh thực hiện, bao gồmn có việc thanh/kiểm tra về hoạt động mua bán ngoại tệ, hoạt
động cho vay bằng ngoại tệ, trạng thái ngoại tệ, việc công khai tỷ giá, hoạt động dịch vụ giữ hộ vàng, kinh doanh mua bán vàng miếng. Tuy nhiên, những hoạt động ngoại hối tại các Chi nhánh NHTM trên địa bàn không nhiều và không đa dạng,
phong phú như ở hội sở. Do đó, Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh Bắc Giang
đã thực hiện thanh/kiểm tra theo chỉ đạo của NHTW lần gần nhất vào năm 2014.
Các Chi nhánh thực hiện tương đối đúng quy định, không xảy ra sai phạm đáng chú