Kiến nghị với NHNNViệt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang (Trang 82 - 89)

7. Kết cấu luận văn

3.3.2.Kiến nghị với NHNNViệt Nam

- Hiện nay, các Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các hoạt động ngoại hối của người dân và quá trình thực thi quản lý của các cơ quan quản lý cấp,những

văn bản sửa đổi bổ sung chồng chéo, gây khó khăn, lúng túng trong quá trình hướng dẫn về một số thành phần hồsơ thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Ví dụ, như quy định về điều kiện vay nước ngoài đối với doanh nghiệpnước ngoài... Do vậy, kiến nghị NHNN Việt Nam tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện

và ban hành các văn bản hướng dẫn về QLNH trong từng lĩnh vực cụ thể để đảm bảo đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về QLNH. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn ISO thống nhất trong toàn hệ thống, công khai trên trang web của NHNN Việt Nam.

- Các chính sách, quy định về QLNH cần thực hiện theo hướng chú trọng tới quản lý dòng vốn đầu tư ra nước ngoài thay vì kiểm soát các thủ tục hành chính về

ngoại hối như hiện nay, bởi vì Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển, nguồn lực còn hạn chế và cần cân đối giữa việc đầu tư trong nước với đầu tư ra nước ngoài, hạn chế nguồn vốn chảy ra bên ngoài. Bên cạnh đó, dòng vốn đi vào quốc gia cũng

cần chú ý, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI cần phải cân nhắc đến hiệu quả sử

dụng vốn, tránh những hệ lụy và ảnh hưởng khôn lường, nhất là trong giai đoạn chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang rất căng thẳng như hiện nay. Trong thu hút

chẽ, coi trọng sự phát triển bền vững. Trong quản lý hoạt động vay, trả nợ nước

ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, cần quy định chặt chẽ về mức vay nợ nước

ngoài đểđảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Mặt khác, theo quy định hiện hành, chỉ

những khoản vay nước ngoài trung, dài hạn mới phải thực hiện đăng ký với NHNN, các khoản vay ngắn hạn nước ngoài không phải thực hiện đăng ký, việc theo dõi, quản lý đối với các khoản vay ngắn hạn rất thụ động, NHNN Chi nhánh thực hiện nhập số liệu, thông tin về khoản vay, về bên đi vay khi nhận được thông báo của NHNN, xảy ra tình trạng số liệu và thông tin không đảm bảo khớp nhau về mặt thời

gian, thường là chậm hơn rất nhiều so với thời điểm phát sinh nợ, do đó, kiến nghị

NHNN nghiên cứu biện pháp quản lý đối với các khoản vay ngắn hạn nước ngoài. - Nghiên cứu ban hành quy định nhằm tăng cường các giải pháp thu hút ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, thu hút kiều hối tạo động lực phát triển kinh tế, kiên

định triển khai các giải pháp hạn chế tình trạng đô la hóa, tiến tới xóa bỏ thị trường chợ đen trong mua bán trao đổi ngoại tệ. Việc mở rộng mạng lưới chỉ trả, thu đổi ngoại tệ ngoài hệ thống ngân hàng cần phải được xem xét, đánh giá lại về hiệu quả

và những vấn đề rủi ro phát sinh trong thực tế. Trong khi mạng lưới các phòng giao dịch, chi nhánh Ngân hàng đang từng ngày phủ khắp các địa phương, phát triển sâu rộng về các vùng miền đất nước, việc phát triển các điểm chi trả, thu đổi ngoại tệ

ngoài ngân hàng là không cần thiết. Thay vào đó, cần nghiên cứu triển khai các biện pháp hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, phát triển các điều kiện cần thiết tốt nhất thực hiện chi trả, thu đổi, mua bán ngoại tệ tại hệ thống các ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của dân chúng, trừ những khu vực đặc thù như khu vực biên giới, cửa khẩu, sân bay, bến cảng. Hoặc nghiên cứu, ban hành các quy định, biện pháp kiểm soát mạng

lưới của các đại lý chi trả ngoại tệ, tránh tình trạng mở tràn lan, rất dễ xảy ra tình trạng mua bán ngoại tệ trái phép, dẫn đến việc nguồn ngoại tệ bị tuồn ra thị trường chợ đen, làm ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách ngoại hối và làm giảm hiệu quả của việc thực hiện chính sách tỷ giá của NHNN trong trường hợp cần thiết.

- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới nhằm quản lý và ngăn chặn các hoạt động Ngoại hối bất hợp pháp hiện nay, các hoạt động sử dụng tiền ảo, tổ

biên giới bất hợp pháp.

- Hiện nay, hoạt động vay trả nợ nước ngoài đã được theo dõi, quản lý trên

Trang điện tử của NHNN, mặc dù vẫn còn tình trạng xảy ra lỗi, nhưng đã làm cho

hoạt động quản lý này trở nên thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả hơn rất nhiều từ Trung ương đến địa phương. Việc truy cập, theo dõi, thống kê, kiểm soát đăng ký

các khoản vay trung dài hạn trở nên dễ dàng, trực quan, chủđộng, tiết kiệm chi phí và thời gian hơn nhiều so với trước đây. Do đó, trong thời gian tới, đề nghị

NHNNbên cạnh việc hoàn thiện trang điện tử cần tiếp tục nghiên cứu, áp dụng việc quản lý tương tự với các hoạt động ngoại hối khác như hoạt động đầu tư ra nước ngoài, hoạt động chi trả, đổi ngoại tệ hay hoạt động sản xuất kinh doanh vàng, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động này.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về QLNH, kết nối với các

NHTM để nắm rõ hoạt động ngoại hối cuả các NHTM, kết nối hệ thống thông tin, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, Ngành nhằm kiểm soát tốt dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn, trung, dài hạn, tiến tới tinh gọn các thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian trong giải quyết các thủ tục hành chính, kịp thời nắm bắt và kiểm soát hoạt động

đầu tư ra nước ngoài. Đông thờiđưa ra những cảnh báo sớm của các giao dịch ngoại hối ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tiền tệ Quốc gia từđó có những chính sách, giải

Tác giả đã căn cứ vào thực trạng hoạt động QLNH ở NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã được nêu ra phân tích ở Chương II, định hướng cho công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang thời gian tới để đưa ra những giải pháp để

hoàn thiện công tác QLNH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Bên cạnh đó qua thực tế công việc, những bất hợp lý trong các văn bản quy phạm pháp luật về QLNH cũng được đưa ra bằng cách kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, với NHNN Việt Nam nên có hành động cụ thểđể tạo ra một môi trường hoạt động an toàn hiệu quả, hạn chế rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Đồng thời cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, với NHNN Việt Nam cần xây dựng một hành lang pháp lý đồng bộ, toàn diện, rõ ràng minh bạch đểcơ quan quản

lý cũng như các đối tượng quản lý thực hiện có hiệu quả, tránh được những sai phạm không đáng có.

Quản lý ngoại hối là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN Việt Nam.NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang quản lý ở cấp địa phương, nó có

vai trò quan trọng trong bối cảnh dòng vốn đầu tư đang đổ về Bắc Giang ngày một nhiều.

Trên cơ sơ vận dụng các phương pháp như hệ thống hóa, so sánh, phân tích,

đánh giá tổng hợp quá trình phát triển hoạt động QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cụ thể:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết chung về Ngoại hối và QLNH, hệ thống cơ sở lý luận về QLNH của NHNN từ đó làm cơ sở để phân tích thực trạng QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

Thứ hai, Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác QLNH của NHNN trên

địa bàn tỉnh Bắc Giang.Qua đó chỉra được những nguyên nhân tồn tại làm cơ sở để

hoàn hiện công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

Thứ ba, luận văn cũng đã trình bày một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

Tuy nhiên, do thời gian và điều kiện có hạn, số liệu về QLNH tại chi nhánh còn nghèo nàn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Một lần nữa tác giả

rất mong được sự đóng góp của các Thầy, Cô, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn, góp phần vào việc hoàn thiện công tác QLNH tại chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

1. Quốc hội, Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng

12 năm 2005;

2. Quốc hội, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013.

3. Quốc hội, Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010. 4. Quốc hội. Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

5. Chính phủ (2014), Nghị định 70/2014/NĐ-CP, ngày 17/7/2014 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối, Hà Nội.

6. Chính phủ (2015), Nghị định 83/2015/NĐ-CP, ngày 252/9/2015 về hƣớng

tƣ ra nƣớc ngoài, Hà Nội.

7. Chính phủ (2016), Nghị định số89/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 quy định

điều kiện đối với hoạt động đại lý đối ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế, Hà Nội.

8. Chính Phủ (2013), Nghị định 219/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nƣớc ngoài của doanh nghiệp không đƣợc Chính phủ

bảo lãnh, Hà Nội.

9. Chính phủ (2014), Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Hà Nội.

10. Chính phủ (2019), Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà nƣớc (2008), Quyết định số 24/2008/QĐ-NHNN, ngày 11/7/2008 về việc ban hành Quy chếĐại lý đổi ngoại tệ, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nƣớc 2012 , Thông tƣ số 20/2011/TT-NHNN ngày 29

tháng 8 năm 2011 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ

31/3/2014 của NHNN Việt Nam quy định về điều kiện vay nƣớc ngoài của doanh nghiệp không đƣợc Chính phủ bảo lãnh, Hà Nội.

14. Ngân hàng Nhà nƣớc 2016 , Thông tƣ số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/2/2016 của NHNN Việt Nam vềhƣớng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối

đối với việc vay, trả nợ nƣớc ngoài của doanh nghiệp không đƣợc Chính phủ bảo lãnh, Hà Nội.

15. Ngân hàng Nhà nƣớc 2016, 2017 , Thông tƣ số 05/2016/TT-NHNN ngày 15/4/2016 và Thông tƣ số 05/2017/TT-NHNN ngày 30/6/2017 của NHNN Việt Nam sửa đổi, bổsung Thông tƣ 03/2016/TT-NHNN, Hà Nội.

16. Ngân hàng Nhà nƣớc 2016 , Thông tƣ số 12/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 của Ngân hàng Nhà nƣớc hƣớng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt

động đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Hà Nội.

17. Ngân hàng Nhà nƣớc 2015 , Thông tƣ số 34/2015/TT-NHNN 31/12/2015 của Thống đốc NHNN Việt Nam vềhƣớng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ, Hà Nội.

18. Ngân hàng Nhà nƣớc 2016 , Thông tƣ số 11/2016/TT-NHNN ngày 29/6/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam sửa đổi, bổ, văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi trả, tệ; hoạt động đại lý

đổi ngoại tệ; bàn đổi ngoại tệ của cá nhân, Hà Nội.

19. Ngân hàng Nhà nƣớc (2012 , Thông tƣ số 16/2012/TT-NHNN ngày 25

tháng 5 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam hƣớng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về

quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Hà Nội.

20. Ngân hàng Nhà nƣớc 2015 , Thông tƣ số 38/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 16/2012/TT-NHNN, Hà Nội.

06/06/2017 của Thống đốc NHNN Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của

Thông tƣ số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012, Hà Nội.

22. Website Ngân hàng Nhà nƣớc: https://www.sbv.gov.vn Lịch sử NHNN Việt Nam.

23. Trang điện tử quản lý vay trả nợ nƣớc ngoài của Ngân hàng Nhà nƣớc: https://glnh-sbv.cic.org.vn.

24. Báo cáo Tổng kết hoạt động ngân hàng và triển khai nhiệm vụ các từ năm 2016 đến năm 2020.

25. Nguyễn Văn Tiến năm 2016 , Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trƣờng tài

chính, NXB Lao động, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Thu Hiếu (luận án Tiến sĩ kinh tế năm 2019 , Hạn chế tình trạng đô là hóa tại Việt Nam.

27. Những điểm nhấn trong QLNH năm 2014 và một số khuyến nghị. Tạp chí ngan hàng số 5/2013 của tác giả Phạm Mạnh Hùng và Lê Thị Tuấn Nghĩa.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang (Trang 82 - 89)