Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang (Trang 78)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụđể hiểu một cách đúng đắn, đầy đủ

các chủ trương, quy định về QLNH của Chính Phủ, NHNNViệt Nam về QLNH, nắm bắt kịp thời, rõ ràng các quy định trong giải quyết thủ tục hành chính đối với

lĩnh vực ngoại hối, từđó nâng cao hiệu quả công việc.

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong phát triển đội ngũ cán bộ công chức của Chi nhánh. Điều đó được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm trong công việc, bám sát định hướng QLNH của Nhà

nước, thực hiện đúng thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ, vì sự lành mạnh của hoạt

động ngoại hối trên địa bàn. Đểlàm được điều đó, NHNN Việt Nam cần tăng cường các buổi tập huấn chuyên đề nhằm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về chuyên môn

hối và QLNH đối với cán bộ chuyên viên, không riêng gì cán bộ được phân công

làm công tác QLNH, quá trình đào tạo này phải diễn ra thường xuyên liên tục, hàng

năm.

3.2.3. Tăng cƣờng, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra vềngoại hối

Trong thời gian qua, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang mới chỉ tổ chức kiểm tra ở phạm vi hẹp, đối với một số doanh nghiệp sản xuất vàng TSMN và một sốđại lý chỉ trả ngoại tệ.Nội dung kiểm tra chủ yếu vào việc thực hiện các quy định của

Nhà nước về chế độ thông tin báo cáo thống kê, những nội dung khác chưa đi sâu

vào thanh tra, kiểm tra.

Các doanh nghiệp nước ngoài phát sinh vay trả nợ nước ngoài trên địa bàn

ngày càng tăng về sốlượng và giá trị khoản vay, trong khi việc tuân thủquy định về

việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không chưa được kiểm tra, phát hiện. Do đó,

trong thời gian tới, các cuộc thanh tra, kiểm tra của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang cần có sự phối hợp giữa Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ và Thanh tra giám sát chi nhánh thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả và có chiều sâu hơn.

Chỉ đạo việc phối hợp QLNH giữa 02 phòng chức năng là Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ, và Thanh tra giám sát Chi nhánh nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNH ở NHNN Chi nhánh. Thành lập các đoàn thanh tra chuyên

đề về công tác ngoại hối, kiểm tra có sự tham gia của cả hai phòng vào các Đoàn

thanh, kiểm tra trong các cuộc thanh tra, kiểm tra vàng bạc và hoạt động ngoại hối

trên địa bàn.

Kịp thời chỉ đạo các TCTD trên địa bàn nghiêm túc chấp hành quy định của

Nhà nước về theo dõi, kiểm tra đối với các đại lý chi trả, đổi ngoại tệ, nhằm phát hiện, cảnh báo trong trường hợp phát sinh hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Thống nhất ý kiến chỉ đạo trong nội bộBan lãnh đạo chi nhánh trong việc thực hiện các quy định của NHNN Việt Nam về QLNH. Đối với những quy định chưa rõ

kiểm tra thực hiện các cuộc kiểm tra liên ngành. Xây dựng cơ chế phối hợp chia sẻ

thông tin với Cơ quan Công an trong việc xác minh các giao dịch đáng ngờ, dấu hiệu vi phạm pháp luật.

3.2.4. Tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về

hoạt động ngoại hối

Chủ động thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, chủ trương của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động ngoại hối nhằm giúp người dân biết để tiếp cận và giao dịch về ngoại hối. Từ đó, vận động tối đa các cá nhân và tổ chức kinh tế giao dịch mua bán ngoại tệ, nhân tiền kiều hối tại các TCTD.

Niêm yết, công khai, đầy đủ và cập nhật kịp thời các quy định bắt buộc và thực hiện, đảm bảo rõ ràng, công khai, minh bạch.

Chủđộng nắm bắt thông tin vềphương thức, thủđoạn tội phạm để cảnh báo,

đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản cho tổ chức ứng dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ; theo dõi thông tin phản ánh trên

các phương tiện truyền thông, trên cổng thông tin điện tử của Chi nhánh.Chủ động tuyên truyền và phổ biến rộng rãi về hoạt động ngoại hối trên địa bàn.

Thành lập trang web của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang để

kịp thời phổ biến các thông tin vềcác Quy định của pháp luật, công khai minh bạch quy trình xử lý các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, người dân và các đơn

vị liên quan nắm bắt được.

3.2.5. Tăng cƣờng trao đổi thông tin, phối hợp có hiệu quả với các sở, ban, ngành trong tỉnh về QLNH nói riêng và tiền tệ ngân hàng nói chung

Sự phối hợp của các cơ quan, cấp hành chính trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ là một nhu cầu tất yếu khách quan, vì không có bất cứ cơ quan, cấp hành chính nào thực hiện được chức năng quản lý, hoàn thành được nhiệm vụ của mình một cách biệt lập. Bởi vậy, việc nâng cao hiệu quả phối hợp trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ của các cơ quan, cấp hành chính cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công cuộc cải cách hành chính các địa phương và

đoàn liên ngành với các sở, ban, ngành nhắm nắm bắt tình hình, hoạt động của một số tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng quản lý, nhằm theo dõi, phát hiện, ngăn chặn, xử lý những sai phạm trong lĩnh vực ngoại hối, các vi phạm quy định về an ninh tiền tệtrên địa bàn, đảm bảo hoạt động quản lý thiết thực, có hiệu quả, góp phần tạo

môi trường lành mạnh an toàn cho phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, từng

bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp và của nhân dân trên địa bàn về hoạt động QLNH.

3.2.6. Đổi mới và nâng cao hệ thống CNTTtrong Hệ thống ngân hàng

Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực QLNH, nâng cao hiệu quả QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang, NHNN Việt Nam cần xây dựng

cơ sở dữ liệu về ngoại hối, duy trì kênh thông tin hiệu quả, thường xuyên và kịp thời từ Trung ương đến địa phương, giữa NHNN Chi nhánh với mạng lưới các TCTD trên địa bàn. Chỉ đạo, tạo điều kiện và khuyến khích hệ thống các ngân hàng

trên địa bàn. Tạo môi trường thông thoángcho người dân và các tổ chức kinh tế có nhu cầu chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán ngoại hối, cho khách hàng mang ngoại lệ ra nước ngoài một cách chính đáng được đáp ứng đầy đủ, thuận lợi và không bị cản trở hay gây phiền hà.

3.3. Kiến nghị và đề xuất.

3.3.1. Với Quốc hội, Chính phủ.

Điều kiện về một môi trường pháp lý thuận lợi rất quan trọng đối với hoạt

động tài chính Ngân hàng.Môi trường pháp lý không đầy đủ, thiếu đồng bộ và bất

ổn định sẽ gây nhiều khó khăn và nguy cơ rủi ro cao cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng và nền kinh tế. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện môi

trườngpháp lý.

Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động ngoại hối là Pháp lệnh Ngoại hối 2005 và Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi, bổsung ban hành năm 2013. Pháp lệnh Ngoại hối và các văn bản hướng dẫn bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu quả trong hoạt động QLNH, hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ

được quy định tại các văn bản pháp lý cao hơn như Luật Dầu khí, Luật Quản lý nợ

công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư... dẫn đến hiệu lực, hiệu quả thực thi

các chính sách, quy định về QLNH chưa cao.

Vì vậy, cần phải có văn bản về QLNH có giá trịpháp lý cao hơn là Luật Ngoại hối để tăng hiệu lực thực thi các chính sách về QLNH. Do đó, việc đăng ký xây

dựng Luật Ngoại hối thay thế Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi trong thời gian tới là cần thiết, nhằmxây dựng một hành lang pháp lý đồng bộ, toàn diện phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu hướng quốc tế, đảm bảo cho mọi hoạt động ngoại hối nói riêng và hoạt động tiền tệngân hàng nói chung được an toàn, đúng pháp luật.

3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam.

- Hiện nay, các Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các hoạt động ngoại hối của người dân và quá trình thực thi quản lý của các cơ quan quản lý cấp,những

văn bản sửa đổi bổ sung chồng chéo, gây khó khăn, lúng túng trong quá trình hướng dẫn về một số thành phần hồsơ thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Ví dụ, như quy định về điều kiện vay nước ngoài đối với doanh nghiệpnước ngoài... Do vậy, kiến nghị NHNN Việt Nam tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện

và ban hành các văn bản hướng dẫn về QLNH trong từng lĩnh vực cụ thể để đảm bảo đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về QLNH. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn ISO thống nhất trong toàn hệ thống, công khai trên trang web của NHNN Việt Nam.

- Các chính sách, quy định về QLNH cần thực hiện theo hướng chú trọng tới quản lý dòng vốn đầu tư ra nước ngoài thay vì kiểm soát các thủ tục hành chính về

ngoại hối như hiện nay, bởi vì Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển, nguồn lực còn hạn chế và cần cân đối giữa việc đầu tư trong nước với đầu tư ra nước ngoài, hạn chế nguồn vốn chảy ra bên ngoài. Bên cạnh đó, dòng vốn đi vào quốc gia cũng

cần chú ý, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI cần phải cân nhắc đến hiệu quả sử

dụng vốn, tránh những hệ lụy và ảnh hưởng khôn lường, nhất là trong giai đoạn chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang rất căng thẳng như hiện nay. Trong thu hút

chẽ, coi trọng sự phát triển bền vững. Trong quản lý hoạt động vay, trả nợ nước

ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, cần quy định chặt chẽ về mức vay nợ nước

ngoài đểđảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Mặt khác, theo quy định hiện hành, chỉ

những khoản vay nước ngoài trung, dài hạn mới phải thực hiện đăng ký với NHNN, các khoản vay ngắn hạn nước ngoài không phải thực hiện đăng ký, việc theo dõi, quản lý đối với các khoản vay ngắn hạn rất thụ động, NHNN Chi nhánh thực hiện nhập số liệu, thông tin về khoản vay, về bên đi vay khi nhận được thông báo của NHNN, xảy ra tình trạng số liệu và thông tin không đảm bảo khớp nhau về mặt thời

gian, thường là chậm hơn rất nhiều so với thời điểm phát sinh nợ, do đó, kiến nghị

NHNN nghiên cứu biện pháp quản lý đối với các khoản vay ngắn hạn nước ngoài. - Nghiên cứu ban hành quy định nhằm tăng cường các giải pháp thu hút ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, thu hút kiều hối tạo động lực phát triển kinh tế, kiên

định triển khai các giải pháp hạn chế tình trạng đô la hóa, tiến tới xóa bỏ thị trường chợ đen trong mua bán trao đổi ngoại tệ. Việc mở rộng mạng lưới chỉ trả, thu đổi ngoại tệ ngoài hệ thống ngân hàng cần phải được xem xét, đánh giá lại về hiệu quả

và những vấn đề rủi ro phát sinh trong thực tế. Trong khi mạng lưới các phòng giao dịch, chi nhánh Ngân hàng đang từng ngày phủ khắp các địa phương, phát triển sâu rộng về các vùng miền đất nước, việc phát triển các điểm chi trả, thu đổi ngoại tệ

ngoài ngân hàng là không cần thiết. Thay vào đó, cần nghiên cứu triển khai các biện pháp hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, phát triển các điều kiện cần thiết tốt nhất thực hiện chi trả, thu đổi, mua bán ngoại tệ tại hệ thống các ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của dân chúng, trừ những khu vực đặc thù như khu vực biên giới, cửa khẩu, sân bay, bến cảng. Hoặc nghiên cứu, ban hành các quy định, biện pháp kiểm soát mạng

lưới của các đại lý chi trả ngoại tệ, tránh tình trạng mở tràn lan, rất dễ xảy ra tình trạng mua bán ngoại tệ trái phép, dẫn đến việc nguồn ngoại tệ bị tuồn ra thị trường chợ đen, làm ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách ngoại hối và làm giảm hiệu quả của việc thực hiện chính sách tỷ giá của NHNN trong trường hợp cần thiết.

- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mới nhằm quản lý và ngăn chặn các hoạt động Ngoại hối bất hợp pháp hiện nay, các hoạt động sử dụng tiền ảo, tổ

biên giới bất hợp pháp.

- Hiện nay, hoạt động vay trả nợ nước ngoài đã được theo dõi, quản lý trên

Trang điện tử của NHNN, mặc dù vẫn còn tình trạng xảy ra lỗi, nhưng đã làm cho

hoạt động quản lý này trở nên thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả hơn rất nhiều từ Trung ương đến địa phương. Việc truy cập, theo dõi, thống kê, kiểm soát đăng ký

các khoản vay trung dài hạn trở nên dễ dàng, trực quan, chủđộng, tiết kiệm chi phí và thời gian hơn nhiều so với trước đây. Do đó, trong thời gian tới, đề nghị

NHNNbên cạnh việc hoàn thiện trang điện tử cần tiếp tục nghiên cứu, áp dụng việc quản lý tương tự với các hoạt động ngoại hối khác như hoạt động đầu tư ra nước ngoài, hoạt động chi trả, đổi ngoại tệ hay hoạt động sản xuất kinh doanh vàng, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động này.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về QLNH, kết nối với các

NHTM để nắm rõ hoạt động ngoại hối cuả các NHTM, kết nối hệ thống thông tin, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, Ngành nhằm kiểm soát tốt dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn, trung, dài hạn, tiến tới tinh gọn các thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian trong giải quyết các thủ tục hành chính, kịp thời nắm bắt và kiểm soát hoạt động

đầu tư ra nước ngoài. Đông thờiđưa ra những cảnh báo sớm của các giao dịch ngoại hối ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tiền tệ Quốc gia từđó có những chính sách, giải

Tác giả đã căn cứ vào thực trạng hoạt động QLNH ở NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã được nêu ra phân tích ở Chương II, định hướng cho công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang thời gian tới để đưa ra những giải pháp để

hoàn thiện công tác QLNH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Bên cạnh đó qua thực tế công việc, những bất hợp lý trong các văn bản quy phạm pháp luật về QLNH cũng được đưa ra bằng cách kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, với NHNN Việt Nam nên có hành động cụ thểđể tạo ra một môi trường hoạt động an toàn hiệu quả, hạn chế rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Đồng thời cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, với NHNN Việt Nam cần xây dựng một hành lang pháp lý đồng bộ, toàn diện, rõ ràng minh bạch đểcơ quan quản

lý cũng như các đối tượng quản lý thực hiện có hiệu quả, tránh được những sai phạm không đáng có.

Quản lý ngoại hối là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN Việt Nam.NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang quản lý ở cấp địa phương, nó có

vai trò quan trọng trong bối cảnh dòng vốn đầu tư đang đổ về Bắc Giang ngày một nhiều.

Trên cơ sơ vận dụng các phương pháp như hệ thống hóa, so sánh, phân tích,

đánh giá tổng hợp quá trình phát triển hoạt động QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cụ thể:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết chung về Ngoại hối và QLNH, hệ thống cơ sở lý luận về QLNH của NHNN từ đó làm cơ sở để phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)