Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 60 - 66)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

2.1.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An Nghệ An

2.1.3.1. Quy mô nguồnvốn thu hút vào các KCN tính đến hết năm 2020

Bám sát chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ Anđã chủ động, quyết liệt, tập trung cao độ trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, mà trọng tâm trong là công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách về bảng giá đất, tăng khả năng tiếp cận đất đai, cơ chế chính sách về hỗ trợ đầu tư, góp phần tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn cho các Nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đến tìm hiểu và đầu tư tại Nghệ An.

Đến hết năm 2020, trên địa bàn các KKT, KCN có 251 dự án đầu tư còn hiệu lực.

Trong đó, có 203 dự án đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư 44.574 tỷ đồng; 48 dự án

đầu tư FDI với tổng mức đầu tư 1.09 tỷ USD.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thu hút vốn đầu tư tại KKT Đông Nam và các KCN Nghệ An

Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam

Nếu tính từ khi thành lập tại Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 của

Thủ tướng Chính phủ, quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An được ban

hành tại Quyết định số 21/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tướng Chính phủcho tới

khi tahy đổi quy hoạch theo Quyết định số 67/2014/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung

một thời gian tuy không dài mà các KCN đã thu hút được số lượng dự án đáng kể, lượng vốn đăng kí nhiều và lượng vốn thực hiện chiếm tỉ lệ tương đối cao.

Bảng 2.3: Số lượng các dự án thu hút vốn đầu tư phân theo KCN tính đến 31/12/2020 TT Tên Khu công

nghiệp

Chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng Diện tích (ha) Năm cấp phép Năm điều chỉnh Tổng số dự án Tổng vốn đăng ký Tỷ lệ lấp đầy

1 Khu công nghiệp Bắc Vinh

Cty CP đầu tư và PT KCN Bắc Vinh - Tổng

thầu Lilama

60 1998 1999 29 2,386 95%

2 Khu công Nghiệp Nam Cấm

Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng Nghệ An

327 2004 2010 116 27,330 85%

3 Khu công nghiệp

Thọ Lộc Đang kêu gọi 850 2009 2012 3 239 7% 4 Khu công nghiệp

Hoàng Mai I&II

Công ty CP Hoàng

Thịnh Đạt 600 2009 2014 19 2,989 10% 5 Khu công nghiệp

Đông Hồi

Công ty TNHH Vietnam Investment

Partners

600 2010 2014 24 15,851 68%

6 Khu công nghiệp

Tân Kỳ Đang kêu gọi 600 2011 - 2 300 2%

7 Khu công nghiệp

Sông Dinh Đang kêu gọi 300 2011 - 3 420 3% 8 Khu công nghiệp

Nghĩa Đàn

Công ty CP Lâm

Nghiệp Tháng 5 200 2012 - 7 2,500 52% 9 Khu công Nghiệp

VSIP

Công ty TNHH VSIP

Nghệ An 750 2015 - 33 13,092 31% 10 Khu công nghiệp

WHA ZONE 1

CÔNG TY WHA INDUSTRIAL DEVELOPMENT

498 2018 - 15 3,901 29%

11 Khu công nghiệp

Tri Lễ Đang kêu gọi 200 2019 - 4 900 13%

Tổng 4,985 251 69,008 27%

Nguồn:Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam

Lũy kế đến hết năm 2020, KKT Đông Nam, các KCN tỉnh Nghệ An có 251 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 69.008,4 tỷđồng. Trong đó: 48 dự án FDI với tổng vốn đầu

tư đăng ký 907,47 triệu USD và 203 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư

43.249,82 tỷđồng và tỷ lệ lấp đầy KCN ở mức 27%.Trong đó có 7/11 khu công nghiệp đã

chủđầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, 4/11 khu công nghiệp đang

kêu gọi đầu tư. Chỉ tính riêng các KCN có chủ đầu tư đã thu hút 243 dự án với tổng vốn gần 68 ngàn tỷđồng chiếm đến 97% số dự án và 98.5% số vốn đầu tư tại các KCN trên địa bàn tinh. Có thể thấy rõ vai trò của các chủ đầu tư tại các KCN về việc thu hút các dự án

đầu tư với các dựán đầu tư thứ cấp.

Bảng 2.4: Tổng hợp dự án và vốn đầu tư mới, điều chỉnh giai đoạn năm 2018-2020

Năm Tổng số dự án mới Số dự án đăng ký Số dự án điều chỉnh

Tổng vốn đầu tư đăng ký và điều chỉnh

Trong

nước ngoài Nước Tổng Trong nước ngoài Nước

2018 14 9 5 2 3,700 1,211 2,489

2019 22 15 7 2 8,174 1,498 6,676

2020 24 15 9 17 14,289 6,013 8,276

Tổng 60 39 21 21 26,163 8,722 17,441

Nguồn: Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư tỉnh Nghệ An

Giai đoạn 2018-2020, số lượng dự án đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ

An có tổng 81 dựán, trong đó có 60 dự án đăng ký mới, 21 dự án điều chỉnh luôn duy trì sự ổn định trung bình là 23 dự án/năm và số lượng vốn trung bình là 8612 ngàn tỷ đồng/năm. Có thể thấy trong giai đoạn này số dựán đăng ký mới chiếm gần tổng 25% tổng số dự án từnăm 1998 và vốn đầu tư thu hút chiếm đến 40% tổng vốn lũy kếđến hết năm

2020. Cụ thể:

Năm 2019, các KCN, với việc liên tục cải thiện môi trường đầu tư các KKT, KCN trên địa bàn Tỉnh tiếp tục được các nhà đầu tư quan tâm và lập dự án đầu tư kinh doanh. Kết quả, năm 2019 các KCN, KKT trên địa bàn đã thu hút được 22 dự án đầu tư; trong đó 15 dự án đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1.498 tỷ đồng và 7 dự án dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với vốn đầu tư đăng ký đạt 288,983 triệu USD tăng 120% so với năm 2018.

Năm 2020, Tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 24 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 5.413,8 tỷđồng (trong đó: 15 dự án trong nước 1.613,7 tỷđồng và 09 dự án FDI 164,5 triệu USD). Điều chỉnh tăng vốn 17 dự án, vốn đầu tư tăng thêm 8.876,2 tỷ đồng (trong đó: 6 dự án trong nước, tăng vốn 4.399,8 tỷđồng; 10 dự án FDI tăng vốn 193,78 triệu USD). Chấm dứt hoạt động 06 dự án do không triển khai hoặc triển khai chậm tiến

độ. Như vật tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh tăng thêm đạt 14.289,2 tỷ đồng/KH 10.000 - 15.000 tỷđồng, hoàn thành kế hoạch thu hút vốn đầu tư năm 2020, tăng 75,8% so

với cùng kỳnăm 2019. Một số dự án quy mô lớn được cấp mới năm 2020 như: Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị linh kiện điện tử Goertek (100 triệu USD), Dự án Merry -Luxshare (40 triệu USD), Dự án Cảng thủy nội địa Quỳnh Lộc và dịch vụ hậu cần nghề cá (415 tỷ đồng), Dự án tổ hợp sản phẩm cơ khí CPT (306 tỷđồng). Một số dự án điều chỉnh tăng

vốn: Dự án khu du lịch sinh thái Bãi Lữ (tăng vốn 1.730 tỷ đồng), Dự án Nhà máy gỗ

MDF Tri Lễ (tăng vốn 818 tỷ đồng), Dự án Khu resort Bắc Đảo Lan Châu (tăng vốn 886,5 tỷ đồng), Dự án Trung tâm công nghiệp thực phẩm Masan MB (tăng vốn 655 tỷ đồng), Dựán KCN VSIP (tăng vốn 81,57 triệu USD, tương đương 1.854,8 tỷđồng), Dự

án Luxshare - ICT (tăng vốn 70 triệu USD, tương đương 1.631 tỷđồng).

Đến nay, Ban đang tiếp tục hỗ trợ thủ tục cấp phép đầu tư cho các dựán như: Dự án Nhà máy sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử tại KCN VSIP của Everwin USA, LLC (200 triệu USD), Dự án Nhà máy sản xuất và lắp ráp vỏ máy tính tại KCN Hoàng Mai 1 của Tập

đoàn Ju Teng Đài Loan (200 triệu USD),..

Bảng 2.5: Tiến độ thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh TT Tên Khu công nghiệp Tổng số dự án Tổng vốn đăng ký Số dự án triển khai và hoàn

thành Tổng vốn thực hiện Tổng vốn chưa thực hiện hoặc ngừng

1 Khu công nghiệp Bắc Vinh 29 2,386 25 1,602 784 2 Khu công Nghiệp Nam

Cấm 116 27,330 101 24,597 2,733

3 Khu công nghiệp Thọ Lộc 3 239 1 100 139

4 Khu công nghiệp Hoàng

Mai I&II 19 2,989 14 789 2,200

5 Khu công nghiệp Đông

Hồi 24 15,851 14 9,914 5,937

6 Khu công nghiệp Tân Kỳ 2 300 1 25 275

7 Khu công nghiệp Sông

Dinh 3 420 1 103 317

8 Khu công nghiệp Nghĩa

Đàn 7 2,500 7 800 1,700

9 Khu công Nghiệp VSIP 33 13,092 20 5,104 7,988 10 Khu công nghiệp WHA

ZONE 1 15 3,901 8 362 3,539

11 Khu công nghiệp Tri Lễ 4 900 2 270 630

Tổng 251 69,908 194 43,666 26,242

Tính đến ngày 31/12/2020 tổng số vốn đã thực hiện tại các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 43.666 tỷđồng chiếm tỷ lệ 62% sốlượng vốn đầu tư đăng ký, trong đó KCN

Nam Cấm có tỷ lệ thực hiện cao nhất với 24.597 tỷ đồng đạt 90% số vốn đầu tư đã thực hiện trên KCN của tỉnh. Trong khi đó, KCN Tân Kỳ và tổng số vốn đầu tư được thực hiện thấp nguyên nhân đang trong quá trình tìm kiếm kêu gọi chủ đầu tư và xây dựng cơ sỏ hạ

tầng đáp ứng dự án.

2.1.3.2. Cơ cấu nguồn vốn theo chủđầu tư tại các khu công nghiệp

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn chủ đầu tư theo dự án và vốn đầu tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Nguồn:Ban quản lý Khu kinh tếĐông Nam

Có thể thấy Tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài chỉ ở mức 19% (48 dự án trên tổng 251 dựán) nhưng tỷ trọng chiếm đến 36% tổng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp.

Trong đó chỉ mới có 7/11 dựán có thu hút được vốn đầu tư nước ngoài nguyên nhân chủ

yếu do tiến độ thực hiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ KCN chậm ảnh hưởng đến việc triển khai cũng như thu hút vốn đầu tư tại các KCN này.

Trong số các dự án, có 15 dự án có vốn đầu tư từ 1.000 tỷđồng trở lên, 11 dự án từ

500 – 1.000 tỷđồng. Có 17 nước và vùng lãnh thổ vào đầu tư tại Hà Tĩnh, bao gồm: Đài

Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức, Anh, Brunei, Úc, Mỹ, Thái Lan, Philipine, Lào, Trung Quốc; Seychelles, Cộng hòa Séc, Singapore, Hồng Kông và Samoa. Đầu tư nước

ngoài đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nghệ An. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

TỶ TRỌNG DỰ ÁN THEO CHỦ ĐẦU TƯ TẠI CÁC KCN

Nước ngoài Trong nước

Đầu tư trực tiếp nước ngoài dần thúc đẩy kinh tế tỉnh Nghệ An phát triển và thực hiện đúng đường lối đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư. Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, đây là một lợi thế để

NghệAn thu hút các nhà đầu tư tiềm năng và mở rộng thịtrường.

2.1.3.3. Thu hút vốn đầu tư vào các KCN theo lĩnh vực sản xuấttại địa bàn tỉnh Nghệ An

Xét vềcơ cầu đầu tư, trong tổng số 251 dự án đầu tưđang triển khai thực hiện trên

địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, có tới 79 dựán đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm tới 84,04% tổng dựán đầu tư vào toàn tỉnh. Nếu xét riêng ngành công nghiệp, các dự

án chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ như dệt, may, chế biến khoáng sản, nông lâm sản và một số lĩnh vực khác như chế biến thực phẩm, sản xuất dụng cụ y tế, sản xuất thiết bịđiện…

Đối với các KCN, CCN tập trung trên địa bàn tỉnh, cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực sản xuất công nghiệp được thống kê theo bảng sau:

Bảng 2.6: Kết quả thu hút vốn đầu tư vào KCN theo lĩnh vực sản xuất trên địabàn tỉnh Nghệ An

TT Lĩnh vực sản xuất công nghiệp Số DN Tỷ lệ (%)

1 Gia công may mặc, dệt, thêu 86 34,09

2 Sản xuất nhựa 34 13,63 3 Sản xuất bao bì 51 20,45 4 Hóa chất 11 4,54 5 Thiết bị y tế 11 4,54 6 Thức ăn gia súc 6 2,27 7 Cao su 11 4,54

8 Linh kiện điện tử 23 9,09

9 Chế biến gỗ 17 6,81

Tổng 251 100

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tếĐông Nam

Qua bảng số liệu thống kê ở bảng trên, ta nhận thấy rằng, lĩnh vực gia công may mặc, dệt, thêu vẫn là lĩnh vực chiếm ưu thế trong thu hút FDI vào KCN. Các dự án đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động phổ thông, công nghiệp có

công nghệ không cao.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 60 - 66)