Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển các KCN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 104 - 107)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển các KCN

Rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các địa phương để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với phát triển của Trung ương và của tỉnh Nghệ An. Trên cơ

sởcác các đê trương rà soát, bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực, địa giới hành chính,

không gian đô thị... một cách đồng bộ và phù hợp, không để lạc hậu, chồng chéo trong quá trình phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư gắn với bảo đảm bền vững

môi trường sinh thái.

Xây dựng chi tiết các ngành, lĩnh vực, nhất là các vùng kinh tế, KCN và đô thị mới

theo hướng mởđể có thể bổsung, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển.

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch không chỉ là trách nhiện của tỉnh, của huyện và của ngành mà còn là trách nhiệm của các xã, phường, thị trấn và của toàn dân.

Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải theo

hướng công khai, dân chủ, mở rộng đối tượng tham gia góp ý kiến và phản biện quy hoạch,

tăng cường chỉđạo quản lý thực hiện đúng quy hoạch.

- Để phát triển KCN có hiệu quả, việc phát triển KCN phải đồng bộ và gắn bó chặt chẽ với xây dựng và phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật chung của địa phương như

hệ thống giao thông, bưu chính viễn thông, nhà máy nước sạch, điện, giải quyết các vấn đề môi trường, khu dân cư, các công trình phúc lợi công cộng, các vấn đề xã hội khác... mà

những công trình đó là tạo tiền đề phát triển vùng và hình thành các đô thị công nghiệp. Việc phát triển KCN cần được xem xét một cách kỹ lưỡng trên cơ sở đánh giá khả năng

phát triển hạ tầng nói chung và khả năng thu hút vốn đầu tư. Phân bố và hình thành các KCN phải đạt hiệu quả cao và bền vững xét trên cảphương diện kinh tế, xã hội, tự nhiên

và môi trường. Nhìn chung, phần lớn những nguyên tắc nêu ra còn nguyên giá trị, chỉ cần bổ sung một sốthay đổi nhỏ cho phù hợp với tình hình mới:

+ Có khảnăng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có hiệu quả, có đất để mở rộng. Quy mô KCN và quy mô xí nghiệp công nghiệp phải phù hợp với đặc điểm công nghệ

chính gắn với điều kiện kết cấu hạ tầng.

+ Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối thuận tiện, có cự ly vận tải thích hợp cả nguyên liệu và sản phẩm.

+ Có khảnăng đáp ứng nhu cầu vềlao động với chi phí tiền lương thích hợp. + Sử dụng đất hợp lý, có dự trữđất để phát triển ở những nơi có điều kiện.

+ Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các KCN với quy hoạch đô thị và phân bốdân cư.

- Phát triển KCN cần tính đến lợi thế so sánh của từng vùng và yêu cầu phát triển của khu vực, tạo nên thế mạnh, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Quy hoạch phát triển KCN phải gắn chặt chẽ với quy hoạch vùng, quy hoạch các công trình hạ tầng kỹ

thuật và xã hội. Các vấn đề như quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch ngành, nghề đầu tư vào KCN, xử lý chất thải, hạ tầng xã hội... là những vấn đề rất quan trọng, nếu không giải quyết tốt sẽ hạn chế tác dụng của KCN, thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng vềlâu dài. Ngược lại, quy hoạch phát triển KT-XH vùng, lãnh thổ và các địa phương cũng

phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KCN trên phạm vi cả nước để xây dựng các phương

án phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và phát triển KT-XH nói chung trên địa bàn cho phù hợp, hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lắp... không hiệu quả.

Trong thời gian tới, ngoài KKT Đông Nam cần phát triển thêm một số KCN nhằm thu hút các ngành công nghiệp có khảnăng phát huy lợi thế cạnh tranh của tỉnh, chiếm lĩnh

thịtrường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da-giầy, điện tử-tin học, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng; thu hút vốn đầu tư vào

công nghiệp nặng như cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng... với bước đi hợp lý, phù hợp với

điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả; tạo điều kiện để phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện

tử, tựđộng hoá. Trong thời gian tới sớm hình thành một số KCN vừa và nhỏđể phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụnông thôn. Có chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào các KCN.

- Phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt. Quy hoạch KCN được lập trên cơ sở những điều kiện khả thi về xây dựng hạ tầng, khả năng thu hút vốn đầu tư, xu hướng phát triển các đô thị công nghiệp.

Thường xuyên theo dõi, đánh giá các KCN đã được thành lập. Căn cứ tình hình triển khai thực tế của các KCN đã được thành lập, UBND tỉnh chủđộng đề xuất phương án xử lý đối với các KCN theo các hướng sau:

+ Trường hợp KCN triển khai thuận lợi (thu hút vốn đầu tư tốt, triển khai xây dựng hạ tầng theo đúng tiến độ) và khu vực còn quỹđất để phát triển, ngoài việc hoàn thiện cơ

sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có thể xem xét việc mở rộng KCN.

+ Đối với các KCN gặp khó khăn trong quá trình triển khai, cần tập trung giải quyết

các vướng mắc để tiếp tục triển khai. Nếu KCN không triển khai được do chủđầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng KCN thiếu năng lực hoặc có những khó khăn khác thì kiến nghị với Thủtướng Chính phủthay đổi chủđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. Trường hợp KCN không có triển vọng phát triển, cần kiên quyết xem xét rút giấy phép đầu tư, quyết định phê duyệt dự án hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.

- Công khai hóa quy hoạch phát triển KCN. Quy hoạch phát triển KCN sau khi được duyệt phải được công bố rộng rãi để các cấp chính quyền và nhân dân thực hiện, để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Công khai hoá quy hoạch phát triển KCN sẽ

gặp phải một số trở ngại sau:

+ Tính pháp lý của quy hoạch, Nhà nước phải chịu trách nhiệm trong các thời hạn nhất định, sựthay đổi quy hoạch có bồi thường thiệt hại.

+ Tính nhạy cảm của dân chúng ngoài hàng rào KCN sẽcó xu hướng tràn về và vào

đất quy hoạch để hy vọng được bồi thường trong tương lai. + Quản lý quy hoạch cụ thểvà đồng bộhơn.

Do đó Nhà nước sớm ban hành Văn bản quy phạm pháp luật về Quản lý quy hoạch

Công tác lập quy hoạch gắn với liên hệ vùng và khảnăng liên kết kinh tế, rà soát đưa

ra khỏi danh mục những KCN có lợi thếso sánh kém, đề xuất bổ sung những KCN mới có lợi thế so sánh tốt và thuận lợi trong triển khai.

Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội tỉnh NghệAn cũng như cơ hội kết nối với các

địa phương khác trong vùng kinh tế và phát triển hạ tầng cơ sở. Từ đó kết nối các KCN theo quy hoạch đã duyệt; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng đa dạng hóa, chuyên nghiệp hơn; Xây dựng, triển khai đồng bộ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ

doanh nghiệp chuyển giao công nghệ. Đồng thời, cùng với nhà đầu tư tiến hành truyền

thông cho KCN, thu hút các đối tác chiến lược và các nhà đầu tư lớn đểđảm bảo tính bền vững cho phát triển KCN.

3.2.3. Nhóm chính sách về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trang 104 - 107)