Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Nam (Trang 88 - 97)

*Nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng

Để thẩm định chính xác thì yêu cầu số liệu và thông tin trong hồ sơ phải trung thực và các bƣớc đánh giá phải tuân theo quy trình trong tín dụng. Vì vậy rất cần nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng và cụ thể là của cán bộ tín dụng.

Ngoài các thông tin do khách hàng cung cấp thì các nguồn thông tin khác cũng rất quan trọng, trợ giúp cho cán bộ ngân hàng trong quá trình thẩm định, đánh giá cho vay. Hiện nay ngân hàng Nhà nƣớc đã có trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhƣng thông tin vẫn còn hạn chế, mức độ cập nhật thông tin chƣa cao.

Để việc thẩm định, đánh giá đƣợc chính xác hơn, Agribank Hà Nam cần thành lập bộ phận tƣ vấn thông tin tín dụng.

Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là:

- Thu thập và lƣu giữ thông tin về các khách hàng vay vốn: tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản hiện có, quá trình quan hệ ngân hàng,…

- Thu thập và phân tích các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Tƣ vấn pháp luật, công nghệ, kỹ thuật cho bộ phận tín dụng.

môn nghiệp vụ, có khả năng phân tích những biến động của thị trƣờng. Những

thông tin do bộ phận này cung cấp, kết hợp với những thông tin cán bộ tín dụng thu nhập đƣợc sẽ giúp nâng cao tính chính xác của quá trình thẩm định, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng.

* Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Thực hiện phân tích và thẩm định rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này sẽ giúp

cho Agribank Hà Nam có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lƣợng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của khách hàng để nhận thấy những rủi ro của khách hàng, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý, nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với Chi nhánh.

Tuy nhiên, mỗi khách hàng không chỉ vay tại một ngân hàng mà còn có thể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại ngân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó, bên cạnh việc định ra giới hạn tín dụng cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dƣ nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.

Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng đến phân tích định lƣợng, lƣợng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với

phân tích định tính (phân tích môi trƣờng vĩ mô, vi mô, lịch sử quan hệ tín dụng với Chi nhánh,…) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của Chi nhánh. Nỗ lực xác định giới hạn hợp lý sẽ giúp cho

Agribank Hà Nam luôn ở thế chủ động và có giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

- Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã đƣợc duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của phƣơng án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch, cần tập trung đến tính pháp lý của phƣơng án trên dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trƣờng và khả năng tiêu thụ… Đồng thời cần đƣa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và biện pháp xử ký khi những tình huống xấu xảy ra.

- Trong thẩm định các phƣơng án kinh doanh, tình trạng nâng giá trị thực tế để đƣợc vay nhiều hơn khá phổ biến. Điều này đã dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm của khách hàng không cao, đồng thời khi rủi ro xay ra thì khả năng thu hồi đƣợc nợ đã giảm sút. Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản bảo đảm, cần thuê một tổ chức định giá hoặc kiểm toán độc lập, có uy tín để thực hiện việc kiểm toán toàn bộ việc định giá tài sản. Đồng thời, thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc việc chứng minh nguồn vốn tự có của khách hàng tham gia phƣơng án sản xuất kinh doanh, giải ngân đối ứng theo tiến độ.

Để thực hiện tốt quá trình trên, cần phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng nhƣ lãi suất, tỷ lệ vốn tự của khách hàng, các tài sản bảo đảm đểđảm bảo lợi ích thu đƣợc phải tƣơng xứng vơi mức độ rủi ro.

3.3. Kiến ngh

3.3.1. Kiến ngh với Nhà nước

Cần hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp lý, tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho quản lý cho vay KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi. Trong thời gian tới, Nhà nƣớc cần ban hành hệ thống các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại, đồng thời đƣa ra các văn bản hỗ trợ, khuyến

khích đối với NHTM, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ, nhằm bảo vệ

cho quyền lợi của các NHTM phát triển hoạt động này.

Cần phối hợp hoạt động với các NHTM để khối liên minh các ngân hàng vững mạnh, tránh tình trạng hoạt động riêng lẻ, cạnh tranh không lành mạnh, chạy

đua trên thị trƣờng lãi suất huy động vốn vay... cũng nhƣ cần hỗ thông tin tín dụng của khách hàng để hạn chế rủi ro công tác tín dụng, thu hồi nợ, tránh những phi vụ

lừa đảo, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Nhà nƣớc cần có chính sách cụ thể rõ ràng để phát triển ngành chăn nuôi theo hƣớng bền vững, hƣớng tới có thể nâng cao giá trị xuất khẩu,… Đặc biệt, cần

có cơ chế hỗ trợ ngƣời dân trong lĩnh vực chăn nuôi khắc phục khó khăn, vƣợt qua các rủi ro.

3.3.2. Kiến ngh vi Agribank

Thứ nhất, Agribank cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là các sản phẩm cho vay trung hạn có thủ tục đơn giản, thời hạn giải ngân nhanh; các dịch vụ tƣ vấn lập kế

hoạch/phƣơng án sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý dòng tiền; thiết lập

các phƣơng thức kết hợp với các sản phẩm ngân hàng hiện tại nhƣ kết hợp dịch vụ

cho KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi với các dịch vụ ngân hàng.

Thứ hai, xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt dành cho các cá nhân trong lĩnh

vực chăn nuôi. Ngoài các mức lãi suất cho vay thông thƣờng áp dụng với mọi đối

tƣợng khách hàng, Agribank cần thƣờng xuyên nắm bắt thông tin thị trƣờng để đƣa ra các gói vay ƣu đãi lãi suất một cách linh hoạt, phù hợp.

Thứ ba, Agribank xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro, trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng sổ tín dụng,

quy định về đánh giá xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lƣợng tín dụng và xử

lý các khoản nợ xấu.

Thứ , Agribank tiếp tục triển khai công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tiếp cận với những công nghệ hiện đại ở trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế nhằm

đa dạng hóa hình thức tín dụng, nâng cao chất lƣợng và năng lực cạnh tranh.

Thứnăm, Agribank cần tăng cƣờng vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộđối với từng Chi nhánh trực thuộc nhằm chấn chỉnh các hoạt động của Chi nhánh và phải tiến hành thƣờng xuyên, toàn diện để phát hiện rủi ro tiềm ẩn trƣớc, trong và sau khi

cho vay. Ngoài ra, cũng cần chỉ đạo các Chi nhánh có sự phối hợp với nhau, tránh sự cạnh tranh nội bộ không lành mạnh.

Thứ sáu, Agribank phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả chƣơng trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lƣợng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 của luận văn đã đƣa ra phƣơng hƣớng và mục tiêu quản lý cho vay

khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Nam.

Nhằm khắc phục những hạn chế trong thực trạng, chƣơng 3 đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh

vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Nam tới năm 2025.

KẾT LUẬN

Quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của ngân hàng

thƣơng mại là sựtác động liên tục, có tổ chức, có định hƣớng của các cấp quản lý

đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân thông qua chính sách, quy định, hƣớng dẫn nhằm tạo ra môi trƣờng, điều kiện thuận lợi phát triển cho vay trong lĩnh vực

chăn nuôi nhƣng vẫn đảm bảo các mục tiêu tăng trƣởng, lợi nhuận, hạn chế rủi ro của ngân hàng thƣơng mại.

Là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các năm qua, Agribank đã có nhiều biện pháp mở rộng cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi,

góp phần nâng cao thu nhập, mức sống của ngƣời lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Luận văn đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi của các NHTM. Trong đó, luận văn tập trung làm rõ quan niệm, nội dung quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực

chăn nuôi của các NHTM và các nhân tốảnh hƣởng.

Trên cơ sở lý luận, luận văn đã đi sâu đánh giá thực trạng quản lý cho vay

khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Nam. Từ đó, luận văn rút ra những

đánh giá thành công, hạn chế trong công tác này.

Trên cơ sởphƣơng hƣớng hoạt động của Chi nhánh và thực trạng đánh giá ở chƣơng 2, luận văn đi sâu đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý cho

vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.

1. B i Đình Dạo (2017), Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bảo Lộc, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2. Hồ Diệu (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, HàNội.

3. Lâm Chí Dũng (2011), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Phan Thị Thu Hà (2007), ngân hàng thƣơng mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

5. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, NXB Giao thông vận tải Hà Nội.

6. Nguyễn Thanh Hà (2016), Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng

TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam –Chi nhánh Sơn Tây, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Hàng hải.

7. Nguyễn Thị Hằng (2020), Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân đội – Hội Sở, luận văn thạc sỹ, Đại học Thƣơng mại.

8. Lê Thị Thu Hậu (2019), “Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Sơn La” luận văn thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế trƣờng Đại học Thƣơng Mại, Hà Nội.

9. Trần Huy Hoàng (2011), Quản Trị ngân hàng Thƣơng Mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

10. Vì A Hợp (2017), “Quản lý cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ”; Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.

11. Nguyễn Hữu Hƣng (20120), Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thị xã Quảng

Yên, tỉnh Quảng Ninh, luận văn thạc sỹ, Đại học Thƣơng mại.

12. Trần Phú Hƣng (2015), Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Vietcombank Chi nhánh Láng Hạ, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Khắc Kiên (2017), Quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Thƣơng mại.

14. Nguyễn Khắc Kiên (2017), Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á châu, luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Thƣơng Mại.

15. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

16. Dƣơng Nhật Linh (2016), “Mở rộng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bắc Giang” Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.

17. Lâm Quang Minh (2015), Hƣớng dẫn thẩm định tín dụng và xử lý các rủi ro vay và cho vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị M i (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

19. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Nam

(các năm), Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2018, 2019, 2020

20. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2016), Quản lý cho vay tại ngân hàng Hợp tác - Chi

nhánh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (2013), Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày

21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Hà Nội.

18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 02/2013/TT-

NHNN ngày 21/01/2013, ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Hà Nội.

23. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2014), Thông tƣ số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014: Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Hà Nội.

24. Ngân hàng Nhà nƣớc (2016), Thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN ngày

30/12/2016, Quy định về cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Minh Phƣơng (2015), Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Thăng Long.

26. Quốc hội (2010), Luật ngân hàng Nhà nƣớc số 46/2010/QH12, Hà Nội.

27. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.

28. Lê Văn Tề (2009), Nghiệp vụ ngân hàng Thƣơng mại, NXB Thống kê, Hà Nội 29. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình ngân hàng Thƣơng mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Ngọc Thu (2016), Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý cho vay khách hàng cá nhân trong lĩnh vực chăn nuôi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Nam (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)