DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN
HOẠT ĐỘNG 1 - PHÁT THANH MĂNG NON
A. Công tác chuẩn bị:
1. Cơ sở vật chất:
Vì không mang tính chuyên nghiệp nên hệ thống phát thanh được đặt lên hàng ưu tiên. Bên cạnh một số phương tiện sẵn có của nhà trường như máy phóng thanh kèm theo các dụng cụ bổ trợ, như: micro, dây điện, loa, bảng đen cần mua thêm một số đĩa nhạc nội dung PTTNBM & VLCN, bút, giấy, vở.... Việc sử dụng các dụng cụ bổ trợ này tùy thuộc vào hình thức thiết kế các hoạt động của nhóm biên tập chương trình. Phòng phát thanh: dùng phòng Truyền thống của Đội để làm phòng phát thanh.
2. Cộng tác viên:
• Cộng tác viên viết bài là các thành viên trong Hội đồng Sư phạm nhà trường đồng thời cũng là các Đoàn viên trong nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm lớp, hội cựu chiến binh, lực lượng công an, quân sự địa phương.
• Cộng tác viên đọc tin là Đội tuyên truyền măng non của Liên đội (chọn học sinh lớp 4, 5 có khả năng đọc tin bài một cách rõ ràng, diễn đạt tốt).
• Cộng tác viên phụ trách âm thanh, văn nghệ là Ban Văn nghệ tập thể liên đội và phải có sự hỗ trợ của giáo viên dạy âm nhạc trong nhà trường.
3. Ban biên tập:
TPT Đội là người chủ động chọn và lên chương trình cho phù hợp. Tổng phụ trách đội phối hợp với các tổ chức trong nhà trường, phân công trách nhiệm về nội dung cho Ban biên tập. Tất cả các nội dung, chương trình trước khi phát thanh đều phải được Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt.
4. Thời gian và địa điểm
• Địa điểm: Để thực hiện chương trình một cách chủ động và hợp lí nhất thì địa điểm tốt nhất là phòng truyền thống Đội.
• Thời gian:
ü Phát thanh một tuần một lần vào một buổi cố định trong tuần.
B. Cách thực hiện:
Có 2 cách để thực hiện chương trình này:
• Ghi âm qua đĩa CD sau đó phát lên loa phóng thanh.
• Phát thanh trực tiếp.