A. Sau van tiết lưu có bám tuyết. B. Sau van tiết lưu không có tuyết. C. Trước van tiết lưu có tuyết. D. Đường hút có tuyết bám.
Câu 427. Khi van tiết lưu bị tắc, cần phải tháo chi tiết nào?
A. Phin lọc của van. B. Van tiết lưu. C. Kim van tiết lưu. D. Phin sấy lọc.
Câu 428. Xử lý van tiết lưu bị tắc ẩm như thế nào đúng nhất?
A. Thay hút ẩm. B. Thay tiết lưu.
C. Làm nóng van tiết lưu. D. Làm nóng phin lọc ẩm.
Câu 429. Với hệ thống lạnh âm, biểu hiện nào cho biết van tiết lưu bị tắc?
A. Trên thân van tiết lưu có tuyết bám. B. Dàn bay hơi không có tuyết bám. C. Sau van tiết lưu có tuyết bám. D. Trước van tiết lưu có tuyết bám.
Câu 430. Khi thay van tiết lưu của hãng Danfoss, nếu cần độ mở lớn hơn van cũ thì phải làm gì?
B. Thay thân van số lớn hơn. C. Thay van tiết lưu số lớn hơn. D. Làm nhỏ kim van.
Câu 431. Vị trí lắp đầu cảm biến của van tiết lưu trong hệ thống lạnh công nghiệp thế nào là đúng?
A. Hai bên thân ống. B. Phía trên ống. C. Phía dưới ống.
D. Không quy định vị trí.
Câu 432. Vị trí lắp đầu cảm biến của van tiết lưu ảnh hưởng trực tiếp đến thông số nào?
A. Áp suất hút. B. Áp suất nén. C. Áp suất dầu.
D. Nhiệt độ buồng lạnh.
Câu 433. Khi đầu cảm biến của van tiết lưu nhiệt bị thủng, kết luận nào sau đây đúng?
A. Van luôn luôn mở. B. Van luôn luôn đóng.
C. Van đóng mở không chính xác.
D. Giữ nguyên trạng thái tại thời điểm thủng đầu cảm biến.
Câu 434. Cách nào sau đây để kiểm tra tình trạng hộp xếp của van tiết lưu?
A. Tháo van ra khỏi hệ thống, kiểm tra trạng thái của van. B. Tháo van ra khỏi hệ thống, nhúng van vào nước. C. Tháo hộp xếp, quan sát.
D. Tháo và nhúng hộp xếp vào nước.
Câu 435. Khi van tiết lưu bị thủng hộp xếp, cách xử lý nào kinh tế nhất?
A. Thay van mới. B. Thay ruột van. C. Hàn lại hộp xếp. D. Thay hộp xếp.
Câu 436. Sau khi thay van tiết lưu cách nào sau đây để loại bỏ khí?
A. Hút chân không từ van chặn trước tiết lưu đến van chặn sau tiết lưu. B. Mở van chăn trước tiết lưu để xả khí ở van xả khí của dàn bay hơi. C. Hút chân không đoạn ống từ tiết lưu đến máy nén.
D. Hút chân không toàn bộ hệ thống.
Câu 437. Thao tác nào sau đây đúng khi thay van tiết lưu?
A. Đóng van chặn trước tiết lưu, rút gas, đóng van chặn hút. B. Cắt điện van điện từ cấp dịch, rút gas, đóng van chặn hút. C. Đóng van chặn trước và sau tiết lưu.
D. Cắt điện van điện từ cấp dịch, đóng van chặn hút.
Câu 438. Khi thay van tiết lưu ta phải chú ý thông số nào?
A. Loại môi chất. B. Kích thước của van. C. Giá trị nhiệt độ của van. D. Hãng sản xuất.
Câu 439. Van tiết lưu được lắp như thế nào là tốt nhất?
A. Gần thiết bị bay hơi. B. Bên ngoài phòng lạnh.
C. Trên đoạn ống cấp dịch nằm ngang. D. Trên đoạn ống cấp dịch thẳng đứng.
Câu 440. Với hệ thống lạnh có bình chứa thấp áp, van tiết lưu được lắp ở vị trí nào?
A. Gần bình chứa thấp áp. B. Trong phòng lạnh. C. Gần dàn bay hơi. D. Sau bình chứa thấp áp.
Câu 441. Van tiết lưu dùng trong hệ thống có bình chứa thấp áp là loại van gi?
A. Van tiết lưu tay.
B. Van tiết lưu nhiệt cân bằng trong C. Van tiết lưu điện tử.
D. Van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài.
Câu 442. Khi lắp van tiết lưu, cách cuốn ống cảm biến như thế nào là đúng?
A. Đường kính vòng cuốn lớn hơn 40 mm B. Đường kính vòng cuốn nhỏ hơn 40 mm C. Đường kính vòng cuốn càng lớn càng tốt. D. Đường kính vòng cuốn càng nhỏ càng tốt.
3.20.Sửa chữa các loại bình chứa
Câu 443. Khi sửa chữa bình chứa cao áp bị thủng, cách nào tốt nhất để lấy gas ra khỏi bình chứa?
A. Làm lạnh chai gas.
B. Làm nóng bình chứa cao áp.
C. Để chai gas thấp hơn bình chứa cao áp. D. Dùng máy hút.
Câu 444. Khi hàn bình chứa cao áp bị thủng, quy trình nào đúng nhất?
A. Cô lập bình chứa, xả hết môi chất, mở van xả khí của bình chứa. B. Rút gas ra khỏi bình, cô lập bình chứa.
C. Xả hết môi chất ra khỏi bình, cô lập bình chứa. D. Xả hết môi chất, mở van xả khí của bình chứa.
Câu 445. Khi bình chứa thấp áp bị thủng, cách xử lý nào sau đây đúng?
A. Rút gas về bình chứa cao áp, cô lập bình chứa thấp áp. B. Cô lập bình chứa thấp áp, xả bỏ môi chất.
C. Cô lập bình chứa thấp áp, rút môi chất ra các chai gas. D. Dừng máy, xả bỏ môi chất trong bình.
Câu 446. Sau khi hàn lỗ thủng ở bình chứa cao áp, cách nào để kiểm tra?
A. Bằng thiết bị siêu âm. B. Bằng áp lực.
C. Bằng áp lực và bọt xà phòng. D. Thiết bị siêu âm và bọt xà phòng.
Câu 447. Quy trình nào đúng khi nạp gas cho bình chứa cao áp mới sửa chữa?
A. Hút chân không, nạp gas, chạy máy, nạp gas bổ sung. B. Hút chân không, chạy máy, nạp gas.
C. Hút chân không, nạp gas vào bình chứa. D. Xả khí trong bình, chạy máy, nạp gas.
Câu 448. Quy trình nào đúng để vận hành máy sau khi sửa chữa bình chứa thấp áp?
A. Hút chân không, kiểm tra tình trạng van, chạy máy. B. Hút chân không, nạp gas, chạy máy.
C. Hút chân không, chạy máy, kiểm tra rò rỉ. D. Hút chân không, chạy máy, kiểm tra lượng gas.
Câu 449. Cụm chi tiết nào sau đây đúng với bình chứa thấp áp?
A. Rơ le mức lỏng, van điện từ, van tiết lưu tay. B. Van điện từ, van tiết lưu nhiệt, phin lọc.
C. Van an toàn, van tiết lưu nhiệt, rơ le mức lỏng. D. Van tiết lưu phao, rơ-le mức lỏng, phin sấy lọc.
Câu 450 Biểu hiện nào đúng với sự cố van điện từ ở bình chứa thấp áp không đóng?
A. Tuyết bám trên rơle mức lỏng cao. B. Không có tuyết ở thiết bị bay hơi. C. Áp suất hút giảm thấp.