3.11.Phân tích nguyên nhân hư hỏng

Một phần của tài liệu Đề cương trắc nghiệm tốt nghiệp nghề điện lạnh (Trang 57 - 62)

dừng máy nhằm mục đích gì?

A. Không cho gas vào máy nén. B. Không cho dầu vào máy nén. C. Không cho gas vào thiết bị bay hơi. D. Giữ gas trong thiết bị bay hơi.

Câu 338. Trong quy trình khởi động máy nén hở, van chặn đường hút được thao tác như thế nào là đúng?

A. Mở từ từ theo áp suất hút. B. Mở chậm.

C. Mở nhanh.

D. Mở nhanh theo áp suất hút.

Câu 339. Thông tin nào sau đây cần quan tâm khi hệ thống lạnh bị sự cố áp suất hút thấp?

A. Dàn bay hơi bị bẩn. B. Dàn ngưng bị bẩn.

C. Nhiệt độ môi trường tăng. D. Quạt dàn ngưng.

Câu 340. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến áp suất nén của hệ thống tăng?

A. Quạt dàn ngưng hỏng. B. Quạt dàn bay hơi hỏng.

C. Nhiệt độ buồng lạnh đạt yêu cầu. D. Thiếu gas.

Câu 341. Với Máy nén Pittông hở có bơm dầu, khi áp suất hút giảm thì giá trị áp suất dầu trên đồng hồ thay đổi như thế nào?

A. Giảm. B. Tăng. C. Không đổi.

D. Tăng, giảm liên tục.

Câu 342. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến áp suất hút của hệ thống giảm?

A. Dàn bay hơi có tuyết bám. B. Dàn ngưng có khí không ngưng. C. Thừa gas.

D. Thiếu gas.

Câu 343. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến áp suất hút của hệ thống tăng?

A. Van tiết lưu mở lớn. B. Van cấp dịch mở lớn.

C. Nhiệt độ buồng lạnh đạt yêu cầu. D. Van tiết lưu mở nhỏ.

Câu 344. Khi hệ thống lạnh công nghiệp có khí không ngưng sẽ gây nên sự cố gì?

A. Áp suất nén cao. B. Áp suất dầu cao. C. Áp suất hút cao. D. Áp suất hút thấp.

Câu 345. Vị trí nào sau đây không thể nạp gas vào hệ thống lạnh ?

A. Đường vào dàn ngưng. B. Đường vào dàn bay hơi. C. Đường vào máy nén. D. Trước van tiết lưu.

Câu 346. Trong hệ thống lạnh công nghiệp có mấy vị trí nạp gas bổ sung?

A. Ba. B. Hai. C. Một. D. Bốn.

Câu 347. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hệ thống lạnh dương, gas R22 có khí không ngưng?

A. Sai quy trình nạp gas. B. Sai quy trình xả tuyết. C. Hệ thống bị rò rỉ. D. Sai quy trình xả dầu.

Câu 348. Khí không ngưng ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống lạnh ?

A. Nhiệt độ máy nén tăng. B. Nhiệt độ máy nén giảm. C. Nhiệt độ dàn ngưng giảm. D. Nhiệt độ buồng lạnh tăng.

Câu 349. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hệ thống lạnh dương có tuyết bám ở dàn bay hơi?

A. Thiếu gas. B. Thừa gas.

C. Phòng lạnh bị hở. D. Van tiết lưu mở lớn.

Câu 350. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hệ thống lạnh bị sự cố ngập dịch?

A. Thừa gas ở dàn bay hơi. B. Thừa gas ở dàn ngưng. C. Thừa gas ở bình chứa cao áp. D. Thừa gas ở bình chứa thấp áp.

Câu 351. Có bao nhiêu vị trí nạp dầu cho máy nén Pittông hở?

A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.

Câu 352. Với hệ thống lạnh công nghiệp, quy trình dừng máy thực hiện như thế nào là đúng tuần tự?

A. Rút gas, dừng máy, đóng van chặn hút. B. Đóng van chặn hút, rút gas, dừng máy. C. Rút gas, đóng van chặn hút, dừng máy. D. Dừng máy, đóng van chặn hút.

Câu 353. Khi quạt dàn ngưng bị hỏng sẽ gây nên sự cố gì?

B. Áp suất hút tăng. C. Áp suất nén giảm. D. Áp suất hút giảm.

Câu 354. Khi trong dàn ngưng có nhiều dầu, hệ thống lạnh bị sự cố gì?

A. Nhiệt độ nén tăng. B. Nhiệt độ nén giảm. C. Áp suất hút tăng. D. Áp suất hút giảm.

Câu 355. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, hệ thống lạnh bị sự cố gì?

A. Áp suất nén tăng. B. Áp suất hút tăng. C. Áp suất nén giảm. D. Áp suất hút giảm.

Câu 356. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hệ thống lạnh âm có tuyết bám nhiều ở dàn bay hơi?

A. Phòng lạnh bị hở. B. Thiếu gas.

C. Thừa gas.

D. Nhiệt độ buồng lạnh đạt yêu cầu.

Câu 357. Khi quạt dàn bay hơi hỏng sẽ gây nên sự cố gì?

A. Áp suất hút giảm. B. Áp suất hút tăng. C. Áp suất nén tăng. D. Áp suất dầu giảm.

Câu 358. Biểu hiện nào sau đây cho biết trong hệ thống lạnh có khí không ngưng?

A. Kim trên đồng hồ áp suất cao dao động. B. Áp suất nén tăng.

C. Áp suất nén giảm. D. Dàn ngưng nóng.

Câu 359. Để xả khí không ngưng với hệ thống lạnh Freon, quy trình nào sau đây là đúng tuần tự?

A. Rút gas, dừng máy nén, dừng quạt giải nhiệt, mở nhỏ van xả khí. B. Rút gas, dừng quạt giải nhiệt, dừng máy nén, mở nhỏ van xả khí. C. Rút gas, dừng quạt giải nhiệt, dừng máy nén, mở lớn van xả khí. D. Dừng máy, dừng quạt giải nhiệt, mở nhỏ van xả khí.

Câu 360. Khi đường cân bằng áp ở dàn ngưng bị tắc, hệ thống lạnh xảy ra sự cố gì?

A. Áp suất nén tăng. B. Áp suất nén giảm. C. Áp suất hút giảm. D. Áp suất hút tăng.

Câu 361. Khi phin lọc đường lỏng bị tắc, biểu hiện trên hệ thống lạnh là gì?

A. Áp suất hút giảm.

B. Dàn bay hơi có tuyết bám.

C. Van chặn đường hút có tuyết bám. D. Áp suất nén giảm.

Câu 362. Khi phin lọc đường hút của hệ thống lạnh âm bị tắc, biểu hiện trên hệ thống là gì?

A. Phía trên van chặn hút có tuyết bám.

B. Phía trên van chặn hút không có tuyết bám. C. Dàn bay hơi có tuyết bám.

D. Phía dưới van chặn hút có tuyết bám.

Câu 363. Khi van Bypass bị hở, biểu hiện trên hệ thống là gì?

A. Áp suất hút tăng, áp suất nén giảm. B. Áp suất hút giảm, áp suất nén tăng. C. Áp suất hút tăng, áp suất nén tăng. D. Áp suất của hệ thống không thay đổi

Câu 364. Để đảm bảo an toàn trong quá trình mở nắp máy nén, thao tác nào sau đây đúng?

A. Mở van xả khí dưới van chặn nén. B. Mở van xả khí dưới van chặn hút. C. Mở van xả khí trên thiết bị ngưng tụ. D. Mở van xả khí trên bình tách dầu.

Câu 365. Khi máy nén Pitông bị hở Xécmăng, biểu hiện trên hệ thống là gì?

A. Áp suất hút tăng, áp suất nén giảm. B. Áp suất hút giảm, áp suất nén tăng. C. Áp suất hút tăng, áp suất nén tăng. D. Áp suất của hệ thống không thay đổi.

Câu 366. Biểu hiện của sự cố áp suất dầu với máy nén pitông là ?

A. Áp suất hút không đổi, áp suất dầu giảm. B. Áp suất hút giảm, áp suất dầu giảm.

C. Áp suất hút tăng, áp suất dầu tăng. D. Áp suất dầu giảm.

3.12.Lập quy trình sửa chữa, thay thế

Một phần của tài liệu Đề cương trắc nghiệm tốt nghiệp nghề điện lạnh (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w