Tổng quan nghiên cứu về ứng phó với stress trong học tập

Một phần của tài liệu Báo cáo ứng phó với stress trong học tập của sinh viên (Trang 27 - 31)

Việc so sánh kết quả của những nghiên cứu trước đây vềứng phó với stress trong học tập ở sinh viên gặp nhiều khó khăn do các nghiên cứu sử dụng những thang đo ứng phó khác nhau với các cách phân loại khác nhau. Tuy nhiên cách phân loại phổ biến nhất vẫn

là chia ứng phó thành ứng phó tập trung vào vấn đề, ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó né tránh. Trong đó, ứng phó tập trung vào vấn đề thường bao gồm lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, tìm kiếm chỗ dựa xã hội về mặt phương tiện. Ứng phó tập trung vào cảm xúc gồm chấp nhận, hài hước, bộc lộ cảm xúc, tìm đến tôn giáo, tìm kiếm chỗ dựa xã hội về mặt cảm xúc, suy nghĩ tích cực, và tự đổ lỗi. Ứng phó né tránh gồm chối bỏ, sao nhãng, hành vi tách khỏi, và sử dụng chất.

Sinh viên thường sử dụng nhiều chiến lược ứng phó khác nhau, thay vì chỉ sử dụng một chiến lược ứng phó nhất định. Nhiều nghiên cứu cho thấy giữa các chiến lược ứng phó có tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức độ trung bình hoặc mạnh. Chẳng hạn nghiên cứu của Renk và Eskola (2007) cho thấy có tương quan mạnh giữa ứng phó tập trung vào vấn đề và ứng phó tập trung vào cảm xúc; có tương quan trung bình giữa ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó né tránh. Trong nghiên cứu của Zhang, Wang, Xia, Liu, và Jung (2012), ứng phó chủ động và ứng phó bị động có tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức độ yếu. Một số nghiên cứu theo chiều dọc cho thấy có sựthay đổi trong cách ứng phó của sinh viên. Trong nghiên cứu của Fornés-Vives, Garcia-Banda, Frias-Navarro, & Rosales-Viladrich (2016), mức độ ứng phó tập trung vào vấn đề của sinh viên tăng lên giữa hai lần đo lường. Nghiên cứu của Carver và Scheier (1994), và của Folkman và Lazarus (1985) cũng cho thấy chiến lược ứng phó của sinh viên đối với kỳ kiểm tra thay đổi trước, trong và sau tình huống gây căng thẳng. Như vậy, sinh viên không chỉ sử dụng phối hợp nhiều chiến lược ứng phó trong cùng một thời điểm mà còn thay đổi các cách ứng phó theo thời gian.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy các chiến lược ứng phó thường được sinh viên sử dụng khi đối mặt với những tình huống gây stress trong cuộc sống và học tập là các

chiến lược tập trung vào vấn đề hay ứng phó chủđộng (Ben-Zur, 2012; Larijani & Besharat, 2010; Lo, 2002; Renk & Eskola, 2007; Shdaifat, Jamama, & AlAmer, 2018). Nghiên cứu của Renk và Eskola (2007) cho thấy chỉ có các chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề mới có khả năng dự báo có ý nghĩa thống kê mức độ stress liên quan đến học tập của sinh viên. Các nhà nghiên cứu này lập luận rằng kết quả đó chứng tỏ sinh viên coi ứng phó tập trung vào vấn đề là cách tốt nhất để đối phó với stress liên quan đến học tập. Nghiên cứu của Ben-Zur (2012), và Shdaifat và c.s. (2018) cũng cho kết quảtương tự, trong đó cách ứng phó có tần suất sử dụng cao nhất là giải quyết vấn đề. Cách ứng phó chính của sinh viên ngành y tá là giải quyết vấn đề, theo sau đó là suy nghĩ tích cực và kiềm chế (McCarthy và c.s., 2018). Các kết quả này phù hợp với quan điểm cho rằng khi cá nhân đánh giá tình huống gây stress là có thể thay đổi được thì cách ứng phó mà cá nhân thường sử dụng sẽ là tập trung vào giải quyết vấn đề (Shields, 2001). Những nguồn gây stress mà sinh viên gặp phải trong học tập thường là những vấn đề có thể giải quyết được nhờ nỗ lực, chẳng hạn như điểm số không như mong muốn, thiếu tài liệu học tập, hay mâu thuẫn trong làm việc nhóm. Với những tình huống như vậy, thay vì né tránh hoặc chối bỏ, sinh viên thường có đủ khả năng để lập kế hoạch, sắp xếp thời gian, tìm cách khắc phục, hay tìm kiếm sự trợ giúp từ ai đó để cải thiện tình huống.

Tuy nhiên, cũng có những sự kiện hay tình huống mà sinh viên không thể thay đổi được ngay lập tức, hoặc không bao giờ thay đổi được, buộc sinh viên phải ứng phó theo những chiến lược khác, cụ thể là tập trung vào cảm xúc hoặc tránh né (Brougham, Zail, Mendoza, & Miller, 2009; Fornés-Vives và c.s., 2016; Phil và c.s., 2001; Zhang và c.s., 2012). Struthers và c.s. (2000) cho rằng khi sinh viên đánh giá một tình huống là không thể

kiểm soát, thì chiến lược ứng phó của họ ít tập trung vào vấn đềhơn. Chẳng hạn kết quả nghiên cứu của Phil và c.s. (2001) đã chỉ ra sinh viên Hàn Quốc thường ứng phó bằng cách suy nghĩ tích cực, sao nhãng, và nói chuyện với người khác. Nghiên của Brougham và c.s. (2009) tiến hành với một nhóm sinh viên Mỹ cho thấy chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc được sử dụng nhiều hơn chiến lược tập trung vào vấn đề. Họ sử dụng các chiến lược ứng phó như tìm kiếm chỗ dựa xã hội về mặt cảm xúc, tự trừng phạt, né trách, hoặc chấp nhận. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các vấn đề mà nhóm sinh viên này thường gặp phải chủ yếu liên quan đến các mối quan hệ xã hội (như chia tay người yêu, khó khăn với bạn cùng phòng, hay đối phó với những người bất lịch sự) hoặc những rắc rối thường ngày (như kẹt xe, thức dậy muộn, hay không có chỗ đỗ xe). Những vấn đề này thường buộc cá nhân phải chấp nhận hay thay đổi cảm xúc của mình hơn là giải quyết vấn đề. Mặt khác, việc các sinh viên sử dụng những chiến lược ứng phó như sao nhãng, suy nghĩ tích cực, và thay đổi nhận thức cũng có thể là nhằm để ổn định cảm xúc trước khi tìm cách thay đổi tình huống.

Do còn thiếu các nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu chiến lược ứng phó với stress trong học tập của sinh viên, các kết quả từ những nghiên cứu tìm hiểu ứng phó nói chung như vậy có thể không phản ánh được cách phản ứng của sinh viên trước những khó khăn trong học tập mà họ không thể vượt qua được. Mặt khác, phần lớn các nghiên cứu về ứng phó với stress trên thế giới thường được tiến hành với nhóm khách thể là sinh viên ngành y nên việc suy rộng ra những nhóm khách thể khác còn hạn chế. Mặc dù còn nhiều kết quả không đồng nhất, nhìn chung, sinh viên thường sử dụng các chiến lược ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề và ít sử dụng những chiến lược ứng phó mang tính tiêu cực như né

tránh, chối bỏhay mong ước. Sinh viên cũng sử dụng các chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc nhưng không thường xuyên như các chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề.

Một phần của tài liệu Báo cáo ứng phó với stress trong học tập của sinh viên (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)