Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG về CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 71 - 73)

Trong tiến trình phát triển thị trường dịch vụ NHĐT cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng nói chung ở Việt Nam, các NHTM cần có sự hỗ trợ rất lớn từ Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ chuyên môn, đâu tư cơ sở hạ tâng kỹ thuật cũng như việc tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ cho các giao dịch NHĐT.

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đây đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ NHĐT trong đó cần sớm ban hành các quy định điêu chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động triển khai và thanh toán đặc biệt là việc tranh chấp, rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến đổi mới công nghệ thông tin cũng rất cần được chú trọng.

Một trong những giải pháp trước mắt là ngân hàng Nhà nước cần ban hành thống nhất một số quy định về thanh toán hàng hoá như quy định về phí, cam kết người bán không tính phí người mua hàng ... để các ngân hàng thương mại cạnh tranh lành mạnh trong thanh toán điện tử.

Đưa ra định hướng là lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ thanh toán điện tử để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung.

Ngân hàng nhà nước cần đẩy nhanh việc phối hợp với các cơ quan truyền thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước phối hợp tích cực với Bộ công an, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố để có các biện pháp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hàng phòng chống tội phạm trong hoạt động kinh doanh NHĐT, đảm bảo an ninh mạng, các thông tin mật khẩu khách hàng giao dịch qua mạng viễn thông và Internet, bảo vệ quyền lợi của khách hàng và giảm thiểu tổn thất cho các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng nhà nước phối hợp với Bộ công thương trong việc định hướng các công ty cung ứng hàng hoá, dịch vụ phối hợp với các ngân hàng thương mại phát triển mạnh loại hình mua bán hàng hoá qua mạng với việc sử dụng thanh toán điện tử của các ngân hàng thương mại theo hướng giá cả phù hợp.

Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho dịch vụ NHĐT. Ngân hàng nhà nước phối hợp với các ngân hàng thương mại, lập chương trình khảo sát và thực tập tại các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn cho các cán bộ lập chính sách của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như: thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác.

Huy động nguồn vốn trong nước, quốc tế để đầu tư, nâng cấp phát triển các hệ thống thanh toán cũng như phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Đẩy mạnh tiến trình hợp nhất, kết nối các thanh toán đơn lẻ thành một hệ thống nhất để tạo tiện ích gia tăng cho khách hàng và giảm thiểu chi phí đầu tư máy móc thiết bị công nghệ.

Kết nối thanh toán giữa các ngân hàng thông qua mạng viễn thông và Internet cho phép một khách hàng có thể sử dụng nhiều sản phẩm tiện ích của các ngân hàng khách nhau.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG về CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)