4.1. Các quan điểm hoàn thiện chính sách về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ngƣời ở Việt Nam hiện nay cơ thể ngƣời ở Việt Nam hiện nay
Một là, hoàn thiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN cần giải quyết được vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN đang đặt ra hiện nay.
Khác với các loại công cụ quản lý khác nhƣ chiến lƣợc, kế hoạch của nhà nƣớc là những chƣơng trình hành động tổng quát bao quát một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế - xă hội, đặc điểm của chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là chúng đƣợc đề ra và đƣợc thực hiện nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN đang đặt ra trong đời sống xã hội theo những mục tiêu xác định. Nó chỉ xuất hiện khi đã tồn tại hoặc có nguy cơ chắc chắn xuất hiện một vấn đề cần giải quyết. Ở các quốc gia trên thế giới, chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ra đời trong bối cảnh bệnh nhân suy mô, BPCTN giai đoạn cuối có số lƣợng lớn, đang ngày càng gia tăng và kỹ thuật lấy, ghép mô, BPCTN đã trở thành một phƣơng pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân suy mô, BPCTN ở giai đoạn cuối. Vì vậy, mục tiêu chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN là nhằm đáp ứng yêu cầu chữa bệnh, chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho những bệnh nhận suy mô, BPCTN ở giai đoạn cuối thông qua việc hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Đây chính là mục tiêu tổng quát của chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở các quốc gia trên thế giới.
Ở Việt nam hiện nay, vấn đề chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN có thể xuất phát từ hai vấn đề nảy sinh trong xã hội: sự thiếu hụt nguồn mô, bộ phận cơ thể để ghép và chi phí ghép mô, BPCTN quá cao. Sự thiếu hụt nguồn mô, BPCTN dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hƣởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Chi phí ghép cao sẽ hạn chế số ngƣời đƣợc ghép mô, BPCTN, đặc biệt là những gia đình bệnh nhân nghèo dù có mô, tạng phù hợp để ghép. Việc
126
hoàn thiện chính sách hiến lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay là nhằm giải quyết đƣợc những vấn đề đặt ra về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN hiện nay.
Hai là, chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN phải được hoàn thiện cả nội dung chính sách và thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN
Ở Chƣơng 2, tác giả đã đề cập đến khái niệm chính sách sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN đƣợc thể hiện thông qua một chuỗi các quyết định và một chuỗi các hoạt động.
Chuỗi các quyết định đó phản ánh nội dung chính sách về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN. Để xác định nội dung của chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở một quốc gia nào đó phải tập hợp đƣợc các văn bản pháp luật, từ Hiến pháp, luật các văn bản dƣới luật về hiến, lấy, ghép mô, BPCTN; tập hợp các bài phát biểu, ngƣời đứng đầu các cơ quan nhà nƣớc… Nếu chính sách chỉ là những dự định, dù đƣợc ghi thành văn bản th ì nó vẫn chƣa phải là một chính sách. Vì vậy, chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN còn phải bao gồm các hành vi thực hiện những dự định nói trên và đƣa lại những kết quả thực tế. Việc hoàn thiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN bao gồm hoàn thiện về mặt nội dung chính sách và hoàn thiện việc thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN.
Mặt khác, ở chƣơng 3, tác giả đã đánh giá thực trạng chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay về cả mặt nội dung và tổ chức thực hiện chính sách. Về nội dung chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện vẫn chƣa đƣợc quy định đầy đủ và hợp lý. Còn về tổ chức thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN tuy về cơ bản đã thực hiện đầy đủ các bƣớc trong quy trình thực hiện chính sách nhƣng ở từng bƣớc của quy trình vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, việc hoàn thiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay yêu cầu phải hoàn thiện cả nội dung và tổ chức thực hiện chính sách.
Ba là, hoàn thiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của thế giới
Ở Việt Nam, chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN đƣợc chính thức ban hành từ năm 2006 trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCTN và hiến, lấy xác. Tuy
127
nhiên, chính sách cũng nhƣ pháp luật về vấn đề này vẫn còn những hạn chế, tồn tại, trong khi nhu cầu về hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể nƣớc ta ngày càng tăng, đòi hòi phải nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa chính sách, pháp luật về vấn đề này. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu chính sách pháp luật và kinh nghiệm nƣớc ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay.
Về pháp luật quốc gia nhiều nƣớc cũng xây dựng hành lang pháp lý về vấn đề này từ rất sớm, tiêu biểu nhƣ: Anh năm 1961, Đan Mạch năm 1975, Hy Lạp 1983. Tại các nƣớc Châu Á từ 1959 đến nay nhiều nƣớc nhƣ Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippin đã có quy định pháp luật cho phép tiến hành lấy mô, BPCTN từ ngƣời chết não để ghép… Tuy nhiên, bằng những nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn, tác giả nhận thấy chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN của Hoa Kỳ đƣợc đánh giá là chính sách hiện đại, minh bạch, đƣợc xã hội hóa rộng rãi và áp dụng hiệu quả bậc nhất trên thế giới, đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới học tập, áp dụng hoặc làm nền tảng cho việc ứng dụng cho quốc gia đó. Để có đƣợc hệ thống chính sách này, những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nhà khoa học, chuyên gia thống kê, ngƣời bệnh và công chúng đã trao đổi, thảo luận với nhau để giải quyết vấn đề chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN, nhằm tăng số lƣợng bệnh nhân đƣợc ghép và giảm số ngƣời chết trong ở danh sách chờ ghép. Chính vì nhƣ vậy, tác giả luận án đã lựa chọn Hoa Kỳ làm mô hình nghiên cứu và học hỏi cho việc xây dựng và thực hiện chính sách hiến, lấy, ghép mô, BPCTN ở Việt Nam hiện nay.