HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TÁI ĐÀN

Một phần của tài liệu SO TAY CHAN NUOI HEO THIT VA CAC HUONG DAN, QUY TRINH (Trang 81 - 83)

1. Một số lưu ý trước khi tái đàn

- Đảm bảo các điều kiện để tái đàn

+ Đảm bảo thời gian trống chuồng ít nhất là 40 ngày kể từ khi xông Formalin.

+ Trước khi thả heo 1 tuần kiểm tra lại toàn bộ chuồng trại, máng ăn, núm uống…

+ Trước khi thả heo 3 ngày thì phun sát trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi và xung quanh trại ngày 1 lần bằng Salcurb liều 1/200.

+ Kiểm soát thức ăn, thiết bị, đồ ăn của công nhân… - Thời gian cần thiết để thực hiện tái đàn

Qua thực tế ở Việt Nam và Trung Quốc thấy rằng cần tối thiểu 6-8 tuần để tái đàn sau dịch.

+ Tùy chọn 1: Trống chuồng 40 ngày (Sau khi đã hoàn thành tiêu độc khử trùng) và thêm 30-45 ngày cách li theo dõi (yêu cầu kết quả XN huyết thanh âm tính với ASF)

+ Tùy chọn 2: (Trong điều kiện đặc thù cho phép)

o Nhập heo tái đàn sau khi trống chuồng 6 tháng mà không cần giai đoạn cách li theo dõi

o Tất cả heo mới nhập phải đảm bảo từ khu vực an toàn dịch ASF và kết quả xét nghiệm huyết thanh âm tính với virus ASF.

o Việc tái đàn chỉ nên thực hiện trong phạm vi tối đa 20 ngày

2. Các bước nhập heo vào trại

a. Bước 1: Chuẩn bị con giống

- Cần kiểm tra kĩ nguồn cung cấp giống heo – Vì đây có thể là nguyên nhân làm trại nổ dịch ASF trở lại:

- Tình trạng trại heo giống từ trại cấp: Đảm bảo 100% không có virus lưu hành trong đàn (theo dõi bằng thời gian ủ bệnh và kiểm tra huyết thanh), lấy mẫu kiểm tra 3 ngày trước khi chuyển heo.

+ Lấy mẫu kiểm tra tất cả các loại heo trong trại cấp: Lấy ngẫu nhiên mỗi nhóm heo 5 mẫu (Nái bầu, nái đẻ, heo con theo mẹ, đực giống) mix thành 1 mẫu chạy RT - PCR: ASF, PRRS, CSF… (xét nghiệm nội bộ)

+ Đối tượng heo chuyển: Heo cai hoặc hậu bị thì lấy ngẫu nhiên nhóm heo chuyển 30 mẫu máu, mix 5 mẫu chạy RT – PCR: ASF, PRRS, CSF…(xét nghiệm nội bộ)

+ Kết hợp lấy mẫu xét nghiệm ASF làm thủ tục kiểm dịch theo qui định của cơ quan thú y (từ 3 – 6 mẫu gộp)

- Trước khi chuyển heo phải tách lọc heo theo từng nhóm tuổi, cân nặng và đủ số lương dự kiến chuyển. Tuyệt đối không đuổi thừa số lượng heo định chuyển theo kế hoạch.

- Khi nhập heo thì tiến hành nhập đủ cho từng chuồng và cả trại từ 1 – 2 nguồn heo cùng dịch tễ. Tuyệt đối không nhập heo nhiều lần và từ nhiều nguồn dịch tễ khác nhau.

b. Bước 2: Vận chuyển heo

- Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo vệ sinh, sát trùng theo đúng qui định công ty đã ban hành

- Phải bố trí xe vận chuyển tăng bo từ cầu cân ra vị trí trung chuyển cách trại tối thiểu 1km. Vệ sinh, sát trùng xe tăng bo sau mỗi chuyến vận chuyển. - Khi đủ lượng heo của 1 chuyến cho xe chạy thẳng 1 lộ trình, tuyệt đối không

dừng nghỉ dọc đường.

- Theo dõi đinh vị mỗi chuyến vận chuyển, đối với hậu bị giống phải bố trí người áp tải cho từng chuyến.

- Nhập đủ heo 1 lần, không tiến hành nhập heo nhiều lần, ngắt quãng. c. Bước 3: Tiếp nhận và chăm sóc heo tại trại nhận

- Khi xe vận chuyển heo đến trại nhận thực hiện phun sát trùng bên ngoài xe theo quy định bằng thuốc sát trùng Salcurb liều 1/200. Phun tắm heo bằng Salcurb liều 1/1000 sau đó đuổi heo vào chuồng theo đúng nhóm tuổi, cân nặng.

- Chăm sóc và nuôi dưỡng heo theo quy trình của công ty.

- Tuyệt đối không buông nước máng ở máng vầy, tiến hành xả máng vầy 3 – 4 lần/ngày bằng nước đã pha Salcurb liều 1/1000.

- Sau 21 ngày nhập heo tiến hành lấy mỗi chuồng ngẫu nhiên 30 mẫu gộp làm 3 mẫu chạy PCR kiểm tra ASF.

+ Nếu âm tính tiến hành chăm sóc theo quy trình bình thường + Nếu dương tính

- Sàng lọc và loại bỏ heo ở các ô, các chuồng dương tính và tiến hành xử lý chuồng trại.

- Phải đánh giá (xét nghiệm) chuồng sau khi xử lí bằng cách nhập heo con cai sữa (đảm bảo chắc chắn âm tính với ASF) nuôi thử trong 3 - 4 tuần. Nếu không có biểu hiện ASF mới cho hập heo giống

- Nhập heo giống 5% - 10% trên tổng qui mô đàn.

- Sau 30 - 45 ngày nhập về cần theo dõi diễn biến lâm sàng và tiến hành làm xét nghiệm ASF, nếu âm tính thì thực hiện tái đàn 100%

3. Một số nguyên nhân tái đàn thất bại

a. Do virus cũ trong trại

- Một số sai lầm trong qui trình tiêu độc/khử trùng

- Hiểu không chính xác giai đoạn nuôi theo dõi cách ly (Thời gian ủ bệnh kéo dài, không biểu hiện lâm sàng rõ và không xét nghiệm huyết thanh)

- Quá vội vàng trong quá trình tái đàn (Nhập heo về trại quá sớm, không đủ thời gian yêu cầu tối thiểu)

b. Do virus mới xâm nhập vào trại:

- Chưa phân tích kĩ các nguyên nhân virus mới xâm nhập vào trại.

- Nguy cơ do yếu tố địa lý: Lưu lượng vận chuyển heo qua địa bàn cao, mật đô heo trong khu vực quá cao, nhiều trại nuôi nhỏ lẻ, áp lực bệnh vẫn còn lớn. - Hệ thống trại cũ chưa cải thiện và khắc phục những thiếu sót về ATSH bên

ngoài trại (hệ thống sát trùng tại cổng, hàng rào vật ý

- Thiếu sót trong việc cải thiện ATSH trong trại sau dịch: con người, phương tiện, nguồn nước và thức ăn, các động vật trung gian truyền bệnh: Chuột, ruồi muỗi, chim hoang….

Một phần của tài liệu SO TAY CHAN NUOI HEO THIT VA CAC HUONG DAN, QUY TRINH (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w