NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP 4

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển kỹ năng tự học của sinh viên ngành thương mại điện tử, trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh trong thời kỳ cách mạng 4 0 p3 (Trang 34 - 35)

Cuộc cách mạng 4.0 đang làm thay đổi mọi mặt hoạt động của con người và tác động sâu sắc và dẫn tới phân hóa thị trường lao động đối với tất cả ngành nghề trong xã hội, đặc biệt ngành thương mại điện tử. Theo tác giả Nguyễn Hoài Anh và Ao Thu Hoài (2010): “ Thương mại điện tử là hình thức thực hiện, quản lý và điều hành kinh doanh thương mại của các thành viên trên thị trường đang được phát triển mạnh trên thế giới thông qua và với sự trợ giúp của các phương tiện điện tử, vi tính, công nghệ thông tin và mạng truyền thông”.

Hình thành và phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học đối với người giảng viên trong các trường đại học. Bởi vì kỹ năng tự học là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo. Là con đường tối ưu để giúp sinh viên TMĐT khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm, khẳng định được giá trị cá nhân, góp phần đưa nền kinh tế nước ta tiến kịp các nước trong khu vực và thế giới.

Ngày 30/12/2012: Bộ GD & ĐT quyết định chấp thuận việc thành lập ngành TMĐT của trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh. Từ 2013 đến 31 tháng 12/2020, khoa Thương mại –Du lịch trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã tuyển sinh được 8 khóa đại học ngành TMĐT (Khóa 9 đến khóa 16), tổng số sinh viên hiện là: 1.309 sinh viên. Tổng số sinh viên ngành TMDT đã tốt nghiệp (Từ Khóa 9 đến 31/12/2020): 335 sinh viên. Với số lượng cử nhân TMĐT ra trường chưa nhiều sẽ khó đáp ứng yêu cầu của thị trường nhân lực cho các doanh nghiệp có sử dụng, ứng dụng thương mại điện tử. Mặt khác sinh viên TMĐT khi tốt nghiệp tự đánh giá là vẫn còn yếu kỹ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn xã hội và yêu cầu của ngành TMĐT đặt ra, phải mất một số năm đào luyện trong môi trường thực tế mới có thể thích nghi. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu giúp chất lượng nguồn nhân lực ngành TMĐT ngày càng phát triển hơn, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của thị trường lao động trong bối cảnh mới.

Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu lý luận về kỹ năng tự học, khảo sát thực trạng phát triển kỹ năng tự học của sinh viên năm 1 và năm 4 ngành TMĐT, trường ĐHCN TP Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 06 biện pháp phát triển kỹ năng tự học của sinh viên ngành TMĐT, trường ĐHCN TP Hồ Chí Minh, đó là: (1) Nâng cao nhận thức, thái độ đối với việc phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên ngành TMĐT; (2)Phát triển

137

kỹ năng thiết lập mục tiêu và kế hoạch thực hiện mục tiêu tự học trên lớp và ngoài lớp; (3)Phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên TMĐT thông qua việc phát triển chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp dạy học; (4)Phát triển kỹ năng tự học trên lớp; (5)Phát triển kỹ năng tự học qua các hoạt động ngoài lớp trường, hoạt động tải nghiệm, thực tế; (6)Phát triển kỹ năng tự học qua nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ.

Kết quả thăm dò ý kiến và khảo nghiệm có thể khẳng định biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho sinh viên ngành TMĐT, trường ĐHCN TP Hồ Chí Minh mà nhóm nghiên cứu đã đề xuất đều có tính cấp thiết và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, đây chỉ mới là kết quả bước đầu, cần phải tiếp tục triển khai và rút kinh nghiệm, điều chỉnh thêm nhằm nâng cao tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp nêu trên để giúp sinh viên TMĐT thích nghi tốt yêu cầu nghề nghiệp trong thời kỳ hội nhập 4.0 hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng và biện pháp phát triển kỹ năng tự học của sinh viên ngành thương mại điện tử, trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh trong thời kỳ cách mạng 4 0 p3 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)